Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Bữa cơm tất niên Nhâm Thìn tại nhà Công Vượng (TTC)


Tối 28-1-2013, Công Vượng tố chức bữa cơm tất niên Nhâm Thìn, tại 104 Phú Gia. Các gia đình tề tựu đông đủ, riêng hai cháu Cường Nhuần không đến được do phải liên hoan tổng kết cơ quan. Tổng cộng: 20 người .
Các món chính: cá hồi, cá ngừ tuna sống chấm nước tương mù-tạc, cua biển luộc, chân giò nấu giả cầy (ăn "như chó"), bún mọc. Đồ uống: sâm-banh khai vị, rượu vang trắng, bia Heinecken.
Dịch vụ: Vượng đạo diễn, cô Gái đầu bếp, cháu Đào "chạy bàn".
Bữa ăn diễn ra vui vẻ, anh chị em tâm sự được nhiều điều.
Nhân vật mới trong năm Nhâm Thìn: Vợ Long - Stephanie và cháu Bồ Nông. Nông rất trưởng thành sau 1 năm du học về.

Cơm tất niên nhà 99 ở phía Nam

Nhận lời mời của gia đình Công-Vượng, tối qua, các gia đình của nhà 99 ở TpHCM có mặt ở nhà số 104 Phú Gia, Q7 liên hoan tất niên năm cũ Nhâm Thìn. Bố mẹ, con, cháu các gia đình đủ cả; chỉ thiếu vợ chồng Cường-Nhuần đi tất niên cơ quan. Vợ chồng Long-Steph sau thời gian vi vu ngoài HN, thăm thú các danh thắng, đã trở về lại SG.
Phía sảnh sau được kê 2 dãy bàn cho cánh đàn ông và cho cánh chị em, các cháu. Trời mát, gió biển thổi về làm không khí càng trở nên dễ chịu. Mọi người vui vẻ ăn uống và trò chuyện. Ngoài món cá hồi, cá ngừ sống ăn với mù tạt; còn có salat rau rocket lạ miệng, cuối bữa có bát bún thang và đặc sản "chân giò nấu giả cầy các cụ ăn như chó"(!). Ngon!
Hai bạn Bim và Cún ăn no thì đuổi nhau khắp nơi. Riêng Mèo Rio thì lăng xăng, nói nhiều, rất đáng yêu. Thỉnh thoảng ra quấy ba Dũng. Nông và Mý kéo nhau ra 1 góc tâm sự chuyện du học. (Mý hỏi han kinh nghiệm sống tự lập thế nào, học ra sao...). Nông tranh thủ nhờ bác Quốc chụp ảnh đứng cạnh bức tranh sơn dầu "Gửi lời chào Jaquelin" của họa sĩ Dương Bích Liên và bức sơn mài "Thôn nữ VN trong trang phục áo yếm", để kịp khoe các bạn học ở New Zealand lần này sang.
Có 1 điều đặc biệt: hôm chủ nhật 27/1 là kỉ niệm 34 năm ngày cưới của Công-Vượng. Khi chụp ảnh kết thúc, 2 vợ chồng Hùng mới "công bố" bí mật này và mang bó hồng trắng 34 bông ra đặt trên bàn. Vui vẻ.
Chúc năm mới Quý Tỵ có nhiều hạnh phúc, may mắn cho mọi nhà!
Mời xem slide show tối qua!

Chú Lương Phong ở TpHCM

Sáng chủ nhật, 27/1/2013, chú đã tham dự buổi gặp mặt lịch sử với bạn bè quốc tế và nhân chứng lịch sử của Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN 1973.
Ngày 28/1/2013, chú đã bay về Bắc Kinh.
Mời xem phóng sự sau!

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Chuyện nghe chú Lương Phong kể lại (KQ)

Chú Lương Phong năm nay 81 và được coi là nhân chứng sống của mối quan hệ giữa lãnh tụ 2 nước Việt - Trung. Chú từng được phiên dịch cho Bác từ cuối những năm 1950...

Lần đầu phiên dịch cho Bác
Sau Cách mạng Tháng Tám, chú lên Việt Bắc, làm cơ yếu trong tổ điện đài của TW do bác Lý Ban phụ trách, đảm bảo liên lạc giữa TW Đảng ta với TW Đảng CSTQ. Vốn là học sinh Trường Trung học Trung Hoa, nhà quanh khu Hàng Buồm, biết chút tiếng Việt; nay tiếp tục học tiếng Việt do con gái bác Tôn dạy.
Lần đó được giao nhiệm vụ dịch cho Bác làm việc với ông Trần Canh. Dù Bác nghe, nói tiếng Trung tốt nhưng vẫn dùng phiên dịch. Bác bảo, để còn có thời gian mà suy nghĩ và chuẩn bị.
Thấy đ/c phiên dịch trẻ dịch còn có lỗi, Bác không tỏ thái độ giận dữ, coi thường mà ân cần hỏi thăm xem đã học tiếng Việt ở đâu, bao lâu rồi. Chú Phong nhớ mãi lời dặn của Bác: "Đ/c muốn làm việc tốt thì cần phải học nhiều hơn nữa".

Nhân chuyện cha được truy tặng Huân chương Sao Vàng (KC)


Khoảng tháng  11-2007, Công  mời anh Chiến, Quốc, Trung đi du lịch Trung Quốc theo lời mời của khách Nhật làm ăn - Công ty buôn bán máy thêu Tajima. Lộ trình chuyến du lịch này là Thượng Hải, Bắc Kinh. Bốn anh em bàn nhau lần này phải thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nơi cha đã sống, công tác từ 4-1959 đến 2-1967.
Dù sao Đại sứ quán cũng là "cửa quan". Bốn anh em lúc này là những người dân (không đen). Để đến Đại sứ quán phải có liên hệ trước, báo mình là ai, đến Đại sứ quán làm gì… Việc này lại phải nhờ đến ông em Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao Hoàng Vĩnh Thành. Thành cho  e-mail của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cho số điện thoại cầm tay của Đại sứ Trần Văn Luật (không hiểu việc đó có sai nguyên tắc không, song vì tin ông anh nên Thành cũng không phải lo hậu quả). Từ Tp Hồ Chí Minh có thư gửi cho Đại sứ Trần Văn Luật, rằng chúng tôi các con của cố Đại sứ Trần Tử Bình khoảng tháng 10-2007 sẽ đến Bắc Kinh, muốn đến  chào Đại sứ, thăm Sứ quán nơi cụ nhà đã công tác 8 năm…

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Tin nhanh: Gặp chú Lương Phong (TTC)


Tặng chú sách "Trọn đời vì nghĩa cả".
Tối 26/1, bốn anh em: Chiến ,Quốc, Công, Nghị đã mời cơm chú Lương Phong tại Vườn Cafe Saigon ở Sheraton. Gia đình biếu chú Lương Phong cuốn sách của cha "Trọn đời vì nghĩa cả". Cty TTC tăng chú và chú Văn Trang áo polo có ghi: "Gia đình ông Trấn Tử Bình kính biếu chú Lương Phong, chú Văn Trang" và giới thiệu với chú Lương Phong đây là sản phẩm do con ông Bình bà Hưng làm ra, biếu hai chú dùng, làm kỷ niệm. Chú Lương Phong cảm động và rất vui khi gặp lại con ông Bình. Bốn anh em còn được nghe nhiều câu chuyện thú vị về Bác Hồ, về cha từ chú Phong. Ông "tổng biên tập" sẽ đưa lên blog nhà ta !!!
Sau 6 năm, thấy chú già đi nhiều, đã 81, chậm hơn khi gặp chú tại Bắc Kinh cuối năm 2007. Bốn anh em tiễn chú về KS Bông Sen ngay đường Đồng Khởi và chúc chú sức khỏe, còn gặp chú vài lần nữa ở VN. Chú còn ở thăm TpHCM đến ngày 28/1 thì bay về Bắc Kinh.

