Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Thư chúc Tết của BLL Võ bị Trần Quốc Tuấn

                              

            Nhân dịp năm mới 2012 và trước thềm Tết Nhâm Thìn, thay mặt Thường trực Ban liên lạc truyền thống khóa I  trường Võ bị Trần Quốc Tuấn xin kính chúc đ.c và gia đình ta một năm Trường thọ-An khang-Minh mẫn-Thành đạt-Hạnh phúc!
Rút kinh nghiệm các năm trước gửi thiếp chúc Tết tuy có đẹp nhưng thiếu thông tin nên năm nay, chúng tôi  dùng hình thức biên thư để các thầy, các bạn, các gia đình theo dõi được tình hình trong năm qua.

Bức ảnh cả nhà (Kháng Chiến)

Hôm nay vào blog 99thd do chú Trần Kiến Quốc lập, tôi ngắm nhìn bức ảnh toàn thể gia đình duy nhất mà chúng tôi lưu giữ được cho đến ngày hôm nay, cho con cháu mai sau. Gia đình tôi vì nhiều lý do khi thiếu người này, khi thiếu người khác nên việc chụp ảnh toàn gia phải có cơ hội.

Cùng thầy Phạm Đình Trọng làm sách cho cha mẹ (KQ)

Thầy Phạm Đình Trọng là thầy dạy Văn ở trường Trỗi. Nhưng những năm ở trường tôi không được học thầy, chỉ khi vào Tp và làm 3 tập sách "Sinh ra trong khói lửa" của trường thì được điếu đóm cho thầy và học được ở thầy rất nhiều. Vậy là học ở trường đời chả kém trường chính quy!
Cuốn "Trần Tử Bình - Từ Phú Riềng đỏ tới Mùa thu Hà Nội..." xuất bản nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cha tôi cũng được thầy tham gia biên tập. Phải nói vì tình thầy trò trường Trỗi, vì từng chung lưng đấu cật làm vài đầu sách, vì có cùng đam mê nghề nghiệp mà 2 thầy trò người tung, kẻ hứng, làm việc rất hiệu quả. Sách ra đúng thời hạn, kịp phát hành.


Cô Nguyễn Thị Tâm (KQ)

Bà Nguyễn Thị Tâm (1911-2003).
Ngày đó, cha mẹ tôi theo Trừơng Lục quân VN sang đóng quân ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Mẹ sinh tôi đêm 19/12/1952. Vì cần người giúp việc nhà, chăm sóc con trẻ mà cha tôi nhờ Hội Việt kiều ở Vân Nam chọn cho người tốt. Cô Tâm đuợc chọn. Cô từng theo chồng là công nhân xây dựng tuyến đường sắt HN-Vân Nam. Chồng chết, cô sống độc thân và sống tốt với cộng đồng ngừơi vIệt. Vậy là cô về với nhà tôi chỉ sau khi tôi sinh được mấy tuần.
Ở nhà 99, cô thay mẹ chăm sóc từ tôi cho đến Thành Công, Hữu Nghị, Hạnh Phúc, Việt Trung. Tổng cộng là 5 đứa và đứa nào cũng coi cô như em của cha và quý cô như mẹ.

Mẹ chúng tôi

Bà Nguyễn Thị Hưng (1921-1993).
Mẹ có tên khai sinh là Nguyễn Thị Ức. Sau này khi đi hoạt động có nhiều tên: Tân, Hưng...
Mẹ sinh năm Tân Dậu (1021), mất 23/8/1993 (ngày 8/7 âm).
Sinh ra trong gia đình trung nông, mẹ sớm bị gả cho nhà giàu. Không chịu được mẹ đã bỏ trốn và vứt cái nón ở bờ sông Thái Bình như báo tin, đã tự vẫn. Trước đó đã làm liên lạc cho "già Đồi" (cán bộ cách mạng), nay mẹ trốn sang Hà Nam, Nam Định hoạt động. Mẹ từng là liên lạc cho cha (Xứ ủy), rồi cuối 1943 từng thay cha làm bí thư Ban cán sự Hà Nam (tương đương bí thư Tỉnh ủy).
Cha mẹ cưới nhau vào đầu 1945 khi cha trốn tù ra. Mẹ được phân công về tham gia xây dựng phong trào ở Kim Động rồi lãnh đạp phá kho thóc. Cứ bụng mang dạ chửa (chửa chị Hồng) mẹ nay đây mai đó. Khởi nghĩa Kim Động rồi tiến về thị xã Hưng Yên. (Vậy là ông thì lãnh đạo khởi nghĩa ở HN, còn bà ở Hưng Yên).

