Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Cao Cẩm Quỳ là người bạn tốt

Từng là bí thư đoàn của Trường Trung học số 1 Quế Lâm nơi Trường Trỗi (có Lợi, Quốc, Công, Nghị nhà ta) tá túc năm 1967-68 rồi 2005 Cao cùng GS Đỗ Kiếm Tuyên sang VN tìm lại các bạn Trỗi. Từ đó Cao trở thành 1 người bạn rất thân của Kháng Chiến và Kiến Quốc.
Chuyến đi này, Cao lo đón đưa đi thăm các địa điểm ở Quảng Châu. Cao cùng 2 khách VN đến thăm đại gia đình bác Lý ở đây, thăm Thẩm Quyến, giao lưu với các lão binh "kháng Mỹ viện Việt" 1964-66 ở Phật Sơn... Xin ghi lại bằng hình ảnh.


Cùng gia đình anh Hoa, chị Vân và cháu ngoại chị Vân (phải, con gái Quyên).

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Sinh nhật Pính 2 tuổi (2/1992)

Thật hạnh phúc khi Ty, Long, Phương, Pính mỗi năm sinh nhật đều có bà dự. Hôm sinh nhật Pính lại có cả Đan (con nhà chú Điền hàng xóm 97) sang dự. Bác Công giữ được ảnh này thật quý.
Bốn cháu ngày ấy.

Long được ngồi lòng bà nội.

Có thêm Đan hàng xóm 97.

Cô bé này mới là chủ xị hôm nay.

Bác Chiến đã đến thăm nhà bác Lý Tân Hoa ở Quảng Châu

Ngoài Nam Ninh, Quế Lâm thì QUảng Châu cũng là địa chỉ phải đến trong lần "du lịch Ta ba lô" này của bác Chiến. Anh bạn Cao Tư lệnh đón và tháp tùng anh Chiến và anh Tân. Ở đâu cũng gặp bạn bè, người thân nên chuyến đi thật ý nghĩa. Ở nhà ai cũng bảo: anh Tân có số dzách! (Đó cũng là niềm tự hào của gia đình ta).
Tại tư gia anh Lý Tân Hoa.

Cùng 2 gia đình anh Hoa và chị Vân.

Mời đọc thêm tại đây!

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Chú Hoàng Xuân Tùy đã đi xa

Chú Tùy, người được Cha giới thiệu vào Đảng năm 1946 vừa từ trần lúc 8.30 sáng thứ bảy 22/6/2013, thọ 92 tuổi. Tang lễ cử hành tại 25 Lê Quý Đôn, từ sáng chủ nhật 23/6 đến 6g sáng thứ ba 25/6/2013 rồi đưa đi an táng tại Nghĩa trang TP ở Củ Chi.
Chú Hoàng Xuân Tùy cùng 3 chú Phạm Ngũ Kiên, Nguyễn Văn Bồng, Triệu Huy Hùng là những đảng viên trẻ đầu tiên sát cánh cùng Cha và các chú Vương Thừa Vũ, Vũ Lập, Nguyễn Văn Sỹ xây dựng chi bộ đầu tiên của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Khi biên tập cho cuốn sách "Trần Tử Bình từ Phú Riềng Đỏ tới mùa Thu HN", chú đã gửi bài viết "Người kết nạp tôi vào Đảng". Chú là cán bộ thân cận của bác Giáp suốt từ 1950 đến chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử: thư kí riêng, Tổng biên tập Báo QĐND tại mặt trận Điện Biên Phủ, Hiệu phó rồi Hiệu trưởng Bách khoa HN (1956-65) rồi Thứ trưởng Bộ Đại học và THCN (1965-89).
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh chú Hoàng Xuân Tùy.
---
Gia đình ta sẽ đi viếng trong đội hình BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam vào lúc 9g sáng thứ hai, 24/6/2013.
Trong lúc tang gia bối rối, Kiến Quốc được em Hoàng Lê Minh (con chú) tin tưởng nhờ thảo giúp điếu văn. Chiều chủ nhật đã hoàn thành. Bản thảo đã được gửi Bộ GD&ĐT để kịp làm điếu văn chính thức.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

THƯ GỬI TỪ QUẾ LÂM

Anh va anh Tan da den QueLam. Rat nhieu thay doi trong 12 nam qua, thanh pho xay dung co so ha tang tot hon.
Anh da lien he duoc voi anh Ly Tan Hoa, se gap ca nha tai Quang Chau vao dau thang 7. 
Tuoi cao hon, di dai co hoi met hon, co giu gin nen chuyen di rat thu! Các ban Trung Quoc rat tót, tan tinh.
Anh Chien.
Đã gửi từ iPad của tôi

Chi tiết xem tại BT5!