Thêm Hữu Nghị vừa đến.



Chú cháu tâm đầu ý hợp.

Thêm Kiến Quốc.
Trước sảnh KS Sheraton.

Đưa chú về KS Bông Sen.


Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Bộ Ngoại giao và kỉ niệm về 2 tấm huân chương cao quý của cha (KC)


Năm 2001, Bộ Ngoại giao làm lễ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cha tại văn phòng. Bộ trưởng Nguyễn Duy Niên thay mặt Nhà nước trao  huân chương cho gia đình. Dịp đó gia đình mời chú Vũ Thơ, chú Bồng  tham dự. Lễ truy tặng diễn ra trang trọng, vui vẻ. Sau đó cả nhà cùng 2 chú ra Mai Dịch báo tin vui cho cha mẹ.
Ông Nguyễn Duy Niên còn kể chuyện vui, rằng  ông Niên vốn là cán bộ thuộc quyền ông Hoàng Mười, Vụ trưởng vụ Châu Á. Ông Hoàng Mười vốn là học sinh Hà Nội, tham gia tổ chức Thanh niên Hoàng Diệu, tham gia  Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp là cán bộ trung đoàn.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Lễ cầu siêu trả lại "phép thông công" cho giáo dân Phạm Văn Phu

Cách đây hơn 80 năm được sống trong không khí cả nước đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và tổ chức đám tang cho cụ Phan Chu Trinh mà anh học sinh Chủng viện Hoàng Nguyên bị đuổi học, cha mẹ bị nhà thờ "rút phép thông công" - vinh dự lớn nhất của những con chiên ngoan Đạo. Hai cụ "một gánh bên nồi, một gánh bên con" bỏ quê hương đi xa xứ.
Cũng từ ngày ấy, cuối 1927, Phạm Văn Phu dấn thân vào Nam bộ làm phu cao su. Tới 1928 gia nhập VNTNCMĐC Hội rồi tháng 10/1929 trở thành đảng viên Đông Dương CS Đảng và 3/2/1930 là bí thư chi bộ làm nên 1 Phú Riềng Đỏ lịch sử; 15 năm sau lại tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh đồng bẳng Bắc bộ. Tháng 1/1948, ông được tấn phong thiếu tướng cùng 10 tướng lĩnh đầu tiên của nước VN mới. Kinh qua các chức vụ Chính ủy trường đào tạo cán bộ đầu tiên, Phó bí thư Quân ủy TW, Phó rồi Tổng thanh tra QĐ, Phó tổng thanh tra Chính phủ, Đại sứ VN tại TQ, Mông cổ; ông đã có những đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc.

Về thăm quê

Ngày 6/6/2010, có bác Chiến từ SG ra; 3 anh em Chiến, Quốc, Trung đã về thăm quê nội.
Khi qua Phủ Lý đã dừng thăm đường mang tên cha. Con đường này dài 500m, có 1 đầu nối với đại lộ Trường Chinh. Tới Tiêu Động sau khi thắp hương tại mộ Tổ họ Phạm, anh em đã vào Nhà tưởng niệm rồi sang thăm nhà thờ, gặp ban hành lễ. Trưa đó có bữa thịt chó với bà con Tiêu Thượng. Sau sang thăm nhà chú Chóng, em họ, gia đình nhường 1 phần đất để xã quy hoạch lại Nhà tưởng niệm. Nhờ lộc ông mà vợ con nhà Chóng làm ăn phát đạt tại đất mới.
Ngày 6/9/2010, cha Được (dân Tiêu Thượng) đã đến nhà 99 thăm gia đình và tặng ảnh nhà thờ sắp hoàn thiện. Cha cũng bàn việc tổ chức lễ trả lại "phép thông công" cho giáo dân Phạm Văn Phu. Tuy chúng ta không còn theo Đạo nhưng đây cũng là việc nên làm.
Mời xem phóng sự ảnh!

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Chuyện biết thêm về nhà bác Mẫn chụp ảnh (KQ)

Sáng nay ngồi ở nhà tang lễ Chùa Vĩnh Nghiêm, gặp anh Giang (con bác Mẫn) cũng đến viếng Ninh Choắt (anh Bình Coỏng). Anh em tâm sự nhiều.
... Bác Trinh từ trước 1940 đã là cơ sở của ta ở SG. Bác có hẳn Bảo sanh Viện trên đường Công Lý (nay là Nguyễn Văn Trỗi). Năm 1939, bà Nguyễn Thị Minh Khai (vợ ông Lê Hồng Phong) mang bầu và tổ chức bố trí cho vào sinh ở viện này. Bác Trinh đã chăm sóc và đỡ cho bà Khai. Sau đó bác nuôi cô con gái đó. Năm 1940, bà Khai bị bắt rồi bác Trinh cũng bị bắt vì liên quan tới bà Khai. Nhưng vì không có chứng cứ mà mật thám phải thả bác Trinh và không cho ở SG, bắt đi biệt xứ. Bác Trinh về Cần Thơ và tiếp tục vừa dựng nhà hộ sinh vừa hoạt động.

Lễ bàn giao tượng Thiếu tướng Trần Tử Bình cho Trừơng Sĩ quan Lục quân 1

Trường Lục quân 1 là đơn vị kế thừa truyền thống của Trường Quân chính kháng Nhật 1945 và Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2008, gia đình và Hội Sử học VN đã trân trọng bàn giao bức tượng đồng bán thân của Thiếu tướng Chính ủy Trần Tử Bình cho nhà trường vào sáng 25/11/2008. Các tướng lĩnh là học trò Thiếu tướng, gia đình các bạn chiến đấu của ông,  cùng TTK Dương Trung Quốc đã đến dự.
Nghi lễ giản dị nhưng long trọng. Sau phần khai mạc, giới thiệu tiểu sử Thiếu tướng, Trần Kiến Quốc thừa ủy quyền của Trần Kháng Chiến đã có bài phát biểu (đã đăng trên trang này). Sau đó là phần bàn giao tượng.
Mọi người và gia đình tự hào vì từ hôm nay, Thiếu tướng như hiện diện tại nhà trường để dõi theo sự trưởng thành của các học viên sĩ quan trong rèn luyện, học tập hàng ngày, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc.
Đây là phóng sự ảnh buổi lễ. Mời xem! 

Đầu năm có bài viêt của Việt Trung trên Phụ nữ Thủ đô

Mời đọc bên Bantroi5!

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Lễ đón nhận Huân chương Sao Vàng và tượng đồng Thiếu tướng Trần Tử Bình tại xã Tiêu Động

Đầu năm 2008, Đảng và Nhà nước đã truy tặng Thiếu tướng Trần Tử Bình huân chương cao quý nhất - Sao Vàng. Ngày 17/8/2008, nhân kỉ niệm 63 năm Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, gia đình đã về quê, trao tặng Huân chương Sao Vàng và tượng đồng Thiếu tướng cho Nhà văn hóa thôn Tiêu Thượng. Đông đảo bà con Tiêu Thượng cùng Đảng ủy và UBND, HĐND xã Tiêu Động, gia đình anh Vọng chị Nga, chú Bùi Đức từ Nam Định về đã có mặt.
Huân chương được treo lên vị trí trang trọng nhất và bức tượng đồng bán thân cũng được đặt tại gian tưởng niệm của Nhà văn hóa.
Sau đó gia đình sang thăm nhà thờ Tiêu Thượng đang trong thời kì xây dựng và gặp mặt ban hành đạo. Chính quyền địa phương đang bàn, triển khai làm con đường bê tông mang tên 'Thánh Tướng' nối từ đường liên xã tới cổng nhà thờ.
Mời xem phóng sự ảnh!

