Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

VTV1: Lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng

Ngày 14/1/2008, tại Bắc Bộ Phủ nơi đây đúng 53 năm đ/c Trần Tử Bình và đ/c Nguyễn Khang đã lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN và vào chiếm cơ quan cao nhất của chính quyền cũ, sau cuộc mit tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn Tp. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến dự vào trao tặng Huân chương cho gia đình.
Mời xem phóng sự!


Có lỗi nên chưa post video clip này đuợc.

Những chuyến thăm Phú Riềng

Bia kỉ niệm Phú Riềng đỏ.
Đồn điền Cao su Phú Riềng nay là Cty Cao su Đồng Phú, không xa thị xã Đồng Xoài, Bình Phước.
Từ khi vào đây, gia đình đã nhiều lần lên thăm, tặng Nhà truyền thống Cty nhiều tư liệu quý. Cty Cao su Đồng Phú trở thành địa chỉ thân thiết của gia đình.
Sau đây là hình ảnh của chuyến viếng thăm ngày 27/7/2006, trước kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Trần Tử Bình. Cùng đi với gia đình còn có thầy Phạm Đình Trọng, Lê Tất Thắng (Ban Khoa giáo TW, con chú Lê Toàn Thư), Phan Nam... Trước đó đã có cuộc làm việc với Ban Khoa giáo tỉnh về chuẩn bị kỷ niệm cho ông. Các đ/c rất ủng hộ và coi đó là niềm tự hào của Bình Phước.
Sau đó đoàn xuống Đồng Phú, thăm nhà Chủ nhất (nay là văn phòng Cty), bia tưởng niệm cuộc đấu tranh 3/2/1930, suối Đá làng Ba, đài nước...







Đọc sách: Hồi ký PHÚ RIỀNG ĐỎ


PHÚ RIỀNG ĐỎ [1]


Thiếu tướng Trần Tử Bình kể
Nhà sử học Hà Ân ghi

NGÃ BA ĐƯỜNG

Cuối năm 1926, tôi bị đuổi khỏi Trường dòng La-tinh Hoàng Nguyên. Cha mẹ tôi nghe tin rất buồn. Quê nội tôi ở Tiêu Động (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), vốn là làng công giáo toàn tòng. Do đó cũng dễ hiểu tại sao cha mẹ tôi tức giận khi nghe tin con trai bị đuổi ra khỏi Chủng viện vì "làm loạn". Mà tội làm loạn là tội gì vậy? Chẳng nhẽ cùng anh em trong Chủng viện tham gia đấu tranh để bảo vệ danh dự của con người mà là làm loạn sao? Sự thật là thế này:
Mùa hè năm trước được nghỉ, tôi đi Nam Định và Hà Nội chơi. Nhân chuyến đi này, tôi được bà con đưa tân thư[2] cho mà đọc. Đọc rồi vỡ nhẽ rất nhiều. Sau đó tôi lại được cùng đồng bào rầm rộ đấu tranh đòi đế quốc phải thả cụ Phan Bội Châu. Hết hè trở lại Chủng viện, tôi thấy Chủng viện cũng chuyển mình. Tiếng dội của phong trào yêu nước đang tràn vào Trường dòng Hoàng Nguyên. Mầm mống cách mạng ấy gặp được một miếng đất tốt. Đó là cuộc sống ngột ngạt, đoạ đầy, bị khinh rẻ của chúng tôi trong Chủng viện.

Chuyện về các cụ Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm (Kiều Mai Sơn)



Từ trái: Các cụ Lê Thiết Hùng, Dương Đại Lâm, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Bằng Giang - đại biểu QĐ tại Đại hội 3 (1960) .
 
Trước đó, từ cuối mùa đông năm 1939, đầu năm 1940, Lê Quảng Ba và Trần Sơn Hùng (tức Thiếu tướng Hoàng Sâm) được giao nhiệm vụ bảo vệ căn cứ địa cách mạng. Những câu chuyện này và nhiều “huyền thoại” khác về họ vẫn được kể bên bếp lửa đỏ của người Tày, người Nùng, người Dao ở Việt Bắc…

Chốt kế hoạch xây dựng Nhà tưởng niệm

Trình bày thiết kế chi tiết.
Cũng ngày 2/11/2006, sau khi bàn giao chiếc đàn piano cho nhà thờ, gia đình cùng UBND xã Tiêu Động bàn lần cuối về kế hoạch xây dựng Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Trần Tử Bình.
Cụ Cống và cụ Quế để lại miếng đất hương hỏa chừng 20m2, trên đó còn cây bưởi không biết trồng từ khi nào. Nay, Xã quyết định di dời nhà chú Chóng (em họ) ngay sát đó về chỗ mới ngay bìa làng, nhìn ra cánh đồng với diện tích hơn 300m2, để lấy đất xây Nhà văn hóa thôn và Nhà tưởng niệm. Gia đình Chóng đã thực hiện xong việc di dời.
Thiết kế chi tiết, kế hoạch xây dựng đã được "chốt". Sau Tết ta khởi công và phải hoàn thành trước 30/4/2007, để ngày 5/5/2007 làm lễ khánh thành.

Sau đó gia đình còn ra báo cáo với Huyện ủy. Đồng chi Phó bí thư thường trực tiếp.

Tặng nhà thờ Tiêu Động cái đàn hành lễ

Đàn của anh Trung từ HN đã về!
Các cháu nhà 99 phần lớn đều học piano. Với nhà Trung-Minh thì cả 3 cháu Minh, Lan, Thu Phương đều là học sinh piano nhiều năm. Cũng chừng ấy năm, các cháu gắn bó với chiếc đàn này. Nghe tin nhà thờ Tiêu Thượng sắp xây lại, gia đình đã hiến tặng chiếc đàn đầy kỷ niệm này.
Ngoài sự có mặt của gia đình còn có ông Bùi Đức, anh Trần Đình Ngân và nhà văn Hà Nam Hoàng Giang Phú - người chấp bút truyện ký "Trọn đời vì nghĩa cả" về ông Bình. Đại diện chính quyền và  ban hành lễ của nhà thờ có mặt cùng bà con giáo dân Tiêu Thượng.
Dưới đây là phóng sự ảnh bàn giao chiếc đàn piano, ngày 2/11/2006.

Góp sức xây chùa

Tại ngôi chùa làng.
Ở Phúc Tá có ngôi chùa cổ ngoài đồng. Theo vận động của nhà chùa mà gia đình Minh-Trung góp tiền cùng bà con quê hương sửa sang, tu bổ để làm nơi qua lại, sinh hoạt tâm linh. Quà của gia đình tặng chùa là lát lại hiên bậc lên xuống chùa chính.
Chủ nhật 29/10/2006, chúng tôi cùng gia đình Trung-Minh cùng Nam Hòa, Giang Mù, Quân về bàn giao thành quả. Nhà chùa cảm ơn gia đình cụ Bình không chỉ xây trường học, dựng là đình làng mà làm cả việc công đức cho nhà chùa.

Bữa cơm quê.
Sau đó cùng anh em nhà Bá ăn bữa cơm quê. Tất nhiên không thể thiếu thịt chó.
Cô chú Truyền có đến 11 người con. Số em trai bám trụ quê hương, các em gái theo chồng về quê nội sinh sống nhưng những ngày giỗ chạp đều về thắp hương cho các cụ. Có phúc của ông bà, cha mẹ mà các em đều phương trưởng. Con nhà chú Mười có 2 cháu vào đại học.