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Bim, nhà thiết kế thời trang tương lai (Ba Dũng)

Bim và sản phẩm đầu tay.
Chiều qua, cháu Bim cùng ba Dũng tự thiết kế bộ áo giáp bằng bìa carton (vỏ thùng bia). Bim cùng Rio chụp ảnh và yêu cầu gửi ngay cho ông nội, ông Quốc và ông Trung.
Nay ông Quốc post lên cho cả đại gia đình 99 ngắm sản phẩm đầu tay của nhà tạo mẫu trẻ.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Tìm được nhà anh Vo, con bác Vỵ

Chú Vinh, em họ anh Bường, đồng hương Tiêu Thượng với nhà ta vừa cho số máy của cháu Minh (con trai anh Vo). Sau khi nhắn tin cho cháu, Minh đã điện thoại liên lạc.
Vậy là quãng sau 1975, nhà bác Vỵ chuyển về Hải Phòng. Hai bác chỉ có con trai duy nhất là anh Vo. Ở nhà có nhận anh Hạnh (con ông bác) làm con nuôi. Năm 1993, khi bà Hưng mất, gia đình bác Vỵ có cử người đến viếng.
Cách đây 5-7 năm, bác Vỵ gái mất, nhà ta ở 99 có nhận được 1 giấy viết tay, báo tin buồn. Quốc bay ra HN và chuẩn bị bay vào nên không có thời gian đi viếng, vậy là ra bưu điện đánh 1 điện tin chia buồn.
Hiện nay chị Vo và cháu Minh vẫn sống ở HP. Minh đã 35, có doanh nghiệp làm dịch vụ và vẫn ra vào Nam. Cháu vẫn về Tiêu Thượng mỗi khi có giỗ chạp. Cháu hẹn sẽ liên lạc với chú Trung.
---
Cháu Minh báo vào:
- Bác Vỵ mất năm 1980 (ngày giỗ 16/12 âm).
- Anh Vo mất 1991 (ngày 16/1 âm).
Đúng là 1980 khi cả nước đang chiến tranh chống Tàu, ở HP cũng xa xôi, anh em ta đi vắng cả nên không ai xuống viếng bác được.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Đến Hà Nội

Bác Chiến ra HN đã gửi vào ảnh Hồ Tây và ảnh nhà văn Thanh Trần của nhà 99.
Chiều Hồ Tây.

Nhà văn Thanh Trần.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Đại gia đình đi nghỉ Phan Thiết tháng 6/2001

Nhà Phúc từ Mat về, Vân Anh mượn xe Ford Transit 9 chỗ của Sapa đưa cả nhà ra Phan Thiết. Công và Quốc tranh thủ đi tiếp mấy trăm cây ra Nha Trang đón anh Lợi. Chuyến đi xa của đại gia đình. Dưới đây là 3 clip chuyến đi do Công biên tập.
1. Tại KS Đồi Dương.
2. Cắm trại tại bãi biển tận cùng Mũi Né.
3. Nghỉ ở Novotel Phan Thiết.

Cả nhà đi Cần Giờ tháng 1/2001 (TTC)

Nghe nói khu du lịch Cần Giờ đã đông đức, cả nhà rủ nhau đi. Vậy mà đã 12 năm. Nhanh quá.