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Về Ân Thi thăm mộ ông bà nội

Ngày 8/6/2010, mấy anh em do bác Chiến dẫn đầu đã về Phúc Tá, Ân Thi thăm mộ ông bà nội. Hôm đó đã thống nhất với các em con cô chú Truyền: sẽ xây lại mộ ông bà nội nhà ta, mộ cô chú và ông bà nội các em. Lần này có thêm anh Lợi cùng đi. Sau đó còn ra thăm đình làng nơi Trung tham gia giúp các cụ trong thôn dịch lại bia đá dựng ngay sân đình.
Sau đây là những hình ảnh quý hôm đó.

Trồng cây bồ đề trên phố TRẦN TỬ BÌNH

Đúng ngày 19/8/2008, tại con phố vừa được Tp HN đặt tên ông, gia đình ta đã đến trồng cây bồ đề lấy từ nhà 99 Trần Hưng Đạo. Bạn bè của gia đình có chú Tuấn "câm', bác Giang "mù", chú Pv Hiển... Bạn bè cùng Khoa Vô tuyến của Quốc ở Học viện KTQS gần đầy cũng có mặt. Mời đọc bài viết đã đăng.
Và đây là phóng sự ảnh.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Kỉ niệm về cha mẹ

Xuân mới sắp sang. Tết này cha đi xa đã 46 năm. Cũng năm nay tròn 20 năm mẹ đi xa. Xin tổng hợp 1 số hình ảnh của cha mẹ và đồng chí, đồng đội.
Mời xem lại!

Lẽ sống Ông Bình (TTC)

Trước tiền sảnh Công ty TNHH May Thêu T.T.C có một tấm pa-nô rất "khác người", độc đáo. Bất kỳ một ai bước vào Công ty cũng tự hỏi: của ai? tại sao lại treo ở đây? ý nghĩa gì?

Đây chính là lời dạy của Ông Bình, đã nhắn nhủ các con ông lúc sinh thời.




Giỗ Cha 3 Tết 2002 (14-2-2002)


Cách đây đúng 11 năm, ngày mùng 3 Tết năm 2002 (14-2-2002), các gia đình phía nam đã làm giỗ Cha Bình tại "dinh thự" của Quốc - Vân Anh, 178/2 đường Nguyễn Thượng Hiền (tên cũ). Hôm đó có đông đủ con cháu trong đại gia đình. Có cả chị em cháu Tin bên ngoại (Mẹ Hưng) cũng có mặt.
Đặc biệt nhất là có các cô chú là bạn Cha Mẹ cũng tham dự, chứng kiến con ông Bình, bà Hưng trưởng thành trong cuộc sống mới. Đó là bà Nga - bà ngoại Mý, bà Thắm - bà ngoại Quang, chú Lê Quý Quỳnh (Bí thư Hưng Yên, cùng khỏi nghĩa cướp chính quyền Hưng Yên với Mẹ), cô Thảo và chú Lê Trọng Nghĩa (ủy viên UBKNHN 19/8/1945 cùng cha, là Cục trưởng Cục 2 đầu tiên từ 1950), cô chú NSUT Dương Minh Đẩu, chú Nguyễn Minh Long (con bà Ba Triệu, Phú Thọ - cơ sở của TW và Cha Mẹ), cô chú Nguyễn Thọ Chân (được Cha sưởi ấm khi bị sốt rét 1943).
Đến hôm nay, cô Hương (vợ chú Chân), cô Thảo (vợ chú Nghĩa), chú Quỳnh đã đi xa. Chú Long thì bệnh nặng. Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của đời. Vậy mà vẫn bùi ngùi thương nhớ.

Thông báo đặc biệt (Thắng Lợi)

Thân gửi: Chú Quốc, cô Vân Anh, bé Mý
Chiều hôm qua, ngay 20/1/2013, cô Vá nhà 99 đã lên chức Mẹ của đoàn chó 4 con, nhưng ko rõ "Bố"  là ai (do thỉnh thoảng cổng mở, Vá ta lọt ra ngòai và... kết quả mang bầu và sinh hạ đựơc 4 con bụ bẫm - 2 con đen tuyền, 2 con màu xám). Khoảng 14 ngày nữa sẽ mở mắt. Bác Lợi sẽ chup ành gửi vào cho Mý xem. Cháu thích đặt tên gì cho 4 chú chó con?
Chúc cả nhà khỏe, bình an. Chúc Mý học giỏi, ngoan ngoãn, chóng lớn.
Bác Lợi Nguyệt

Cuộc thi Phiên tòa giả định của Hiệp hội Luật gia Châu Á- Thái Bình Dương (LawAsia Moot Competition) 2012 - Trần Việt Dũng

Trên sân khầu nhận giải.
Vừa qua Trần Việt Dũng (giảng viên, Phó Khoa Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh), đã huấn luyện và dẫn dắt đội tuyển sinh viên trường Đại học Luật TP.HCM tham dự cuộc thi LawAsia Moot Competition (phiên tòa giả định) 2012, được tổ chức tại Bali, Indonesia. Cuộc thi này hoạt động đặc biệt được LAWASIA tổ chức dành riêng cho sinh viên luật của các trường đại học trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (http://lawasiamoot.org), như Loyola Law School, Los Angeles (Mỹ); University of Hong Kong; Hong Kong Chinese University, National Law University, Delhi (Ấn Độ); Kobe University (Nhật Bản); SMU Law School (Singapore), National University of Australia (Úc); Tsinghua University (Trung Quốc)... Đây là nơi để sinh viên tranh tài khi tham gia giải quyết các tranh chấp trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế và làm quen với môi trường tranh tụng quốc tế.


Bà Hưng và bà Tâm của nhà ta

Khi Kiến Quốc sinh được vài ngày, cha đã nhờ Hội Việt kiều ở Côn Minh (Vân Nam, TQ) tìm cho 1 phụ nữ lớn tuổi, nhân thân tốt, không có gia đình về giúp mẹ. Bà Tâm theo chồng làm tuyến đường sắt HN- Vân Nam cho Hãng hỏa xa Vân Nam, rồi sang sống ở Côn Minh, thỏa mãn yêu cầu của cha. Vậy là khi Quốc được 14 ngày thì bà về trường Lục quân.
Cha coi bà Tâm như em gái (kém cha 4 tuổi), bà Hưng cũng quý mến bà Tâm; còn trẻ con nhà ta thì coi bà như mẹ đẻ. Bà thay bà Hưng chăm sóc thế hệ con rồi đến thế hệ cháu nhà 99, từ Dũng, Hùng, Trang, Long... (Vậy mà ông Long dám đi giày xăng-đá đá vào ống chân bà. (Nghịch quá!).
Bà con khu tập thể 38 Trần Phú nhớ mãi hình ảnh, đến 4-5 đứa nhà mình, mỗi đứa có 1 "mâm riêng" do bà Tâm chia cho. Đít thì ngồi lên cái ghế gỗ con, trước mặt là cái ghế sắt chiến lợi phẩm làm bàn, trên có bát cơm, bát canh và đĩa nhỏ đựng thức ăn.
Ngày 23/8/1993, bà Hưng đi trước, bà Tâm buồn lắm. Tới chục năm sau, ngày 18/3/2003 bà Tâm mới đi khi qua tuổi 93. Sáng ấy, anh em nhà 99 trong Nam bay ra, kịp mua áo quan, cùng Việt Trung và Tuấn "câm" khâm liệm cho bà. Sáng sau, trước bà con khối phố, bác Chiến đọc điếu văn rồi đưa bà về an nghỉ ở quê hương Quỳnh Côi (nay là Quỳnh Phụ, Thái Bình).
Mời xem lại những kỉ niệm với 2 bà nhà ta.

Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng - ghi nhận từ máy khác

Mời xem!
(slide-show!)

