Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Cụ Trần Văn Quang

Khi nhà tôi rời 20 Hoàng Diệu thì gia đình cụ Trần Văn Quang chuyển về. Ít lâu sau từ 32 Hoàng Diệu về 38 Trần Phú lại ở cùng khu tập thể với gia đình chú Trần Văn Bành. Sau này mới biết chú Bành là em cụ Quang và cả 2 là em ruột của ông Trần Văn Cung - bí thư chi bộ Cộng sản đầu tiên ở VN, 1 trong những người nhóm họp chi bộ ở 5D Hàm Long, HN. (Ông cả Trần Văn Tăng cũng là đảng viên Tân Việt). Đúng là 1 gia đình truyền thống.
Nhân 7/5/2009 kỉ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, "bọn trẻ con" (giờ đã sém 60 cả rồi) ở khu Tổng Hành Dinh (quanh quanh Hoàng Diệu xưa) tổ chức cho các gia đình đến thăm Võ Đại tướng. Hàng khai quốc công thần có mỗi cụ Quang, thượng tướng, cùng 3 lão phu nhân: cô Nguyệt Tú - vợ chú Lê Quang Đạo, cô Hà - vợ bác Văn và bà Oanh - vợ bác Tạ Quang Bửu.
Ngày ấy cụ Quang còn khỏe, phăm phăm vào chào thủ trưởng Văn. Khi cụ ra vườn trò chuyện, mở  mồm "chào bác" thì cụ nói: "Gọi chú tôi, chú kém tuổi cha cháu 10 tuổi. Cha cháu sinh 1907 mà".
Ít lâu sau, cụ ốm, phải vào Viện 108. Tôi dẫn Trần Duy Hiển (PV của An ninh Thế giới, đàn em cạ) đến chụp ảnh, viết bài, rồi gửi cụ xem. Mấy hôm sau cụ nhắn: "Viết đúng đấy nhưng đừng cho đăng, không họ lại bảo mình vỗ ngực, khoe khoang". (Mà khi đó cụ đã 92!).
Hơn năm nay, cụ nằm bất động ở Khu đặc biệt của Viện 108. Người già nhanh thế. Năm nay cụ đã qua tuổi 95...
Cầu chúc cho 2 cụ Văn, Quang và cả cụ Hoàng Anh (cũng đã qua tuổi 100) đang nằm trong đó duy trì được sức khỏe như mấy hôm nay.
Đây là thông tin về cụ Quang trên trên Wikipedia.

Gặp những nhân chứng cuộc vượt ngục Hỏa Lò tháng 3-1945


"Cha tôi sinh năm 1907, thọ 60 tuổi, có 40 năm tham gia cách mạng thì gần chục năm bị giam cầm trong các nhà tù thực dân, hết Côn Đảo, Nam Định, Ninh Bình, lại Hỏa Lò. Thời gian đó, ông có nhiều bạn tù mà mãi sau này chúng tôi mới có dịp gặp lại, nhất là các bạn tù cùng vượt ngục Hỏa Lò tháng 3/1945... - Anh Kháng Chiến con trai trưởng lão đồng chí Trần Tử Bình vào chuyện -... Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ, khi nhắc đến cuộc vượt ngục Hỏa Lò năm ấy đã nói: Hai Xứ uỷ viên Trần Đăng Ninh và Trần Tử Bình đã cùng anh em tù chính trị dùng phép "thăng thiên" và "độn thổ" vượt ngục...".


Bác Chu đi như thế nào?

Ngày ông còn là Bí thư Khu Tự trị Việt Bắc.
Một buổi sáng năm 1980, anh Chu Thành đưa ba vào bệnh viện Việt Xô kiểm tra sức khỏe. Cụ già rồi, đã 70 mà cả đời thì bươn chải trận mạc. Được tuần lễ, ông gọi điện về báo xin xe đón ông. Anh theo xe cơ quan vào đón, nhưng đến nơi không thấy ông. Tìm hỏi bác sĩ thì được trả lời, đã có người của cơ quan vào đón. Về nhà cũng không thấy. Chạy tứ tung mới lờ mờ biết "tổ chức" tạm giữ.

Thời gian trôi qua đã 4 năm. Hàng tháng, anh vẫn vào thăm ông. Lần nào ông cũng lạc quan "tổ chức đang xác minh, sắp xong rồi. Tao nghĩ mình có làm gì sai. Có gì mà cho là bất hạnh, mà buồn?!". 

Với gia đình cụ Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu (KQ)

Tạ Quang Bửu (1910-1986).
Cụ Hoàng Đạo Thúy (1900-1993).
Tháng 4/1946, Bác Hồ ra quyết định thành lập Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn - nhà trường đào tạo cán bộ đầu tiên của nước VN mới, thì cha được giao nhiệm vụ bí thư chi bộ (chi bộ trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh) kiêm Phó giám đốc; còn cụ Hoàng Đạo Thúy (1900-1993) - nhà giáo yêu nước, Huynh trưởng Hướng đạo sinh Bắc kỳ là Giám đốc.
Một người theo đạo Thiên chúa, 1 người theo đạo Khổng kết thân nhau từ đó.
Bà Oanh, con gái cụ Thúy lại lấy GS Tạ Quang Bửu, Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung kỳ. Ngày lập trường, con trai cụ Thúy là học viên khóa 1 Võ bị. Bà Thúy cũng theo chồng lên phục vụ nhà trường, đóng quân ở sân bay Tông, thị xã Sơn Tây.