Ảnh Minh Đức cách nay 12 năm (Bác Công)

Cách nay 12 năm, mẹ Phúc mỗi lần về tâm sự: nuôi Đức khó lắm. Nhìn biểu hiện của cháu ai cũng bảo không bình thường, có dấu hiệu 'dow'(!). Vậy mà nay nhìn Đức không ai có thể hình dung ngày xưa Đức thế nào. May mà bác Công còn lưu lại tư liệu quý ngày cả nhà đi Mũi Né 2001.
Trò chơi mà bố sướng nhất là giơ 'ngón tay thối'.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Du hí Nam Ninh, Quế Lâm, Quảng Đông

Bác Chiến cùng bác Tân (xưa học Hàng không Kiev) sắp có cuộc du ngoạn 2 tỉnh phía Nam TQ. Ngày 17/6 sẽ rời Tp, bay ra HN rồi theo đường bộ qua Hữu Nghị Quan, Bằng Tường, Nam Ninh, Quế Lâm, Quảng Châu... Các bạn TQ (chị Niệm, thầy Đỗ Kiếm Tuyên, Tần Hiểu Khiết, anh Cao...) đã biết tin và sẵn sàng đón bạn hiền.

Cháu Minh Đức và các bạn cùng lớp (Mẹ Phúc)

Xin gửi cả nhà ảnh cháu cùng các bạn cùng lớp.

Ngày xưa phê bình cháu để tóc dài, nay thì rõ ngắn, rõ modern! (BBT).

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Tin từ Mỹ

Chi da hen duoc bac si o bv  TIM MACH kham  vao ngay  20/6. De tranh nham lan ve tinh  trang benh, dan den dieu tri sai, chi phai thue phien dich  khoang 700USD/ngay. Tien kham  500usd/lan, chua ke xet nghiem, CT, sieu am...
Ben nay BS BV lam viec nhieu nen lay hen kham cung lau, moi nguoi kham benh deu qua bs gia dinh. Chi khi nao  co chi dinh  cua bs gd moi den BV.
Chuc ca  nha khoe.
Chi  Hong

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Bức thư gửi mẹ (ST: HP)

Mời nghe Clayderman biểu diễn!

Mèo Rio tròn 2 tuổi

Ngày 12/6/2013, Rio tròn 2 tuổi. Cún và anh Bim là 2 thượng khách đến dự sinh nhật em.


Thổi tắt 2 ngọn nến, vậy là thêm 1 tuổi.


Có anh Bim và em Cún đến mừng.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

MỘT QUAN NIỆM VỀ TUỔI GIÀ

Ở tuổi hiện tại, chúng ta đừng nghĩ đến đồng tiền, đừng nghĩ đến giàu hay nghèo nữa và.... Tứ khoái của tuổi già là: Ăn, ngủ, thể dục và du lịch. Đọc 2 câu trên thì phải cười 3 tiếng rồi... lắc đầu 3 cái. Không nghĩ đến tiền? OK. Nhưng trong cái tứ khoái được liệt kê thì hết 50% là cần tiền: Ăn và Du Lịch. Ăn thì cần tiền còn ít nhưng món du lịch thì đúng là "không tiền, đố mày làm nên" và càng già thì càng nghiệm ra rằng: Tiền không làm nên tất cả nhưng  không có tiền thì tất cả đều không nên làm!!!

Thư từ Mỹ

Anh chi va chau Son da ve nha co Sau, sau 26 gio vua bay vua cho bay ben Han Quoc (10gio) qua met moi; nay da khoe roi. Hom nay  moi  co the  dien thoai hen gap bac si kham. Ben nay thoi tiet  van hoi lanh, khi hau trong lanh, gan giong Dalat. Ra ngoai van phai mac ao am.
Cho chi hoi tham ca nha.
Chi Hong

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Thư từ Eric liên quan đến việc xuất bản cuốn sách

Eric đã viết 1 lá thư bằng tiếng Pháp kèm theo photo bài báo của 1 tác giả. Và Công đã dịch như sau:

