Ông Phạm Văn Cống. |
Bà nội Nguyễn Thị Quế. |
Ông nội chúng tôi tên là Phê-rô Phạm Văn Cống (18... - 1963). Bà nội là Ma-ria Nguyễn Thị Quế (18...-1966).
Hai cụ là dân Công giáo toàn tòng, quê quán từ xứ Thanh vì nghèo đói mà tay bị tay gậy, lang bạt về ngụ cư ở thôn Đồng Chuối, Tiêu Động Thượng, xã Tiêu Thượng, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Nhà thờ Tiêu Động Thượng là nhà thờ lớn ở Bình Lục đầu những năm 1900, thuộc Giáo xứ địa phận Hà Nội.
Gia đình làm nghề nông, nghèo khó, quanh năm đi làm thuê cho nhà thờ.
Hai cụ sinh được bác Phạm Văn Pho, cha tôi (Phạm Văn Phu) và cô út tên Phạm Thị Hiền (hay gọi là Lành, tên con gái trưởng).
Kháng chiến chống Pháp, cha mẹ tôi đón ông bà lên ở trên Việt Bắc. Sau 1954, các cụ về sống với vợ chồng con gái ở thôn Phúc Tá, xã Chiến Thắng, huyện Ân Thi, Hưng Yên cho đến lúc chết.
Cuối những năm 1950, cha mẹ đón ông bà lên ở 20 Hoàng Diệu, nhưng các cụ không thoải mái vì không quen sống ở thành thị. Chủ nhật nào ông cũng lững thững dọc Hoàng Diệu lên Nhà thờ Cửa Bắc, đứng từ xa nghe giảng Đạo. (Cụ vẫn cứ nghĩ gia đình đã bị nhà thờ "rút phép thông công" khi cha tôi làm loạn ở Phú Riềng 1930 và bị đi đày ra Côn Lôn. Nay vẫn chưa được trả lại phép). Trước mỗi bữa ăn, ông bà cũng làm dấu Thánh rồi lẩm bẩm: "Ơn Chúa, con mới có miếng ăn ngon...".
Trong kí ức của chúng tôi, ông bà rất hiền lành, giản dị, cần kiệm, mộc mạc.Tết năm nào đuợc cha mẹ đưa về thăm cũng nghe ông bà khen: Ơn Đảng, ơn Chính phủ mà nhà ta con cái cứ như ngan, như ngỗng!
chao đại gia đinh , chung toi thuôc gia đinh bà Phạm thi Riệm 9 tại miềm Nam . xác định qua ông Phạm Công chức đang quản trị nghĩa trang dòng họ , cảm ơn đã lâp dược gia phả .
Trả lờiXóa