Thăm bác Võ Nguyên Giáp nhân 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân 55 năm Chiến thắng ĐBP, 7/5/1954 - 7/5/2009, theo sáng kiến của Võ Hồng Nam (con út của bác Văn) đã nhóm họp các gia đình cán bộ cao cấp của Tổng hành dinh, từng sống quanh khu Hoàng Diệu những năm sau 1954, đến thăm và chúc sức khỏe bác Văn.
Năm 1956 khi trường Lục quân chuyển về VN, nhà ta từng ở Lý Nam Đế, sau chuyển về 20 Hoàng Diệu ở cùng gia đình bác Trần Quý Hai (ngay ngã 4 Điện Biên-Hoàng Diệu), rồi về 34 Hoàng Diệu ở cùng bác Hoàng Văn Thái (sát tường rào vườn hoa nhà bác Văn, đối diện nhà chú Văn Tiến Dũng). Tháng 4/1959 khi cha chuyển sang Bộ Ngoại giao thì nhà mới chuyển về 38 Trần Phú (nhà bác Trần Văn Trà về ở chỗ cũ nhà ta).
Tướng lĩnh "cùng phố" còn lại Thượng tướng Trần Văn Quang, thế hệ con cháu có 2 thiếu tướng - Phạm Ngọc Nguyên, Nguyễn Quang Bắc; phu nhân lão tướng có các cụ bà Đặng Bích Hà (vợ bác Văn), bà Tạ Quang Bửu, bà Lê Quang Đạo.
Ngày đó cụ Văn đã yếu, chậm nhưng vẫn tiếp từng gia đình. Gia đình ta có nhà Trung-Minh, Vân Anh-Quốc. Chúng ta đã tặng gia đình bác cuốn Trọn đời vì nghĩa cả, truyện ký của tác giả Hoàng Giang Phúc, có ghi lại nhiều kỉ niệm của cha với bác... Vậy mà đã 4 năm.
(Phần sau có mấy ảnh Kiến Quốc, Vân Anh cùng anh chị em TSQ Nguyễn Văn Trỗi và các anh trong BLL TSQVN đến thăm bác Văn tại Khu nhà nghỉ TW Hồ Tây).
Mời xem slide-show!

Vài hình ảnh Lễ đón nhận Huân chương HCM cho cụ Lý Ban

Tháng 4/2011, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ Công thương đã trao cho gia đình cụ Lý Ban Huân chương HCM. Đó không chỉ là hạnh phúc của anh Lý Tân Hoa, chị Mỹ Vân, anh Tân Việt và Lý Tân Huệ mà còn là niềm vui của đại gia đình ta. Đảng và Nhà nước đã đánh giá đúng công lao của cụ.
Trong buổi lễ được gặp nhiều cán bộ dưới quyền của bác Lý ở Bộ Ngoại thương và bạn bè của Lý Tân Huệ. Chú Hoàng Minh Phương, từng công tác với bác Lý trên Việt Bắc cuối những năm 1940,  cũng đến dự.
(Trước đó, trên cương vị Tổng thư kí Hội Hữu nghị Việt-Trung TpHCM, anh Chiến đã có thư gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và được ông trả lời. Sau này Dung (vợ Lê Chí Hòa, cán bộ của Vụ Thi đua, khen thưởng Bộ Công thương) đã nhiệt tình, phối hợp với Ban Thi đua- Khen thưởng chính phủ, cơ quan và cùng gia đình để thực hiện việc này).
Mời xem  slide-show này.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Video clip "Gặp mặt gia đình tối 22/9/2012" (Trần Công)

Tối 22/9/2012, các gia đình phía nam có buổi "hội ngộ" tại nhà Công, nhân dịp Phúc ở Liên xô về thăm "quê hương". Trong bữa cơm, anh chị em mới biết vừa sinh nhật Công vào 19/9/2012, bước sang tuổi 59 mới được 4 ngày, thế là lại "nâng ly"...

Một lần gặp mặt thú vị (KC)


Tổng lãnh sự Trác Lôi Minh và chú Phương.
Cuối năm ngoái khi đến thăm chú Hoàng Minh Phương, tặng chú bức ảnh Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam  chụp với Chủ tịch Mao Trạch Đông (trong đó có chú). Chú cho biết sau một thời gian ốm, sức khỏe giảm sút; nay đã khá hơn. Chú sẽ cố gắng đến dự  tiệc tại  Nhà hàng Wissor Plaza tại Quận 5, chào mừng 63 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung, mừng xuân Quý Tỵ  vào tối 17-1-2013 do Tổng lãnh sự Trung Quốc Trác Lôi Minh mời.
Tối 17-1, anh đến  sớm, đón chú. Hai chú cháu gặp nhau và cùng đến chào chủ tiệc - Tổng lãnh sự Trác Lôi Minh. Anh giới thiệu chú Hoàng Minh Phương là nhà nghiên cứu khoa học quân sự, nguyên phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp  và Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vy Quốc Thanh từ 1950-1954 và là một trong những lưu học sinh Việt Nam đầu tiên sang học tập tại Trung Quốc vào 1949, được giáo sư Văn Trang  dạy Trung văn tại ATK Việt Bắc vào 1948. Và Trác lôi Minh cũng là học trò của giáo sư Văn Trang; nên anh ta mừng lắm, nhận chú Phương là huynh trưởng-đồng môn. 

Ảnh ga Hàng Cỏ đầu thế kỉ 20 (Long Trần)

Vị trí đặt máy chắc ở nhà 99 ta.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Bài đáp lễ của anh Trần Kháng Chiến trong buổi trao tặng Huân chương Sao Vàng


Kính thưa đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ chính trị BCHTƯ ĐCS Việt Nam, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam,
Kính thưa đồng chí Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ chính trị BCHTƯ ĐCS Việt Nam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngọai giao,
Kính thưa các quý vị có mặt trong buổi lễ,

Hôm nay, gia đình chúng tôi rất vinh dự, cảm động được đón nhận  phần thưởng cao quý nhất - Huân chương Sao vàng - do Đảng, Nhà nước truy tặng cho cha chúng tôi - lão đồng chí Trần Tử Bình, Thiếu tướng QĐND Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Quân ủy, Đại sứ đặc mệnh tòan quyền nước ta tại Trung Quốc, Mông Cổ,  Ủy viên BCHTƯ ĐCS Việt Nam khoá III, đại biểu Quốc hội khóa II, III.
Thay mặt tòan thể gia đình, tôi xin trân trọng cám ơn Đảng, Nhà Nước và Bộ Ngọai giao!

Bài phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết


Phần 1.

Phần 2.

Quyết định số 1232/2007/QĐ-CTN


Hình ảnh lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng cho lão đ/c Trần Tử Bình (Ảnh: Trần Duy Hiển, phóng viên trẻ CAND)

Ngày 29/10/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kí quyết định số 1232/2007/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Sao Vàng cho 3 lão đ/c Lê Chưởng, Nguyễn Chánh và Trần Tử Bình.
Ngày 14/1/2008 tại Nhà khách Chính phủ - đúng tại nơi cách đây 63 năm đ/c Trần Tử Bình cùng đ/c Nguyễn Khang chỉ huy quần chúng cách mạng tiến vào Bắc bộ Phủ cướp chính quyền về tay nhân dân - Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ trao tặng huân chương cho gia đình. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, nguyên Bí thư tỉnh Sông Bé (nơi ông Trần Tử Bình, bí thư chi bộ làm nên 1 Phú Riềng Đỏ lịch sử vào 3/2/1930),đã tới dự và chia vui.
Mời xem slide-show!
BBT sẽ tiếp tục post phần ảnh, video của con cháu trong nhà thực hiện. Mời đón xem!

Cháu Trần Lan Phương chơi piano

Nhà Trung Minh có 3 cô con gái cùng tên Phương - Minh, Lan, Thu. Cả 3 đều được học piano. Mời nghe cháu Phương chơi bản nhạc Polonez ngày còn là học sinh phổ thông. Nay cháu đã tốt nghiệp đại học ở Anh và đang làm thạc sĩ.

