Xuân mới sắp sang. Tết này cha đi xa đã 46 năm. Cũng năm nay tròn 20 năm mẹ đi xa. Xin tổng hợp 1 số hình ảnh của cha mẹ và đồng chí, đồng đội.
Mời xem lại!
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013
Lẽ sống Ông Bình (TTC)
Trước tiền sảnh Công ty TNHH May Thêu T.T.C có một tấm pa-nô rất "khác người", độc đáo. Bất kỳ một ai bước vào Công ty cũng tự hỏi: của ai? tại sao lại treo ở đây? ý nghĩa gì?
Đây chính là lời dạy của Ông Bình, đã nhắn nhủ các con ông lúc sinh thời.
Đây chính là lời dạy của Ông Bình, đã nhắn nhủ các con ông lúc sinh thời.
Giỗ Cha 3 Tết 2002 (14-2-2002)
Cách đây đúng 11 năm, ngày mùng 3 Tết năm 2002 (14-2-2002), các gia đình phía nam đã làm giỗ Cha Bình tại "dinh thự" của Quốc - Vân Anh, 178/2 đường Nguyễn Thượng Hiền (tên cũ). Hôm đó có đông đủ con cháu trong đại gia đình. Có cả chị em cháu Tin bên ngoại (Mẹ Hưng) cũng có mặt.
Đặc biệt nhất là có các cô chú là bạn Cha Mẹ cũng tham dự, chứng kiến con ông Bình, bà Hưng trưởng thành trong cuộc sống mới. Đó là bà Nga - bà ngoại Mý, bà Thắm - bà ngoại Quang, chú Lê Quý Quỳnh (Bí thư Hưng Yên, cùng khỏi nghĩa cướp chính quyền Hưng Yên với Mẹ), cô Thảo và chú Lê Trọng Nghĩa (ủy viên UBKNHN 19/8/1945 cùng cha, là Cục trưởng Cục 2 đầu tiên từ 1950), cô chú NSUT Dương Minh Đẩu, chú Nguyễn Minh Long (con bà Ba Triệu, Phú Thọ - cơ sở của TW và Cha Mẹ), cô chú Nguyễn Thọ Chân (được Cha sưởi ấm khi bị sốt rét 1943).
Đến hôm nay, cô Hương (vợ chú Chân), cô Thảo (vợ chú Nghĩa), chú Quỳnh đã đi xa. Chú Long thì bệnh nặng. Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của đời. Vậy mà vẫn bùi ngùi thương nhớ.
Thông báo đặc biệt (Thắng Lợi)
Thân gửi: Chú Quốc, cô Vân Anh, bé Mý
Chiều hôm qua, ngay 20/1/2013, cô Vá nhà 99 đã lên chức Mẹ của đoàn chó 4 con, nhưng ko rõ "Bố" là ai (do thỉnh thoảng cổng mở, Vá ta lọt ra ngòai và... kết quả mang bầu và sinh hạ đựơc 4 con bụ bẫm - 2 con đen tuyền, 2 con màu xám). Khoảng 14 ngày nữa sẽ mở mắt. Bác Lợi sẽ chup ành gửi vào cho Mý xem. Cháu thích đặt tên gì cho 4 chú chó con?
Chúc cả nhà khỏe, bình an. Chúc Mý học giỏi, ngoan ngoãn, chóng lớn.
Bác Lợi Nguyệt
Chiều hôm qua, ngay 20/1/2013, cô Vá nhà 99 đã lên chức Mẹ của đoàn chó 4 con, nhưng ko rõ "Bố" là ai (do thỉnh thoảng cổng mở, Vá ta lọt ra ngòai và... kết quả mang bầu và sinh hạ đựơc 4 con bụ bẫm - 2 con đen tuyền, 2 con màu xám). Khoảng 14 ngày nữa sẽ mở mắt. Bác Lợi sẽ chup ành gửi vào cho Mý xem. Cháu thích đặt tên gì cho 4 chú chó con?
Chúc cả nhà khỏe, bình an. Chúc Mý học giỏi, ngoan ngoãn, chóng lớn.
Bác Lợi Nguyệt
Cuộc thi Phiên tòa giả định của Hiệp hội Luật gia Châu Á- Thái Bình Dương (LawAsia Moot Competition) 2012 - Trần Việt Dũng
Trên sân khầu nhận giải. |
Bà Hưng và bà Tâm của nhà ta
Khi Kiến Quốc sinh được vài ngày, cha đã nhờ Hội Việt kiều ở Côn Minh (Vân Nam, TQ) tìm cho 1 phụ nữ lớn tuổi, nhân thân tốt, không có gia đình về giúp mẹ. Bà Tâm theo chồng làm tuyến đường sắt HN- Vân Nam cho Hãng hỏa xa Vân Nam, rồi sang sống ở Côn Minh, thỏa mãn yêu cầu của cha. Vậy là khi Quốc được 14 ngày thì bà về trường Lục quân.