" Chào tất cả các bạn,
Đây là một bài báo đã được xuất hiện trên tờ báo hàng ngày của vùng Montagn, nói về sự ra đời cuốn sách của tôi.
Tôi phải nói rõ với các bạn rằng trong bài báo có đoạn  viết " (...) đã có thể thừa hưởng làn gió tự do thổi qua căn nhà lớn để tham dự vào kho lưu trữ của họ (...)", đây là lời dối trá khủng khiếp !
Thực tế Michelin đã để một năm mới trả lời tôi, sau khi tôi đã viết 3 lá thư... để cuối cùng câu trả lời là từ chối việc tham khảo tài liệu lưu trữ của họ.
Và tôi là trường hợp duy nhất đã có thể sử dụng hiệu quả rất nhiều nguồn thông tin lưu trữ của Michelin,  bởi vì tôi có biết một nhà nghiên cứu đã được tham dự vào kho lưu trữ của họ, mà trong vòng 10 năm ông này chỉ photo lại khoảng một chục bản tài liệu. Thế nhưng đó lại tạo ra thú vui cho công việc của tôi.
Đó là một thực tế mà giới nhà báo biết rất rõ, bởi vì tôi đã gửi cho họ nhiểu bài viết giải thích tỉ mỉ việc này.
Thân mến . Eric ".
------
Sau đó Eric có gửi tiếp 1 email:
Dear Tran
My comments are not importants, what is important, it's the article.
I just said that the journalist lies when he said Michelin open his archives for me. They have always refused to open their archives to me or other researchers.
Best regard
Eric

Qua đây chúng ta biết thêm, việc nghiên cứu của Eric cũng hết sức khó khăn: "Tay nhà báo này lừa mọi người khi nói: Michelin mở kho dữ liệu cho tôi. Họ thường xuyên từ chối tôi và nhiều nhà nghiên cứu để mở kho tư liệu".

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Cháu Bim tốt nghiệp Mẫu giáo Montessori

Ngay 5-6-2013, Bim nhan bang tot nghiep Truong Mau giao quoc te Montessori.
Chứng chỉ tốt nghiệp.


Với gia đình và cô Quế.
Cùng cô giáo và các bạn.


Me Dung, Cun, Meo cung co giao Que (nguoi day Bim trong hai nam 2012, 2013 tai truong) chup anh ky niem.
(Ong noi dua tin)

More than Words (ST: HP)

Cả nhà có nhớ bài này kg? Bài này bác Nghị sau khi ở Nga về hay ngồi ở cửa sổ nhà 99 nhìn ra đường, nghêu ngao hát và đệm guitare.
Mời nghe!

Kỉ vật của Bác Tôn (KC)

Đầu năm 1976 tổ chức lễ cưới cho anh Chiến, chị Hà; Mẹ có gửi mẹ gửi thiếp mời cho người bạn tù vong niên gắn bó, thân thiết tại Côn Đảo của Cha là Bác Tôn Đức Thắng.
Bác Tôn  cử chú Bí thư đến gặp mẹ, gửi một món quà  cưới nhỏ - cây bút máy Trung Quốc nhãn hiệu "Anh hùng" cùng mấy dòng chúc mừng mẹ và hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ trên tấm danh thiếp của Chủ tịch  Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Tấm danh thiết chúc mừng  và chiếc bút máy là hiện vật lịch sử quý của gia đình ta. Mỗi khi ngắm nhìn các hiện vật này, anh lại  nhớ lại Cha  có một tình bạn rất thân thiết, rất gắn bó  với các bạn  ngồi tù Côn Đảo như các Bác Tôn Đức Thắng và các bác Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Hà Huy Giáp...
Tình cảm của Cha đối với bạn bè, đồng chí, họ hàng, người thân. Đó là  tấm gương để mỗi chúng ta  và con cháu học tập.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Cây bồ đề của nhà 99 trồng trên phố Trần Tử Bình (Ảnh: Việt Thái, Học viện KTQS)

Cánh bạn bè thân công tác ở Học viện, Viện KTQS... ở 100 Hoàng Quốc Việt mạn Bưởi mỗi lần đi làm thường qua lại phố Trần Tử Bình.
Cây bồ đề và quán trà.

Phần ngọn.

Phần gốc.

Phần thân.
Chú Nguyễn Việt Thái (K16 Học viện, là đồng đội thân thiết của anh Quốc ở đội bóng Những Người Bạn, từng tham gia cùng nhà ta trồng cây bồ đề hôm 19/8/2008) vừa có dịp qua phố này và chụp mấy pô ảnh cây bồ đề gửi vào.
Mới có 5 năm nhưng chắc được ông bà phù hộ mà cây lớn như thổi, tỏa bóng mát cho góc phố nơi các cháu sinh viên Cao đẳng Mẫu giáo TW mỗi khi tan học, ra ngồi uống trà chanh, trà đá giữa trưa hè nóng bức.
Xin cảm ơn phó nháy Việt Thái!