Chú Lương Phong sắp tới TpHCM (KC)


Liên hiệp các tồ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức gặp gỡ quốc tế nhân kỷ niệm 40 năm ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại Hòa bình tại Việt Nam (22-1-1973 - 22-1-2013). Chú Lương Phong nguyên là cán bộ Bộ Ngoại giao Trung Quốc thời kỳ đó được mời tham gia cuộc gặp gỡ này. 
Ngày 26-1-2013, chú Lương Phong và các khách quốc tế sẽ vào TpHCM. Hiện chưa biết kế hoạch chương trình của đoàn. Vậy báo Công, Nghị, Quốc biết. Chúng ta sẽ  cùng đến  chào chú - người bạn Trung Quốc rất quý cha. 

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Bức ảnh quý

Cha và chú Phan Trọng Tuệ có mối thân tình. Cùng tham gia Xứ ủy Bắc kỳ những năm 1940, đến giữa 1943 cùng dự cuộc họp Xứ ủy do cụ Hạ Bá Cang chủ trì ở 1 thôn ở Bình Lục, Hà Nam.

Lưu bút.
Do có kẻ phản bội chỉ điểm, cuộc họp bị lộ. Đêm ấy mật thám Nam Định đã bí mật bao vây. Thấy động vì nghe chó sủa ran, cha giật võng chú Tuệ và đưa "thượng cấp" Cang vạch liếp, chui rào, trốn ra cánh đồng. Chú Tuệ đang tuổi ăn tuổi ngủ, bị giật mình, ngã võng, tưởng ngủ mê lại trèo lên ngủ tiếp. Không ngờ bị bắt.
Cha và bác Việt thoát; còn chú Tuệ bị đưa về Hà Nam rồi tống vào nhà pha Hỏa Lò, sau lên Sơn La rồi bị đưa ra Côn Đảo. Sau 19/8/1945 mới được đón về Nam bộ.
Tại Đại hội Đảng 2 ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang, cha và chú Tuệ mới gặp nhau và chụp bức ảnh này.
Phía sau còn lưu bút của cha: "Kỷ niệm Đại hội lần thứ II. Trần Tử Bình, Phan Trọng Tuệ".

Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Cha

Toàn cảnh kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 và 40 năm ngày mất của Cha và khánh thành Nhà tưởng niệm tại Tiêu Thượng - nơi chôn nhau cắt rốn của Cha, hôm 5/5/2007, được ghi lại trong slide-show này.

Sau Lễ tưởng niệm

Ngay sau thứ bảy 21/8/2004, cả nhà đã ra Mai Dịch thăp huong và báo tin vui cho ông Bình, bà Hưng. Sau đó đã về Tiêu Động thắp hương mộ Tổ họ Phạm và cảm ơn nhà thờ cùng chính quyền địa phương.
Cũng dịp ấy, chúng ta về Phúc Tá, Ân Thi, Hưng Yên thắp hương cho cụ Quế, cụ Cống; thăm gia đình cô chú Truyền và chú Năm Thi (đàn em của cha mẹ).
Khi trở về HN, chúng ta đã ra thăm Khu di tích lịch sử Nhà pha Hỏa Lò cùng các bạn tù Hỏa Lò (2 chú Nguyễn Huy Hòa, Trần Văn Cử) và đến thăm cô Hà Thị Quế, chú Hoàng Tùng, chú Nguyễn Thọ Chân - những người bạn, người em thân thiết, chí cốt của cha.
Mời xem slide-show về những hoạt động đầy tình nghĩa này!

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Những hình ảnh Lễ tưởng niệm Cha 21/8/2004

Mời đọc lại bài viết của Trần Thắng Lợi!
Và đây là slide-show các hình ảnh.

Lễ tưởng niệm Cha qua những thước phim (Video: KQ)

Mời xem các video clip này!

Chuyện về bà Hà Giang

Bà đã 97.
 Sáng qua cùng 1 phóng viên trẻ đến thăm cô Hà Giang. Bà vui vẻ kể lại chuyện hoạt động ở TW Hội LHPNVN. Có nhiều chuyện giờ mới biết.
... Bà sinh năm 1916 và là con thứ 6 (áp út) của 1 cử nhân Nho học, dân Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định), cụ làm nhân viên của Tòa án Thái Bình. Bà có tên Đặng Thị Thiềm và là em họ ông Đặng Xuân Khu. Được gia đình cho ăn học rồi lên HN sống với ông anh thứ 4 đi học tiếp. Bà từng là học sinh của thầy Phan Thanh (chồng bà Lê Thị Xuyến) ở trường tư Thăng Long. Bà nhớ những giờ giảng lịch sử của thầy Thanh hay lắm, xúc tích, thầy khơi gợi cho học sinh tinh thần yêu nước. Sau này bà còn học lên trường Bưởi.







Gặp Vũ Đỗ Anh Dũng ở SG

Dũng vào SG công tác, Công hẹn bác Chiến và Quốc gặp gỡ ở Bia Chuyên, 28Bis NTMK. Đến cả  năm nay Dũng mới gặp chú em.
Dũng chơi với Quốc, Công đã 30 năm nay, từ 1981 khi còn là sinh viên Đại học Giao thông. Nhà Dũng ngay đầu Quán Sứ. Anh em qua lại với nhau mà bố mẹ Dũng quý anh em nhà mình. Cô rất thương Phúc.
Có sự kiện gì ở nhà mình, Dũng đều có mặt. Hôm đưa mẹ về với cha, chỉ có người thân và anh Ngân, chú Bùi Đức, Dũng đón bố cùng đi; rồi hôm khánh thành Nhà tưởng niệm cha, Dũng cũng dự từ đầu đến cuối; ngày Trung cho Phương lấy chồng thì Dũng đón con trai đến dự... Còn việc đại sự nhà Dũng, mấy anh em Quốc, Công, Trung đều tham gia. Anh em chơi với nhau thân tình. Rồi bạn bè của Quốc trở thành đàn anh của Dũng. Là CA nhưng Dũng giữ được nhân cách, không bon chen mà tự phấn đầu bằng tài năng của chính mình.
Anh em gặp nhau kể lại chuyện xưa, chuyện nay. Lối sống nghĩa tình, chân thành với đồng đội, bạn bè của cha mẹ đã được truyền sang anh em mình và chúng ta đã sống như thế.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Hạnh phúc nho nhỏ (KQ)

Chiều qua điện thoại reo, thấy có số máy bàn ở vùng Q7 (số 08.54121389). Mở máy thì thấy giọng phụ nữ: "Tôi là Phong, con ông Long... Em tôi có đọc trên mạng bài viết của anh về bố tôi...". Vội cắt ngang lời chị:
- Chị con cụ Trần Đình Long, phải không? Nhà chị ở Phú Mỹ Hưng?
- Vâng. - Chị trả lời - Em tôi ở bên Úc đọc được bài viết này đã điện thoại về nhắn tìm anh để cảm ơn. Phải lục lại số điện thoại cũ. Quý hóa quá, bố tôi mất đã hơn 60 năm rồi mà vẫn có người nhớ đến.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Thăm cô Hà Giang



Bà đã 97 mà vẫn tỉnh táo.
 Sáng chủ nhật, Quốc và Công hẹn nhau đến thăm cô Hà Giang. Năm nay cô đã 97 nhưng còn tỉnh táo, vẫn đi lại quanh nhà và đọc báo mỗi sáng. Tuy trí nhớ giảm sút nhưng khi gợi ý thì bà vẫn không quên nhiều chuyện cũ. Bà hỏi thăm từng người trong đại gia đình ta, nhắc cả cô Tâm, chú Phú. Cả nhà quyết tâm đảm bảo sức khỏe để bà sống đến 100 tuổi.
Sau khi trò chuyện, bà đồng ý sẽ cung cấp tư liệu cho Kiều Mai Sơn về thời gian công tác ở TW Hội LHPN VN nhưng chỉ sợ quên nhiều.
Sáng thứ tư này sẽ cùng Sơn đến tiếp kiến bà.
Ly rượu mừng hội ngộ.
Anh Ngọc Anh vui vì có 2 em đến chơi, đã mở rượu ra mừng.
Hai anh em thay mặt gia đình mời bà sang dự giỗ cha vào mùng 3 tết năm nay. Hy vọng bà khỏe và đến được.