Ở bên Tây đã kiếm tiền thế nào? Đi quét tầu! (KQ)


Có lẽ ít ai trong lính ta từng phải đi quét tầu? Vậy “quét tầu” là gì và vì sao phải đi quét tầu? Chuyện lạ đấy!

Thiếu tướng Henkel và trung tá Dobrig với sĩ quan VN đêm tiệc chia tay, 8/1988.
Quét tầu là tên gọi của công việc dọn vệ sinh cả một đoàn tầu, dài vài chục toa, sau khi về ga cuối (Depot). Công việc này được thực hiện không phải ở Việt Nam mà ở tận trời Tây xa xôi và thực hiện bởi các sĩ quan ta sang học tập tại CHDC Đức những năm cuối 1980. Chuyện thế này...

Đội Thể Công được xây dựng từ đội bóng Trường Lục quân (KQ)

Mời xem!

Chú Vĩnh, cô Ban - bạn cha, bạn mẹ

Chú Nguyễn Trọng Vĩnh là đại sứ ở TQ từ 1974 đến 1989. Đến thăm chú tại 1 nhà nhỏ ở trong làng Kim Liên, tặng cuốn "Trần Tử Bình, từ Phú Riềng đỏ đến mùa Thu Hà Nội...", chú bảo: Cha cháu là đại sứ vào loại lâu nhất - 8 năm, đúng lúc căng thẳng của Cách mạng văn hóa và căng thẳng trên chiến trường; còn chú lâu hơn, những 15 năm, lúc căng thẳng về quan hệ giữa 2 Đảng, 2 nước".
Cô Ban thân tình với mẹ từ ngày cùng đi học Bổ túc Công Nông cuối năm 1960. Lúc đó Phúc cũng đến trường ở cùng với mẹ, Trung và cô Tâm. Cô Ban vào  Bệnh viện C đẻ  Dũng con út cùng lúc mẹ sinh  Trung. Có thời gian cô bị thần kinh.
Ngày mẹ mất, cô Ban và chú đi bộ từ Nguyễn Gia Thiều sang 99, thắp hương cho mẹ. Tình bạn của cha mẹ với cô chú cũng là tình cảm đẹp.
Theo gợi ý của Phúc, anh đưa trước bài phỏng vấn của Báo Người Cao Tuổi với chú Vĩnh, năm nay đã 96 mà rất tỉnh táo. Cô Ban đã mất nhưng ở xa nên nhà ta không biết.

Kỷ niệm với bác Mẫn (KC)

Bác Mẫn là người chụp những ảnh lễ tang cha tại Câu lạc bộ Quân nhân  chiều tối ngày 3 Tết  1967. Cha mất  vào ngày 3 Tết, Văn phòng Trung ương bấn lên vì không tìm đâu được thơ ảnh tin cậy. (Theo  dự tính sẽ có những vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước dự lễ tang. Lúc đó đang chiến tranh, việc đảo đảm an ninh chính trị  luôn được đề cao). Mẹ  dù rất đau buồn nhưng còn minh mẫn nhắc bác Mẫn sang giúp cho việc chụp ảnh lễ tang, để có ảnh kỷ niệm cho gia đình.  Ban tổ chức chấp thuận ngay. Bác Mẫn là  người chụp ảnh duy nhất trong lễ tang thời chiến ngày đó.
Chúng ta hôm nay khi ngắm lại các bức ảnh  lễ tang, dù không nhiều, nhưng có các hình ảnh Bác Hồ, Bác Tôn, bác Phạm Văn Đồng  và nhiều bạn bè của cha mẹ tham gia tiễn đưa cha tại lễ tang. Chúng  ta cùng thế hệ  con cháu  phải nhớ người chụp được những bức ảnh quý đó là bác Mẫn.
Bác Mẫn tham gia hoạt động cách mạng, bị bắt, bị đưa ra toà. Người cãi cho bác  tại toà án là Luật sư Trịnh Đình Thảo. Khi ông Thảo ra Hà  Nôi, hai người rất mừng gặp lại nhau.  Bác Mẫn sau khi bị kết án, bị đày ra Côn Đảo. Trong kháng chiến, bác tham gia công tác tuyên truyền tại Nam bộ.
Năm 1971 khi anh cùng mẹ bay từ  Bắc Kinh về Hà Nôi, khi đến sân bay Trường Sa thì gặp bác Mẫn cùng đoàn cán bộ lão thành đi nghỉ CHDC Đức trên đường về nước. Mẹ rất mừng khi được gặp bác.
Sau này anh có nhiều lần cùng mẹ đến thăm  hai bác tại tầng một của ngôi nhà góc Phan Bội Châu cắt Lý Thường Kiệt như Phúc nhớ. Anh  được nghe bác  kể  rằng, ngày xưa bác gái có nhà hộ sinh rất nổi tiếng tại Sài Gòn. Trong Nam cho đến ngày thống nhất, hai bác còn  nhiều người thân.
Sau 30-4 -1975, hai bác vào Sài Gòn. Trước khi  chuyển vào Nam, bác Mẫn chuyển  lại cho mẹ những phim chụp lễ tang cha mà bác gìn giữ, bảo quản cẩn thận từ tháng 2-1967 đến 1975.
Những dòng của  Phúc  nhớ  về bác Mẫn  rất có giá trị đối với chúng ta.