Cháu Mèo Rio cùng ông bà và cô, chú nhà ta

Mèo sắp tròn 24 tháng. Chiều 5-6-2013, hai bà Vân Anh, Vượng cùng cô Mý, chú Quang sau khi thăm hai bác Triết, Hồng có ghé chơi nhà Mèo, gặp cả anh Bim, em Cún.

Mèo thích ngồi chơi với chú Quang nhưng chú mới về Việt Nam, do thay đổi đồng hồ sinh học nên ngáp dài, buồn ngủ suốt, không "phục vụ" Mèo con được.

Tức cảnh (TTC)

Hoa tường vi trong vườn nhà Công.

Vài hình ảnh đám cưới cháu Bích

Cô dâu chú rể đến chào gia đình ta.


Mừng hạnh phúc.
Chia tay.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Thắp hương cho chú Minh Long (Kháng Chiến)


Sáng nay 1-6-2013 ghé qua thăm nhà chú Nguyễn Minh Long, thắp hương cho chú.
Sinh thời cha mẹ coi các gia đình cơ sở cách mạng là ân nhân, vì họ đã dũng cảm bảo vệ, nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ hoạt động bí mật bí mật. Gia đình chú Long đã bào vệ, nuôi giấu cha trong thời kỳ cha nhận nhiệm vụ Bí thư Liên D (Phú Thọ, Vĩnh Yên, Tuyên Quang) vào 1941-1942.
Cuối 1946 khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, đồn điền Ba Triệu của gia đình chú Long là cơ sở của  Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng trên đường lên chiến khu Việt Bắc. Cha, chú Hoàng Văn Thái đã gửi mẹ cùng anh Chiến, cô Đàm Thị Loan cùng anh Hoàng Quốc Chinh - hai đứa trẻ lúc đó mới 4, 5  tháng tuổi - đến ở nhờ gia đình chú Long. Mẹ, cô Loan được gia đình chú chăm sóc nửa năm trời trong thời loạn lạc. Công ơn ấy to lắm.
Chú Long và cha có quan hệ rất thân thiết. Chú  kể lại, khi chú sang học tại Học viện Frunze, có ghé qua Bắc Kinh gặp cha. Cha nói, công tác đối ngoại quân sự  đối với Trung Quốc rất cần những người có học thức, có quá trình chiến đấu như chú Long; hơn nữa lại là anh em tin cẩn, chú biết tiếng Trung, tiếng Nga sau khi học xong cha muốn chú sang sứ quán công tác trong bộ phận tuỳ viên quân sự. Chú Long đã trình bày với cha rằng: "Em tính nóng, thẳng, làm ngoại giao sợ hỏng việc nên em có nguyện vọng sau khi học xong ở Liên Xô muốn được về  đơn vị chiến đấu". Và cả cuộc đời chú gắn bó với chiến trường, với đồng đội.

Trong phòng thờ chú Long có Bằng "Gia đình có công" do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký, trên có ghi tên cụ Nguyễn Liên, Trần Thị Lộc là song thân của chú Long. Gia đình cho biết, tấm bằng này chú Long nói là do Thiếu tướng Trần Tử Bình yêu cầu Chính phủ cấp từ đầu những năm 1960. Nhưng mãi sau này mới thực hiện.

Bức  ảnh thứ hai Long chụp với Đại tướng. Cả đời chú gắn bó với Quân đội, với "người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam".



Bức ảnh thứ 3 là do các cán bộ, chiến sỹ đơn vị  cũ của chú tặng khi thủ trưởng Long tròn 80. Trong đó có mấy câu thơ: "Mừng anh ở tuổi 80/ 60 tuổi Đảng, trọn đời vì dân/ Chúc anh giữ mãi tuổi xuân".
Dưới ảnh Bác Hồ là 4 anh em  trai. Từ trái qua: chú Thành, chú Châu, chú Trung, chú Long. Hai ông em nhà binh ngồi 2 bên, 2 ông anh ngồi giữa. Sự sắp đặt này là chủ ý của chú Long khi sinh thời.