Cháu Trần Lan Phương đang học ở Anh

Năm nay đã là năm thứ 3 học ở Anh, Trần Lan Phương học giỏi. Năm ngoái về hè dẫn theo anh bạn người Pháp, hành nghề chụp ảnh mỹ thuật ở London. (Nghĩ mới thấy dân Tây tự do thật, học xong là có thể đi làm việc khắp nơi trên thế giới). Cho đi chơi Hạ Long, Sapa, anh ta thích lắm.
Tết này không về, hẹn hè sẽ về SG để các bác "tra tấn" thằng bạn cháu. Đây là bức ảnh của 2 đứa chụp đầu năm.
Mừng vì cháu có bạn hiểu mình nhưng cũng lo lo vì không hiểu cuộc sống của nó sau này (nếu lấy Besamine), phải xa Tổ quốc thì sẽ thế nào?
Người già hay cả nghĩ là thế!
---
Ngoài ra:
- Cháu Trần Nguyệt Minh (nhà Lợi) đang làm việc ở Anh.
- Cháu Trần Vinh Quang (nhà Công) đang học phổ thông ở Mỹ.
- Cháu Trần Hoàng Long (nhà Nghị) đang học cao học ở Anh.
- Cháu Trần Linh Chi (nhà Nghị) đang học phổ thông ở New Zealand.

Đám cưới 2 cháu Việt Hùng - Anh Đào

Các bác NSUT Thanh Vinh, Minh Đức cùng NSND Quang Thọ vào dự cưới Hùng-Đào.
Mời đọc tại đây!
 Tiệc mừng tân hôn!
Và  những hình ảnh về đám cưới!

Việt Trung viết cho Năm mới

Mời đọc!

Cha chúng tôi (tóm tắt)

Ông Trần Tử Bình (1907-1967).
Cha chúng tôi là Phạm Văn Phu (1907-1967), tên hoạt động là Trần Tử Bình với ý "sống phong trần, lãng tử, đấu tranh cho bình đẳng, bác ái".
Cuộc đời nghèo khổ của cha gắn liền với thời gian học Trường Dòng Hoàng Nguyên (Giáo phận Hà Đông), nổi loạn năm 1927 rồi vào Nam bộ mưu sinh. Năm 1930 là bí thư chi bộ Cao su Phú Riềng, cùng anh em làm nên "Phú Riềng đỏ" lịch sử. Bị bắt, ra tòa rồi bị đày ra Côn Đảo 6 năm, đến 1936 được trả về đất liền.
Năm 1941 là Xứ ủy viên Bắc kỳ. Cuối 1943 lại bị bắt và tống giam vào Hỏa Lò. Tháng 3/1945 lãnh đạo cuộc vượt ngục của hơn 80 tù chính trị theo đường cống ngầm thoát ra ngoài. Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 là Ủy viên thường vụ Xứ ủy cùng ông Nguyễn Khang lãnh đạo khởi nghĩa ở HN và 1 số tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ.

Đám cưới đầu tiên trong gia đình

Đó là đám cưới của chị cả Trần Yên Hồng với anh Hứa Minh Triết (học sinh miền Nam, bạn học cùng trừơng Ngoại giao-Ngoại thương).
Trái qua: Kiến Quốc, Việt Trung, anh Triết, chị Yên Hồng, Hạnh Phúc, Hữu Nghị.
Ngày ấy mẹ phải đi Bắc Kinh chữa bệnh. (Bác sĩ Tôn Thất Tùng khám và chẩn đoán "cancer" vú rồi nêu ý kiến: "Chị ở nhà thì trực tiếp tôi mổ, còn đi nước ngoài thì có CHDC Đức và Trung Quốc là 2 địa chỉ tốt chữa ung thư". Và mẹ tôi đã chọn Trung Quốc). Tất cả mọi chuyện cưới xin ở nhà, mẹ ủy quyền cho bạn bè thân thiết. Bác Hoàng Quốc Việt, bác Lý Ban đứng ra đại diện nhà gái.

Tết Nhâm Thìn: Khoe hoa (KQ)

Mời đọc!

Giỗ cha lần thứ 45, mùng 3 Tết Nhâm Thìn

Mời đọc!

Nhận được bức thư mới, nhớ lại kỉ niệm xưa

Mời đọc!

Ông bà nội chúng tôi

Ông Phạm Văn Cống.
Bà nội Nguyễn Thị Quế.



















Ông nội chúng tôi tên là Phê-rô Phạm Văn Cống (18... - 1963). Bà nội là Ma-ria Nguyễn Thị Quế (18...-1966).
Hai cụ là dân Công giáo toàn tòng, quê quán từ xứ Thanh vì nghèo đói mà tay bị tay gậy, lang bạt về ngụ cư ở thôn Đồng Chuối, Tiêu Động Thượng, xã Tiêu Thượng, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Nhà thờ Tiêu Động Thượng là nhà thờ lớn ở Bình Lục đầu những năm 1900, thuộc Giáo xứ địa phận Hà Nội.

Xin chào!

Từ hôm nay, 02/02/2012, trang mạng "Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo, Hà Nội" được đi vào sử dụng. Đây là nơi lưu giữ những kỉ niệm, nơi trao đổi tâm tư, tình cảm của gia đình ông bà Trần Tử Bình - Nguyễn Thị Hưng và 8 gia đình "thế hệ con" cùng các "thế hệ cháu, chắt".
Kính mời anh chị em, con, cháu cùng đóng góp bài vở, tư liệu gửi về:
kienquoc.tr@gmail.com
trantrungyvo@yahoo.com.vn
hachientran@gmail.com
Trân trọng!