Cha coi bà Tâm như em gái (kém cha 4 tuổi), bà Hưng cũng quý mến bà Tâm; còn trẻ con nhà ta thì coi bà như mẹ đẻ. Bà thay bà Hưng chăm sóc thế hệ con rồi đến thế hệ cháu nhà 99, từ Dũng, Hùng, Trang, Long... (Vậy mà ông Long dám đi giày xăng-đá đá vào ống chân bà. (Nghịch quá!).
Bà con khu tập thể 38 Trần Phú nhớ mãi hình ảnh, đến 4-5 đứa nhà mình, mỗi đứa có 1 "mâm riêng" do bà Tâm chia cho. Đít thì ngồi lên cái ghế gỗ con, trước mặt là cái ghế sắt chiến lợi phẩm làm bàn, trên có bát cơm, bát canh và đĩa nhỏ đựng thức ăn.
Ngày 23/8/1993, bà Hưng đi trước, bà Tâm buồn lắm. Tới chục năm sau, ngày 18/3/2003 bà Tâm mới đi khi qua tuổi 93. Sáng ấy, anh em nhà 99 trong Nam bay ra, kịp mua áo quan, cùng Việt Trung và Tuấn "câm" khâm liệm cho bà. Sáng sau, trước bà con khối phố, bác Chiến đọc điếu văn rồi đưa bà về an nghỉ ở quê hương Quỳnh Côi (nay là Quỳnh Phụ, Thái Bình).
Mời xem lại những kỉ niệm với 2 bà nhà ta.
Cha coi bà Tâm như em gái (kém cha 4 tuổi), bà Hưng cũng quý mến bà Tâm; còn trẻ con nhà ta thì coi bà như mẹ đẻ. Bà thay bà Hưng chăm sóc thế hệ con rồi đến thế hệ cháu nhà 99, từ Dũng, Hùng, Trang, Long... (Vậy mà ông Long dám đi giày xăng-đá đá vào ống chân bà. (Nghịch quá!).
Bà con khu tập thể 38 Trần Phú nhớ mãi hình ảnh, đến 4-5 đứa nhà mình, mỗi đứa có 1 "mâm riêng" do bà Tâm chia cho. Đít thì ngồi lên cái ghế gỗ con, trước mặt là cái ghế sắt chiến lợi phẩm làm bàn, trên có bát cơm, bát canh và đĩa nhỏ đựng thức ăn.
Ngày 23/8/1993, bà Hưng đi trước, bà Tâm buồn lắm. Tới chục năm sau, ngày 18/3/2003 bà Tâm mới đi khi qua tuổi 93. Sáng ấy, anh em nhà 99 trong Nam bay ra, kịp mua áo quan, cùng Việt Trung và Tuấn "câm" khâm liệm cho bà. Sáng sau, trước bà con khối phố, bác Chiến đọc điếu văn rồi đưa bà về an nghỉ ở quê hương Quỳnh Côi (nay là Quỳnh Phụ, Thái Bình).
Mời xem lại những kỉ niệm với 2 bà nhà ta.
Thăm bác Võ Nguyên Giáp nhân 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Nhân 55 năm Chiến thắng ĐBP, 7/5/1954 - 7/5/2009, theo sáng kiến của Võ Hồng Nam (con út của bác Văn) đã nhóm họp các gia đình cán bộ cao cấp của Tổng hành dinh, từng sống quanh khu Hoàng Diệu những năm sau 1954, đến thăm và chúc sức khỏe bác Văn.
Năm 1956 khi trường Lục quân chuyển về VN, nhà ta từng ở Lý Nam Đế, sau chuyển về 20 Hoàng Diệu ở cùng gia đình bác Trần Quý Hai (ngay ngã 4 Điện Biên-Hoàng Diệu), rồi về 34 Hoàng Diệu ở cùng bác Hoàng Văn Thái (sát tường rào vườn hoa nhà bác Văn, đối diện nhà chú Văn Tiến Dũng). Tháng 4/1959 khi cha chuyển sang Bộ Ngoại giao thì nhà mới chuyển về 38 Trần Phú (nhà bác Trần Văn Trà về ở chỗ cũ nhà ta).
Tướng lĩnh "cùng phố" còn lại Thượng tướng Trần Văn Quang, thế hệ con cháu có 2 thiếu tướng - Phạm Ngọc Nguyên, Nguyễn Quang Bắc; phu nhân lão tướng có các cụ bà Đặng Bích Hà (vợ bác Văn), bà Tạ Quang Bửu, bà Lê Quang Đạo.
