Giang, Khánh - em vợ Việt Trung - nhưng có quan hệ thân thiết với các anh các chị trong nhà 99.
Ngày tôi dạy ở Đại học Quân sự, Khánh cũng thích đi bộ đội. Bảo thằng em: "Thích thì phải lên xem họ sống thế nào, rồi về mới quyết". Hôm đó có việc trên trường, rủ đi và dặn Khánh xin phép mẹ. Đi với ai chứ với anh Quốc thì tin, mẹ Khánh đồng ý liền.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012
Tâm sự của chú Thắng "Dệt kim"
Tên chú là Dương Tiến Thắng, con trai cô công nhân già ở Nhà máy Dệt kim Đông Xuân. Vì yêu máy móc, lại gặp anh Quốc tới lắp đặt bộ điều khiển cho máy dệt tự động mà "mạnh dạn" xin kết huynh đệ. Rồi chú thành em của cả nhà. Tết này từ nước Đức xa xôi, chú có đôi điều tâm sự. (KQ)
Bên ngoài cái lạnh buốt sương
Bên trong nhà ấm làm đời suy tư
Ngồi nhà vì thời tiết bên này lạnh quá, em chắp nhặt mấy lời viết cho vui. Anh xem post lên trang nhà mình được không?
Chuyện từ Mat (Hạnh Phúc)
Đức cùng mẹ đi chơi nhà vườn datra của chú Lộc. |
Mùa đông lạnh -35 độ năm nay. |
Trong lúc chờ nạp accu, Phúc kịp mời ông bạn người Nga thưởng thức món nem cua bể. Ông ta tấm tắc khen ngon. Ông ấy hẹn, lần sau sẽ đến nhưng chỉ để được ăn ngon chứ không phải để sửa xe nữa nhé!
Ở hiền gặp lành đấy, các bác nhỉ! (Mà người Nga họ chân chất, mộc mạc, muzik thật!).
(Nem VN do Đức về Mat nhớ món đặc sản này nên gợi ý mẹ làm. Thế là 1 công đôi việc).
Chú Phạm Hữu Phú cần vụ của cha
Chú Phú đèo anh Chiến ở Soi Mít 1949. |
Theo cha làm cần vụ kiêm bảo vệ, chú lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho cha. Vì thế mà ông bà nội cũng rất quý chú. Cha cưỡi ngựa, chú theo sau. Súng sáu giắt lưng, áo trấn thủ mặc căng lồng ngực, đầu đội mũ nồi lệch lại to cao, đẹp trai, chả thế có cô bán hàng tạp hóa ở chợ Tuyên Quang người trắng trẻo mê chú như điếu đổ. Cuối cùng chú xin phép cha "tác thành" vợ chồng với thím. Cha đồng ý và chỉ dặn "thím hơn chú mấy tuổi đấy!".
Bác Nguyễn Lương Bằng, con người liêm khiết, giản dị
Cha gọi bác là Bác Cả, còn mọi người gọi là Sao Đỏ!
Tiếp Sasha, Sveta bạn Phúc (KC)
Trần Hạnh Phúc, cô em gái thứ bảy của
gia đình, có bạn thân là vợ chồng Sasha, Sveta. Quan hệ bạn bà thân tình là niềm an ủi của
cô em sống xa quê hương.
Sasha tốt nghiệp Khoa tiếng Việt Đại học Tổng hợp
Matxcova (MGU), nói tiếng Việt rất "thõi", từng là Trưởng chi nhánh Hãng thông tấn
Tin tức cùa Liên Xô tại Tp HCH. Sveta từng công tác tại Hà Nội nhiều
năm. Đôi vợ chồng này hàng năm dành tiền
sang Việt Nam chơi với bạn bè, đi nghỉ
tại các khu nghỉ dưởng ven biển (Mũi Né, Nha Trang). Phúc thường kể về Công
ty may mặc Việt Vương của Phạm Thị Vượng, em dâu thứ 5 trong gia đình.
Sáng
thứ hai, 13-2-2012, tôi đưa Sasha, Sveta thăm Công ty. Cháu Thủy thay mặt tiếp hai người bạn Nga.
Hai người bạn rất hài lòng được tận mắt nhìn
thấy quy mô sản xuất, ý thứ c lao động, các sản
phẩm xuất khẩu của Công ty, sự hình thành một lớp chủ doanh nghiệp mới tư
nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Hai bạn than phiền, hiện nay tại Nga không
có sản xuất, hàng hoá tiêu dùng chủ yếu nhập khẩu. Trong xã hội, cho dù xuất hiện
nhiều người giàu có (nhưng giầu nhanh nhất vẫn là tầng lớp các quan chức), nước
Nga hiện nay chỉ có bán nguyên liệu, tương lai nền kinh tế Nga không hiểu sẽ về đâu?
Cả hai sẽ không tham gia cuộc bầu cử Tổng thống vào 3-3-2012.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)