Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Tại Văn phòng Cty cao su Đồng Phú

Anh Sơn, Chủ tịch công đoàn Cty Đồng Phú - đơn vị AHLLVT, đơn vị kế thừa truyền thống Phú Riềng Đỏ - đã tiếp chúng tôi.
Mời xem slide-show!

Thăm Nghĩa trang phu cao su và Suối đá làng 3

Phu cao su thời gian mới vào (1926, 27) nếu bị chết sẽ vùi gốc su. Sau này mới có nghĩa trang rộng chừng 2ha tập trung người quá cố. Chúng tôi đã đến thắp hương cho họ. Trên bia mộ thấy có người sinh 1908, vậy là chạc tuổi cha tôi, mất 1949.
Sáu đó về thăm di tích Suối đá làng 3, nơi chi bộ Phú Riềng với 6 đảng viên làm lễ kỉ niệm Cách mạng tháng 10  vào đêm 7/11/1929 và kết nạp ông Nguyễn Mạnh Hồng vào Đông Dương CS Đảng.
Mời xem slide-show!

Thăm Đài kỉ niệm sự kiện Phú Riềng Đỏ 1930

Sáng 2/5/2015, bác Chiến cùng Quốc, Nghị và vợ chồng Trung Minh lên thăm Cty cao su Đồng Phú. Đây là hình ảnh ở Đài kỉ niệm sự kiện Phú Riềng Đỏ, vào dịp 3/2/1930, ông Bình đã lãnh đạo 5000 phu cao su nổi dậy, làm chủ đồn điền 1 tuần lễ.
Mời xem slide-show!

Về thăm Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên xưa

Vợ chồng Trung Minh vừa về thăm Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên, nơi cha từng học ở đó những năm 20 thế kỷ trước. Chữ Quốc ngữ, Hán nôm, chữ latin cùng Kinh Thánh... là những môn ông được học.
Những kiến thức này cùng kiến thức học được trong bước đường cách mạng đã làm điểm tựa cho ông hoàn thành những nhiệm những nhiệm vụ tưởng chừng khó khăn nhất.
Chia tay cha cai quản nhà thờ.
Đại gia đình ta tự hào về ông và không quên mái trường này, cho dù giờ không còn là chủng viện.
Mời xem vài hình ảnh hôm nay của Nhà thờ Hoàng Nguyên.