Ngày đó cụ Văn đã yếu, chậm nhưng vẫn tiếp từng gia đình. Gia đình ta có nhà Trung-Minh, Vân Anh-Quốc. Chúng ta đã tặng gia đình bác cuốn Trọn đời vì nghĩa cả, truyện ký của tác giả Hoàng Giang Phúc, có ghi lại nhiều kỉ niệm của cha với bác... Vậy mà đã 4 năm.
(Phần sau có mấy ảnh Kiến Quốc, Vân Anh cùng anh chị em TSQ Nguyễn Văn Trỗi và các anh trong BLL TSQVN đến thăm bác Văn tại Khu nhà nghỉ TW Hồ Tây).
Mời xem slide-show!
Năm 1956 khi trường Lục quân chuyển về VN, nhà ta từng ở Lý Nam Đế, sau chuyển về 20 Hoàng Diệu ở cùng gia đình bác Trần Quý Hai (ngay ngã 4 Điện Biên-Hoàng Diệu), rồi về 34 Hoàng Diệu ở cùng bác Hoàng Văn Thái (sát tường rào vườn hoa nhà bác Văn, đối diện nhà chú Văn Tiến Dũng). Tháng 4/1959 khi cha chuyển sang Bộ Ngoại giao thì nhà mới chuyển về 38 Trần Phú (nhà bác Trần Văn Trà về ở chỗ cũ nhà ta).
Tướng lĩnh "cùng phố" còn lại Thượng tướng Trần Văn Quang, thế hệ con cháu có 2 thiếu tướng - Phạm Ngọc Nguyên, Nguyễn Quang Bắc; phu nhân lão tướng có các cụ bà Đặng Bích Hà (vợ bác Văn), bà Tạ Quang Bửu, bà Lê Quang Đạo.
Ngày đó cụ Văn đã yếu, chậm nhưng vẫn tiếp từng gia đình. Gia đình ta có nhà Trung-Minh, Vân Anh-Quốc. Chúng ta đã tặng gia đình bác cuốn Trọn đời vì nghĩa cả, truyện ký của tác giả Hoàng Giang Phúc, có ghi lại nhiều kỉ niệm của cha với bác... Vậy mà đã 4 năm.
(Phần sau có mấy ảnh Kiến Quốc, Vân Anh cùng anh chị em TSQ Nguyễn Văn Trỗi và các anh trong BLL TSQVN đến thăm bác Văn tại Khu nhà nghỉ TW Hồ Tây).
Mời xem slide-show!
Vài hình ảnh Lễ đón nhận Huân chương HCM cho cụ Lý Ban
Tháng 4/2011, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ Công thương đã trao cho gia đình cụ Lý Ban Huân chương HCM. Đó không chỉ là hạnh phúc của anh Lý Tân Hoa, chị Mỹ Vân, anh Tân Việt và Lý Tân Huệ mà còn là niềm vui của đại gia đình ta. Đảng và Nhà nước đã đánh giá đúng công lao của cụ.
Trong buổi lễ được gặp nhiều cán bộ dưới quyền của bác Lý ở Bộ Ngoại thương và bạn bè của Lý Tân Huệ. Chú Hoàng Minh Phương, từng công tác với bác Lý trên Việt Bắc cuối những năm 1940, cũng đến dự.
(Trước đó, trên cương vị Tổng thư kí Hội Hữu nghị Việt-Trung TpHCM, anh Chiến đã có thư gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và được ông trả lời. Sau này Dung (vợ Lê Chí Hòa, cán bộ của Vụ Thi đua, khen thưởng Bộ Công thương) đã nhiệt tình, phối hợp với Ban Thi đua- Khen thưởng chính phủ, cơ quan và cùng gia đình để thực hiện việc này).
Mời xem slide-show này.
Trong buổi lễ được gặp nhiều cán bộ dưới quyền của bác Lý ở Bộ Ngoại thương và bạn bè của Lý Tân Huệ. Chú Hoàng Minh Phương, từng công tác với bác Lý trên Việt Bắc cuối những năm 1940, cũng đến dự.
(Trước đó, trên cương vị Tổng thư kí Hội Hữu nghị Việt-Trung TpHCM, anh Chiến đã có thư gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và được ông trả lời. Sau này Dung (vợ Lê Chí Hòa, cán bộ của Vụ Thi đua, khen thưởng Bộ Công thương) đã nhiệt tình, phối hợp với Ban Thi đua- Khen thưởng chính phủ, cơ quan và cùng gia đình để thực hiện việc này).
Mời xem slide-show này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)