Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Rio khoe răng sữa

Cháu đã hơn 1 tuổi và những chiếc răng sữa đã mọc.

Viết về đức tính trung thực (TAT)


Bài làm

Xã hội càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải có phẩm chất và đức tính tốt. Một trong những phẩm chất ấy là tính trung thực – đức tính được đề cao trong công việc và xã hội.

  Trung thực là trung thành với sự thật, thật thà, không dối trá. Người trung thực nói đúng sự thực, không bịa đặt hay gian dối để trục lợi cho bản thân. Chẳng hạn, một nhân viên kế toán tốt không báo cáo sai lệch sự thật, giúp công ty phát hiện cái đúng, cái sai trong chính sách để điều chỉnh và phát huy. Một ví dụ khác, những học sinh trung thực trong học tập không bao giờ quay cóp, trao đổi bài khi kiểm tra. Những con người chính trực như thế tạo được sự tin cậy, tín nhiệm, uy tín đối với người khác. Từ đó thắt chặt quan hệ giữa người với người, cùng giúp nhau chạm tới thành công.

 Kẻ dối trá, ngược lại, để lại ấn tượng xấu trong lòng mọi người. Họ bị coi thường, bị khinh rẻ bởi hành động dối trá của họ. Dối trá không chỉ làm hại chính họ, mà còn khiến nhiều người bị liên lụy, khó thành công. Điều này dẫn đến sự suy đồi đạo đức, khiến xã hội suy yếu.

  Bởi vậy, ta cần rèn luyện đức tính trung thực. Đức tính trung hực phải được rèn dũa ngay từ thuở bé, không gian dối trong mọi chuyện, tránh để lại hậu quả xấu.

  Trung thực là đức tính, là một phẩm chất tốt khi sống trong xã hội. Học sinh chúng ta phải trung thực trong học tập và cuộc sống để con đường đến với thành công ngày một gần hơn.