Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Nhân sĩ Bồ Xuân Luật


Nhân vật:
BỒ XUÂN LUẬT: TỪ PHỤC QUỐC QUÂN ĐẾN BỘ TRƯỞNG - NHÂN SĨ YÊU NƯỚC

Khải Đăng
Cụ Bồ Xuân Luật (1907-1994) nguyên Bộ trưởng Canh nông, nguyên Bộ trưởng không giữ Bộ nào, nguyên Uỷ viên Thường vụ Quốc hội khóa từ khóa I đến khóa IV, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... được biết đến là một nhân sĩ yêu nước có nhiều đóng góp đối với việc xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Mẹ rất dũng cảm (KQ)

Mẹ chữa bệnh ở Bắc Kinh (cuối 1968-71).
Cha đi sứ năm 1959. Lần đầu mẹ được sang Bắc Kinh thăm cha là hè 1960, rồi tiếp những năm sau. Nhưng đặc biệt không sang làm "phu nhân", vì: "Mẹ còn có công việc ở nhà và còn con cái". Qua thăm TQ mẹ hiểu được cái đất nước "cực kì phong kiến", đến bộ ngực đẹp của phụ nữ cũng phải che đậy, đi đến đâu chị em cũng phải e dè. Vậy mà sau cách mạng, họ như xổ lồng; tự do mặc váy, mặc áo hoa áo đẹp, bình đẳng như nam giới.
Khi về nước, ngay từ hồi ở 38 Trần Phú, mẹ đã dũng cảm mặc váy đi làm. Đạp xe dọc Điện Biên, lên Bông Duộm, lên Trần Hưng Đạo rồi Lò Đúc tới Xí nghiệp Len thêu ren xuất khẩu. Chả nề hà, sợ sệt gì. Mẹ bảo: "Mặc thế cho nó mát".
Lần sang Bắc Kinh chữa bệnh lại thấy mẹ dũng cảm. Một mình đơn thương chiến đấu, bị khoét hẳn 1 bên ngực, lấy da đùi vá lên, phải chuyển dần dần... Đau đớn, vậy mà mẹ cắn răng chịu đựng, không rên la. BS bạn còn nể phục trước ý chí của mẹ.

Cha mẹ và những chặng đường (KC)

Qua vài hình ảnh còn lưu giữ.
Ở Vân Nam 1951, khi cha mẹ vừa sum họp.

Ở Quế Lâm, 1955.

Ở Bắc Kinh, 1965.

Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ, họ là ai? (KC)

Tấm ảnh chụp tại Bộ chỉ huy mặt trận lịch sử Điện Biên Phủ.
Từ phải qua: Thiếu tướng Tổng Thanh tra QĐ Lê Thiết Hùng, Cục trưởng Cục Quân báo Lê Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm TCCT- Chủ nhiệm chính trị mặt trận Lê Liêm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (áo đen), Cục phó Cục Bảo vệ Phạm Kiệt, Cục trưởng Cục Tác chiến Trần Văn Quang, Trưởng phòng tuyên huấn Hoàng Xuân Tuỳ (người ngồi quay lưng lại).
Bức ảnh do ông Lê Trọng Nghiã cung cấp, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1954 -   7-5-2004.

Về Trung tướng Lê Quang Đạo

Chú gọi cha là ông anh.
Thời kì bí mật, chú từng là Bí thư Thành ủy HN. Bị căn bệnh loạn thị (ngày đó đâu có phòng khám nhãn khoa nên chả biết bị gì, cứ có kính là đeo, hợp thì đeo mãi). Và được cha cho 1 cái kính, đeo thấy hợp. (Sau chú mới biết đó là cái kính cướp được ở nhà giàu). Lần bị lộ, chạy đến đê sông Hồng thì rơi mất kính, không có cái gì để nhìn.
Khoảng giữa 1945 (trước Tổng khởi nghĩa), chú cùng cha đi họp. Tối hôm đó ngủ ở quán cơm bình dân trước cửa ga Hàng Cỏ. Với kinh nghiệm từng trải, cha khuyên: "Sáng mai đi sớm kẻo Mỹ ném bom!". Dù đang tuổi ăn tuổi ngủ, sớm sau phải thức dậy theo ông anh và xuôi theo đường 1. Quãng 8-9g thấy máy bay Mỹ bay về hướng HN. Mấy hôm sau quay lại thấy quán cơm giờ là hố bom...
Mời đọc tham khảo!

Tư liệu về cụ Phạm Ngọc Mậu

Mời đọc!
(Lưu ý:  BBT đưa ra các thông tin này muốn gợi ý các thành viên gia đình viết về những kỉ niệm của bạn bè cha mẹ).

Nhớ lại một quyết định

Năm 1948, ông Lê Liêm là Cục trưởng Cục Dân quân, Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia. Năm 1949, để chuẩn bị xây dựng các đại đoàn chủ lực, nhất là Đại đoàn đồng bằng F320 mà ông Văn Tiến Dũng nhận nhiệm vụ mới, còn ông Liêm đảm nhiệm vị trí của ông Dũng.

Mời xem lại tư liệu này!
Sau đó là Phó chủ nhiệm TCCT 1950, Chủ nhiệm Chính trị mặt trận Điện Biên Phủ 1954, Thứ trưởng Bộ Văn hóa 1958, Ủy viên TW dự khuyết khóa 3...

Mối thân tình với chú Đặng Kim Giang

Ngày bé hay nghe cha kể về chú. Cha là Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN; còn chú Giang lãnh đạo khởi nghĩa ở Hà Đông - ngay sát Vạn Phúc, nơi bộ chỉ huy Tổng khởi nghĩa đóng cho đến ngày 18/8/1945. Chú lại thay bác Trần Đăng Ninh (bị ốm bệnh) làm Chủ nhiệm Hậu cần mặt trận Điện Biên Phủ. Sau này là Thứ trưởng Bộ Nông trường, chú đã cùng cha đi khảo sát, chuẩn bị để kí kết với TQ Hiệp định giúp đỡ 12 nông trường quốc doanh. Cha rất buồn, thương chú - 1 con người thẳng thắn sau "cái vụ 1963".
Sau này Đặng Kim Sơn, Đặng Kim Thành con chú đã phấn đấu không ngừng, không làm hổ danh bố.
Wikipedia ghi nhận thông tin về chú.