Chị Lượng may mắn vừa thoát chết trong vụ tai nạn giao
thông vô duyên lúc 6g sáng đang đi bộ gần nhà. Gãy 8 xương
sườn, thủng phổi, gãy xương đùi... Vậy là bác Độ phù hộ.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Thăm bạn bè cha mẹ ở Bắc Kinh (VIdeo: TTC)


Tháng 12/2007, theo tour do Hãng máy dệt tự động Tajima tổ chức, 4 anh em Chiến, Quốc, Công, Trung sau khi thăm Thượng Hải đã lên Bắc Kinh. Cùng kế hoạch thăm Sứ quán ta, anh em thu xếp đến thăm nhà  cô chú Lương Phong. Tại đây, cô chú đã mời cơm 4 anh em và chú Văn Trang cùng vợ chồng chị Cao Đức Khả.
Thời tiết Bắc Kinh hôm đó rất lạnh, tuyết băng giá đầy đường phố nhưng 4 anh em được sưởi ấm bởi tình cảm của những người bạn thân thiết của cha mẹ và của gia đình. Sau đó còn về nhà chú Lương Phong trò chuyện.
Dịp hội ngộ này, chú Văn Trang tặng lại gia đình 2 tấm ảnh. Tấm thứ nhất là ảnh cả nhà (khi đó chưa có Trung), mẹ tặng khi cô chú hoàn thành công tác ở VN, trở về nước. Phía sau có lưu bút của mẹ: Anh chị có đi đâu thì nhớ giữ liên lạc với chúng tôi.
Tấm thứ 2 là chân dung của cha chụp năm 1949. Cha tặng cô chú khi công tác ở Việt Bắc thời gian kháng chiến chống Pháp. Tấm này rất giống Công và được dùng trong cuốn sách Trọn đời vì nghĩa cả.
Tiếc là cô Diệp Tinh đã mất mấy năm nay.

Tư liệu của Kiều Mai Sơn gửi tặng

Cháu gửi chú bản chụp lại từ sách Tuyển tập Xuân Thủy - Nxb Văn học 2000.
Mới đây, Nxb Chính trị quốc gia-ST có in cuốn "Xuân Thủy - nhà hoạt động chính trị, ngoại giao xuất sắc, nhà báo, nhà thơ lớn". Nhưng phần nhật ký bị cắt bớt rất nhiều. Không có phần đến thăm bà Trần Tử Bình. 
Bìa sách (Nxb Văn học).
Trích dẫn tư liệu.

Phần bác Xuân Thủy đến thăm mẹ chúng ta.


Thư Lan Phương



image.jpeg

image.jpeg
Con vẫn khỏe bọ ạ. Đợt nghỉ Xmas vừa rồi con sang Pháp chơi, ở nhà của ông bà ngoại Ben. Ông bà mặc dù 84,86 tuổi nhưng vẫn cố gắng nói chuyện bằng tiếng Anh với con. Tuần vừa rồi con đi Tây Ban Nha. Nhân dịp sinh nhật con, Ben chơi sang book hẳn một chuyến đi Barcelona! 
Tình hình học tập của con vẫn ổn. Con vừa đc trường nêu tên vì đạt điểm thi giữa kì cao nhất khoa 95%. Cuối năm sẽ đc thưởng ít nhất £500, nếu trung bình cuối năm cao nhất khoa sẽ đc thưởng £2000. Con đang cố gắng đạt mục tiêu!
Bọ và mẹ có định cho em đi du học ko ạ?
Con năm nay chưa chắc sẽ về VN vì tháng 9 con mới học xong, phải ở lại tìm việc đến khi nào hết hạn visa thì thôi. Nhưng cũng ko có triển vọng lắm bọ ạ, mặc dù kết quả học tập hoành tráng nhưng các công ty ở đây chẳng thèm thuê sinh viên nước ngoài vì phải tài trợ visa rất phức tạp. Con thì ko dám tiếp bước anh Long haha. Mà Goloa cũng ko máu như Step đâu.
Bọ cho con gửi lời hỏi thăm mẹ và em. Lâu lắm con ko nghe tin gì về mẹ.

Thăm cô chú Lương Phong và chú Văn Trang ở Bắc Kinh (KC)

Năm 2007, Công, Vượng mời Chiến, Quốc, Trung cùng Công sang Thượng Hải, Bắc Kinh du lịch theo một tuor du lịch do Công ty buôn bán máy thêu Tajima  mời. Bốn anh,em được sống  bên nhau trong 5 ngày  trong thời gian du lịch là một dịp may hiếm có, rất có ý nghĩa.
Trước khi lên đường bốn anh em thống nhất khi đến Bắc kinh sẽ giành thới gian thăm Đại sứ quán Việt Nam nơi cha làm việc từ 4-1959 đến 2-1967, nơi Công,Trung có thời gian sống bên cha, nơi ở vào hè 1969 chị Hồng, Quốc, Công, Nghị, Phúc, Trung được Bộ Ngoại thương, bác Lý Ban đã bố trí cho sang thăm mẹ đang chữa bệnh tại Bắc Kinh. Bốn anh em cũng muốn thăm những người bạn của Trung Quốc của cha mẹ là chú Văn Trang,  chú Lương Phong và cô Lý Nan Sinh. 
Khi đến Thượng Hải, Chiến gọi điện cho chú Lương Phong hẹn khi đến Bắc Kinh sẽ đến thăm vợ chồng  chú và chú Văn Trang. Chú Lương Phong cho biết sẽ mời thêm  vợ chồng  chị Cao Đức Khả (nguyên Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh,người bạn của gia đình chúng ta).
Ngay hôm đầu tiên đến Bắc kinh, sau những chương trình của tuor du lịch, bốn anh em gọi taxi đến nơi hẹn với cô chú Lương Phong.

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Thông tin mới cập nhật


Cháu Kiều Mai Sơn khi đi lấy tư liệu đã đọc được tin này và gửi vào chiều nay, thứ bảy 12/1/2013:
Trong Nhật ký ngày 1/7/1969 của Bộ trưởng - Trưởng đoàn ngoại giao Việt Nam có viết: "Xuân Thủy đi thăm Lê Tùng Sơn nằm bệnh viện Hiệp Hòa, thăm chị Trần Tử Bình nằm ở bệnh viện Hữu nghị Trung - Xô (nay gọi là bệnh viện "Chống xét lại" (Phản Tu)), cùng các cán bộ miền Nam và Lào đang điều trị tại đó.
Gia đình xin cảm ơn Sơn!

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Chiến, Quốc, Công, Trung thăm Sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh - nơi Cha làm việc cách đây 40 năm (TTC)

Tháng 12 năm 2007 , trong một chuyến đi thăm Trung quốc, bốn anh em Chiến, Quốc, Công, Trung đã tranh thủ ghé thăm nơi Cha Bình đã ở và làm việc - Đại sứ quán Vietnam tại Bắc kinh - cách đây trên 40 năm.
Sứ quán đã thay đổi nhiều: vườn cây ăn quả (táo , đào) bị thu hẹp nhiều, nhường chỗ là sân, bãi xe ôtô, garage... Duy chỉ có các phòng tiếp khách, phòng làm việc của Cha thì không  thay đổi nhiều, trừ mầu vôi tường .
Bốn anh em thấy mãn nguyện sau khi ngắm nghía các kỷ niệm cũ thời Cha làm Đại sứ .

Việc nhà (Việt Trung)


1)_XAY MO CUA ONG BA O HUNG YEN: 
Mo hom nay da xay xong , da gan bia vao. Chu Ba goi dien len thong bao vi xay mo to va phai lam chac chan nen chi phi tang hon truoc. Dieu nay cung hop ly vi em va anh Nghi hom ve boc mo chu Truyen co Lanh da biet. Em noi Ba tong hop lai toan bo chi phi de hom toi ve DUYET se chuyen luon.
Nhan xet : mo khang trang, to, hop voi quan niem cua dia phuong, khong khoe khoang nhung la mo cua ong ba sinh ra mot trong nhung vi tuong dau tien cua che do nay.