Gia đình chú hôm nay luôn nhớ "thời kì sửa sai" chú Trung bị quy oan là bí thư chi bộ Quốc dân đảng rồi bị "đội" tống giam. Khi cận kề với giây phút cuối cùng của cuộc sống, khi đang nhẩm xem sẽ hô cái gì khi bị xử tử thì Thiếu tướng Trần Tử Bình bất ngờ xuất hiện, đưa chú trở về với gia đình. Kỷ niệm đó rất sâu sắc.

Thăm anh Chí Nhân, con cụ Nguyễn Văn Trí - bạn cha mẹ

Anh Chí Nhân học Trỗi k3 với anh Thắng Lợi. Chí Cường học cùng Nghị nhưng chơi thân với Phúc. Anh Kháng Chiến là lính Tên lửa phòng không nên cũng thân với cánh F367 của anh Nhân.
Cùng anh em Trỗi đến thăm.

Anh Nhân cùng sách quý.
Bác Trí là dân Nam bộ, từng học Quân sự Hòang Phố năm 1926, rồi công tác ở Khu 7, Khu 8; hòa bình lập lại là Thứ trưởng Bộ Nông trường. (Xem ở đây). Quan hệ 2 gia đình khá thân thiết. Nay bác Trí yên nghỉ ở Mai Dịch gần cha mẹ ta.
Anh Nhân bị ung thư tụy hơn nửa năm nay nhưng rất nghị lực chạy chữa. Đang hóa trị và có chuyển biến tích cực. Vẫn đàn hát, luyện tập. Sáng nay cùng mấy anh k3 đến thăm mà cảm phục ý chí của anh.
Thay mặt gia đình, Quốc đã tặng anh cuốn "Từ Phú Riềng đỏ đến mà Thu Hà Nội". Mong anh chóng khỏe!

Hai cái tủ và bộ giường của mẹ khi về hưu, ai còn nhớ ? (KQ)

Năm 1978, mẹ nghỉ hưu. Cả nước vừa qua chiến tranh nên nghèo lắm, các nước lớn lại cắt viện trợ nên càng khó khăn. Tuy nhiên với thế hệ của bà khi về hưu, tổ chức cũng cố gắng lo cho những 'chính sách' tối thiểu. Các cụ thường được cấp cho bộ đồ gỗ gia đình: giường, tủ, bàn. Mới có chị Hồng, anh Chiến xây dựng gia đình nên mẹ xin cấp 2 cái tủ đứng, 2 cái giường đôi; có bù thêm tiền. (Chắc đề đạt với các chú vì "tôi nhiều con"?).
Từ 1963 khi nhà ta chuyển về 99 Trần Hưng Đạo, cha mẹ cùng vợ chồng bác Nguyễn Lương Bằng ra Chợ Giời mua về bộ bàn ghế tiếp khách làm bằng gỗ quý. Nó được Nghị Hòa chuyển vào Nam và sau bàn giao lại cho nhà Quốc. Hy vọng sau này sẽ chuyển về Nhà tưởng niệm của ông bà ở HN.
Quả thật trước 1975 nhà nào có tủ buýp-phê làm bằng đinh, lim, sến, táu hay cẩm lai hiện vân lên là quý lắm. Còn bàn ghế cho các cụ làm bằng gỗ tạp (chắc nhóm 5, nhóm 6). Vênh váo, bào không kĩ, chẳng đánh vẹc-ni vẹc niếc gì mà quét phẩm màu cam. Hai cái tủ 1 được đặt ở nhà Công và 1 ở phòng Quốc (phòng của ông bà Phú sau khi chuyển về khu tập thể Bộ Ngoại giao, bàn giao lại). Cũng để được khối quần áo lính nhưng vì Quốc đi xa nhiều mà bà lấy cho họ hàng ở quê.
Chả hiểu sau số phận của 2 cái tủ đứng  và 2 cái giường đôi thế nào? Ai còn nhớ hơn thì bổ sung nhé!

Tác phẩm 'Poetic Sonatina' (ST: HP)

Mời thưởng thức Clayderman cùng nghệ sĩ nhí biểu diễn trong ngày cuối tuần!