Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Cụ Nguyễn Huy Hòa kể về "cuộc vượt ngục đại quy mô" ở Hỏa Lò 1945

Mời vào QĐND!

Ý kiến của ông Võ Văn Kiệt về việc xuất bản "Chuyện Tướng Độ"

Chú Trần Độ và ông Kiệt có quan hệ thân tình từ những năm ở chiến trường. 5 năm sau ngày mất của chú Độ (2002-2007), nhà văn Võ Bá Cường viết xong cuốn sách này và đi vận động 1 số cán bộ cao cấp ủng hộ việc Nxb Quân đội phát hành tác phẩm này. Ông Kiệt cũng là 1 địa chỉ. Và ông đã trả lời:

Bức thư gửi Trường PTTH Quang Trung, Đồng Xoài


 Tp Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2007


Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng Trường PTTH chuyên Quang Trung,

Thay mặt gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình, nguyên Bí thư chi bộ Phú Riềng Đỏ năm 1930, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nước Việt Nam DCCH tại Nước CHND Trung Hoa (1959-1967), xin gửi lời chào trân trọng đến thầy Hiệu trưởng và tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường!

Ghi chép (KQ)


Chủ nhật 29/10/2006. Về Ãn Thi, Hưng Yên, rủ Nam Hòa và Giang “mù” cùng đi. Đang triển khai việc xây dựng nhà trẻ mang tên cha tại Phúc Tá. Sau đó ra thăm ngôi chùa vừa được xây lại có sự đóng góp của gia đình. Hai em Trung, Minh đã góp mấy ngàn viên gạch lát bậc tam cấp cho chùa chính. Trưa ăn cơm với mấy em con bà cô.

Chiều về đến thăm chú Vũ Thơ. Cô chú rất mừng khi cầm cuốn sách trên tay. Chú kể lại một câu chuyện cảm động:
... Quãng năm 1956-1957. Đang lang thang trên đường Bông Ruộm thì chú gặp một anh bạn từng là cán bộ cấp trung đoàn thời kháng Pháp. Trông anh ta tiều tuỵ, thần sắc bạc nhược. Hỏi ra thì biết gia đình bị “đội” quy là địa chủ. Rất biết anh ta, chú đã nói: “Được rồi, tớ sẽ giúp cậu. Tổng Thanh tra Trần Tử Bình là thủ trưởng của tớ từ ngày hoạt động bí mật ở Ninh Bình. Để tới nói với ông ấy”. Rồi hai anh em chia tay. Nhìn theo cái bóng không hồn của bạn mà không cầm được nước mắt.
Ngay chiều hôm ấy, chú đến tìm cha cháu. Vừa bắt tay ông, chú đã lớn tiếng:
-    Các anh làm thanh tra mà chả ra cái quái gì cả. Dân bị khổ, cán bộ bị oan sai mà anh có biết không?
-    Cái thằng này hay thật, mới gặp đã mắng sa sả! – Cha cháu từ tốn nói - Có chuyện gì nói rõ xem nào?
Rồi chú kể hết về anh bạn bị oan trái. Nghe xong cha cháu nói:
-    Bảo cậu ấy làm cái đơn gửi ngay Thanh tra Chính phủ, trình bày rõ sự việc. Nhớ là phải có xác nhận của đơn vị.
Ba tháng sau khi gửi Thanh tra đơn khiếu nại, chú gặp lại anh bạn. Anh vui vẻ báo tin: “Đâu vào đấy cả rồi. Tổ chức đã xác minh và minh oan cho tớ. Tớ lại về đơn vị cũ làm việc.”
Cha cháu là con người như thế đấy!
 

NHỚ CẬU PHẠM VĂN PHU

Trần Văn Thản

Tiêu Động Thượng quê tôi có nhà thờ Thiên chúa giáo, xây dựng từ năm 1895. Cả thôn có bốn dòng họ Trần, Nguyễn, Lê, Phạm nhưng họ Phạm là lớn nhất. Đây là thôn công giáo toàn tòng. Tôi là cháu họ, gọi ông Phạm Văn Phu là cậu vì ông ngoại chúng tôi - cụ Phạm Văn Giai là anh của cụ Phạm Văn Cống (bố đẻ ra ông Phu). Mẹ chúng tôi - bà Phạm Thị Luộc là chị con bác ruột của ông Phu. Trong gia đình tôi, chị Trần Thị Óng sinh năm 1928, còn tôi là em út (sinh năm 1947).

TÔI ĐƯỢC ÔNG TRẦN TỬ BÌNH CỨU SỐNG

Dương Văn Khái[1] kể
Anh Thy ghi

Tôi sinh năm 1922 tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Khi còn nhỏ được gia đình cho đi học, đến khi kháng chiến bùng nổ thì theo Việt Minh đánh Tây. Năm 1953, trước khi kết thúc chiến tranh, tôi đã được tổ chức phân về công tác tại an toàn khu ở Nghệ An, làm bí thư chi bộ nông trường Bà Triệu[2] (đơn vị kinh tế của Đảng).

Tới thời kì chỉnh đốn sửa sai, năm 1956-1957, có lẽ vì có dính trí thức “tiểu tư sản” mà tôi bị “đội” quy là đảng viên Quốc dân đảng. Bị oan ức nhưng ngày đó dân ta có câu “nhất đội, nhì giời”, nên mọi sự thanh minh đều vô nghĩa. Tôi bị giam và chờ chết. 

ANH BÌNH TRONG THỜI KÌ SỬA SAI

Nguyễn Trung[1]

Chú Trung mắt không nhìn thấy gì nhưng kể như đọc từ sách.
            Quê hương tôi ở xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Gia đình tôi là gia đình điền chủ lớn. Sau năm 1940, phong trào cách mạng ở Phú Thọ được gây dựng lại do các anh Đào Duy Kỳ hoạt động ở Thanh Ba, Phù Ninh; anh Trần Tử Bình ở Cổ Tiết, Ba Triệu và anh Nguyễn Văn Thản, học sinh trường Bưởi, do bị lộ đã lánh về làm gia sư trong gia đình tôi và vận động anh em tôi theo cách mạng. Sau này còn một luồng cách mạng nữa là các anh Ngô Minh Loan, Bình Phương… vượt tù từ Nghĩa Lộ, Sơn La về.