2) DUONG THANH TUONG O TIEU THUONG HA NAM: 
Ngay 23/12/2012, em ve Tieu Thuong, giuc ho lam som, co ke hoach va lap ra to chuc thuc hien. Can cu vao kinh nghiem va thuc te, thon da lap lai du toan, tri gia thap hon truoc. Cu the:
- Tong kinh phi: 171.443.000 d
- Ngan sach tinh, huyen: 70.730.000 d (ho tro toan bo xi mang cho con duong dai 375m x rong 3m).
- Van dong dong gop: 100.713.000 d.
Trong so tien dong gop: dan o 2 ben duong se phai dong 27.000.000d ,anh em dong huong o mien Nam da dong 25.000.000d = 52.000.000d.
So tien con lai: gan 49.000.000 d, theo em, gia dinh minh tham gia 1 phan, ban cac anh nha bac Bai tham gia 1 phan. Anh Chien, anh Quoc van dong tiep ba con dong huong Tieu Thuong trong Nam dong gop. Duoc bao nhieu cac anh thong bao som, de phoi hop voi can bo thon o Tieu Thuong.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Kí ức ngày xưa còn mãi trong tim mỗi con người

Hồi anh Quốc học ở ĐHQS trên Vĩnh Yên, thỉnh thoảng mang truyện ngắn viết tay của anh Trần Chí Thọ con chú Trần Chí Hiền, về cho Phúc đọc. Anh Thọ viết rất hay, tình cảm và sâu sắc. Có truyện ''Người trên đường xa'' anh Quốc còn nhớ kg?
Phúc học cùng với Trần Chí Hồ, em anh Thọ, hồi lớp 7 trường Tô Hiệu. Hồ viết văn cũng hay lắm.Phúc không thấy anh Quốc nhắc đến anh Thọ trong danh sách bạn Trỗi ? Tú Anh bạn thân của Phúc hồi đó chơi thân với Hồ. Không biết bây giờ Hồ ở đâu để bạn cũ gặp lại. Anh Quốc nếu biết thông tin thì báo cho Phúc biết nhé.

Hạnh Phúc

Nhóm tứ tấu ghi ta "học viện kỹ thuật quân sự" 1975.


Nghe bản nhạc "Peace pipe" của nhóm ghi ta lừng danh Thế giới vào những năm 1960, tôi lại hồi tưởng lại một thời "oanh liệt" của ông anh "kế trên tôi" - Trần Kiến Quốc -  con nhà họ Trần, đẻ vào những năm bắt đầu kiến thiết nước nhà.

Nghĩa tình bà Thắm (TTC)

Mỗi khi ngồi tâm tình với mẹ vợ - bà Quảng hay bà Thắm - tôi lại nhớ đến người Mẹ yêu quý của chúng tôi. Bởi nghĩa tình của hai bà thông gia thật sâu đậm.

(bức ảnh bên chụp tháng 11-2012, Bà Thắm 93 tuổi.)

Vào tháng 3 năm 1993 , nghe tin con "khởi sự làm ăn kinh tế thời mở cửa" trong Sài gòn , rất nóng lòng , không biết con mình "được" hay 'thua" trên "đất khách quê người" - tư duy của thế hệ trước khi nghĩ về Sài gòn - Mẹ tôi làm môt "chuyến du ngoại " vào miền Nam. Lúc đó , trong mấy người con sinh sống trong miền Nam , có gia đình tôi là khá giả hơn cả , nên Mẹ ở với chúng tôi trong thời gian "Nam tiến" (hình ảnh bên, chụp khi Mẹ tôi ở với gia đình chúng tôi, tại 385/14 Nguyễn Trãi-Q1-HCM, bà 72 tuổi).


Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Sách về Cha (KC)

THƯ CỦA NXB QĐ:
Cháu chào chú Trần Kiến Quốc.
Cháu xin lỗi và áy náy quá, phần vì chưa quyết định được phương án làm sách, phần vì lui cui công việc mà sơ ý nên hôm nay mới gửi email tới chú được.
Cuối mỗi năm các biên tập viên của Nxb đều đưa ra kế hoạch đề tài cho năm sau. Năm nay cháu đưa kế hoạch xuất bản sách về 11 vị tướng được tấn phong đầu tiên của Quân đội ta, dự kiến sẽ xuất bản vào đầu năm 2014 để kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND VN.
Thường vào tháng 2 các bên đối tác của Nxb sẽ duyệt đề tài, và hiện tại cháu chưa thể trả lời chính thức được sẽ xuất bản cuốn của Thiếu tướng Trần Tử Bình theo phương án nào (tái bản theo cuốn năm 2006, hay lược bớt ngắn lại khoảng 350 trang để không quá chênh lệch khi nằm trong bộ sách 11 cuốn kia). Quyết đinh còn tùy vào bên đối tác (Thư viện QĐ, tài trợ của Cục Xuất bản, nhà sách...).
Dù là phương án nào thì việc tìm kinh phí để tăng số lượng in của sách luôn cần thiết. Khi có phương án cụ thể, cháu sẽ liên lạc với chú sớm.
Cháu chúc chú sức khỏe!


Ý KIẾN BÁC CHIẾN:
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội vào (1944-2014), Nxb QĐND có kế hoạch xuất bản sách vế 11 vị tướng được phong đầu tiên của QĐNDVN, trong đó có một cuốn về Cha. Đây là một việc quan trọng và vinh dự cho gia đình ta.
Rất may là chúng ta đã có cuốn "Trần Tử Bình từ Phú Riềng đỏ đến Mùa thu Hà Nội" do Nxb Lao Động phát hành năm 2006. Quốc còn lưu giữ dàn trang cuốn sách. Về nôi dung, Quốc sẽ làm việc cụ thể với Nxb QĐ. 
Nhưng nên bổ sung: 
- Quyết định của Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Sao Vàng cho Cha, ảnh buổi lễ do Bộ Ngoại giao tổ chức.
- Tấm ảnh chụp 10-1962 có Cha trong Đoàn đại biểu Quân đội ta do Đại tướng Võ Nguyên giáp dẫn đầu sang Trung Quốc.

Thông báo: Tình hình đại gia đình (Việt Trung)

Sáng nay Trung điện thoại thông báo việc nhà:
1. Việc xây mộ ông bà nội và cô chú Truyền:
Đã về Ân Thi kiểm tra. Mộ 4 cụ (ông bà nội nhà ta và bố mẹ chú Truyền) xây tại chỗ cũ, nhưng to hơn, kiên cố, lát đá rửa; đưa cả hài cốt cô chú Truyền về. Chú Bá ở nhà chỉ huy thi công. Sẽ hoàn thiện trước Tết.
2. Việc làm đường Thánh Tướng:
Ngày 23/12/2012, Trung đã về Tiêu Động và họp bàn với ban quản lí thôn cùng ban hành lễ nhà thờ. Thống nhất: đổ bê tông dày 20cm con đường từ cổng thôn vào tới nhà thờ. Ngân sách nhà nước cấp 80T xi măng, còn lại "nhân dân cùng làm". Phần đá xanh của con đường cũ sẽ được chuyển về lát sân nhà thờ. Đang chốt lại dự án để phát động bà con xa xứ đóng góp làm đường. Phía Nam sẽ vận động cánh ông Bường, Chinh, Thành... bà con Tiêu Động ta.
3. Việc nội bộ đang trong giai đoạn xử lí.

Đức tính Ông Bình (TTC)

Để con cháu nhà 99 kế tục được các tính cách của Ông Bình, Bà Hưng là một mong muốn không nguôi của gia đình 99 Trần Hưng Đạo.

Ngày qua (9/1/2013), có môt chi tiết nhỏ trong cuộc sống gia đình chúng tôi đã làm cho tôi thấy được điều chúng tôi mong muốn sẽ thành hiện thực.

Theo lịch trình quay trở lại trường học, cháu Quang sẽ được nhà trường cho xe bus đón tại sân bay Philadelphia  lúc 6.00 giờ chiều (giờ địa phương). Nhưng do thời tiết bên đó lúc ấy không thuận tiện nên chuyến bay của cháu từ New York về Philadelphia bị trễ mất 45 phút. Vậy là cháu sẽ hạ cánh chậm đi 45 phút tương ứng. Tôi nhận được tin nhắn của Quang: "Con nhờ bố help môt viêc đây, bố gửi ngay email cho trường con kweit@thehill.org (cô giáo tiếng Anh), báo con đến trễ 45 phút, để họ cho bus ra sân bay muộn 45 phút.".
Tôi thắc mắc với Quang, bằng tin nhắn: "Sao vậy, theo lịch thì họ phải sẵn sàng tại sân bay để đón con chứ ???". Ngay sau đó, nhận được tin nhắn trả lời: "Con không muốn để họ phải chờ đợi con ở sân bay, phí thời gian của họ."

Trong lòng tôi tự nhiên trào dâng môt cảm xúc thực sự, và tự hỏi: cháu không muốn làm phiền người khác khi không cần thiết. Hình như nó cũng "hấp thụ" được "tính cách 99" (tính cách Ông Bình) thì phải ???

Với một sự việc nhỏ nhoi này, tôi có quyền hy vọng: cu Quang sẽ ít nhiều mang được tính cách của Cha Mẹ chúng tôi.Đó là điều mà mấy anh em chúng tôi thường tâm sự và bảo ban nhau trong cuộc sống từng gia đình.
 
TTC ngày 9 tháng 1 năm 2013 - Công.

Cháu Quang lại lên đường (TTC)

Cháu đi đêm qua, đang transit để chuyển chuyến bay về trường. Ngày mai lại vào lớp ngay.

Tác phẩm mới "Cô gái nửa mặt"

Bức tranh sơn dầu đầu tay.
Tranh thủ nghỉ lễ, sẵn cọ, toan đã căng ba mua về cùng hộp acrilic chị Quậy tặng, Mý vẽ ngay trong buổi tối 31/12 bức tranh sơn dầu theo trường phái lập thể của Picaxo "Cô gái nửa mặt".
Ba mẹ xem phải luận mãi, rồi nghe Mý hướng dẫn mới nhận ra mặt, mắt, tai và bông hoa gài trên đầu.
Dạo này bận học văn hóa nên không theo thầy Hạnh (cũng từng dạy Quang, Bồ Nông) học nữa. Nhưng những kiến thức thầy truyền cho từ lúc 3 tuổi được vận dụng.
Học tập Nông, Mý cũng bắt đầu vẽ trang sơn dầu.

Ca khúc: Love me with all your heart (ST: HP)

Ngày xưa từ Vĩnh Yên về hay cầm đàn bên cửa sổ, nhìn xuống phố Trần Hưng Đạo và nghêu ngao hát bài này. Chị em đi qua nhướng mắt nhìn lên...
Nay nghe Clayderman trình diễn trên piano!

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Mý và bạn ở nhà

Một chiều đi học đàn về, vừa ra ngõ nhà thầy thấy ngay cô mèo con xấu xí, bị ai vứt ra đường. Thương em Mý xin về nuôi. Mẹ đồng ý. Vậy là về nhà Mý gần 3 năm nay, em được đặt tên là My.
Ngày ngày cô ta lên phòng TV trên gác nằm. (Mẹ xin được cái "giường" đẹp về cho em, để ngay dưới bàn hoa góc phòng). Vậy mà My chẳng chịu nằm, cứ lên xa-lông nằm phơi bụng ra. Thỉnh thoảng lần ra cửa sổ nhìn xuống sân, trêu tức Vá và Haichi. Vá lần nào được thả là cứ xông vào nhà đòi trả thù.
Được chiều chuộng nhưng My không bỏ được bản tính nhà mèo, thỉnh thoảng mon men ra gara, ngoe nguẩy cái đuôi, lừa vồ chú chim nào ngây thơ vào sâu bên trong. Bắt được là đem nghiến lên buồng Mý, xơi. Ác thế.
Chiều chiều nghe tiếng chân chị đi học về là chạy vụt từ trên gác xuống nhà, cạ cạ lưng vào chân chị. Mý rất yên em. Lắm hôm ôm em ngủ cả đêm.

Sinh nhật Đức (HP)

Hôm qua sinh nhật Đức 18 tuổi - 07 Jan. Ở Nga sinh nhật 18 tuổi đánh dấu sự trưởng thành của mỗi con người, thường  tổ chức rất trọng thể, đông vui bạn bè. Từ khi Đức sang Anh, sinh nhật toàn rơi vào thời gian đi học nên không tổ chức gì cả. Mẹ Phúc thương Đức lắm nhưng phải chấp nhận hoàn cảnh thôi. Chúc con thêm 1 tuổi thêm khôn lớn, trưởng thành.

Chia tay Đức (HP)

Ngày 6/1/13, 3 mẹ con chia tay Đức quay lại Ăng-lê.

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Bữa tiệc "ba trong một" tại nhà Quốc 23/12/2012 (TTC)

Mừng 2 sinh nhật Kháng Chiến, Kiến Quốc và tròn 40 năm Thành Công thoát chết trong 12 ngày đêm bị B52 rải bom ở HN, cả nhà ở phía Nam đã đoàn tụ vui vẻ.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Nhà Quốc đêm 23/12/2012 (Ảnh: KQ, Nhất Trung)

Thiếu phó nháy Dương, anh Dũng mệt vừa đi công tác HN về; ba Nghị và Bồ Nông lại vừa ra HN.

Nhưng xem ở đây thì được từ A tới Z!


Cháu Ngoạm đích thực là đàn ông (Camera: Bố Zính)

Bố Zính gửi file video này từ năm ngoái, hôm nay 6/1/2013 được post lên blog 99. (Để xem lớn hơn, nháy vào ô vuông phía dưới).

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Chia buồn với chú Nguyễn Thọ Chân

Trưa qua vừa nhận được tin gia đình tổ chức tang lễ cô Hương, vợ chú Chân, ở NTL 25 Lê Quý Đôn, 2 anh em Chiến - Quốc phi xe ra ngay. Vòng hoa của gia đình mang dòng chữ "Gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình kính viếng". Gặp cả Phạm Hưng, vợ chồng anh Hồ Xuân Nam, Văn (chồng Mai Hoa)...
Chú Chân vẫn tỉnh táo tiếp khách. Cô ốm bệnh mấy năm nay, gần đây toàn nằm viện. Là con của gia đình giáo chức yêu nước truyền thống, đã xây dựng nên Trường Dục Thanh (Phan Thiết), học hết tú tài năm 1954 cô tập kết ra Bắc, đi học Địa, Sử. Nhờ giới thiệu của ông BS Phạm Ngọc Thạch, cô xây dựng gia đình với chú Chân và có 1 em Trang (nay là Cục phó Cục Thuế, TCHQ).
Cô mất ở tuổi 79. Sau khi tiễn cô 1 đoạn rồi 2 anh em mới ra về.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Một bộ sưu tập ảnh về tình bạn VN, TQ

Cao Cẩm Quỳ (SN: 1949, còn có tên do bạn Trỗi đặt: Cao Tư lệnh) chơi thân với Kiến Quốc rồi Kháng Chiến. Anh là dân Quảng Đông, theo cha mẹ từ Thượng Hải về Quế Lâm đầu những năm 1960. Là cựu học sinh Trường Trung học số 1 Quế Lâm ngày Trường Trỗi mới sang Quế Lâm đầu 1967.
Anh có bộ sưu tập ảnh quý!

Đón năm mới ở Mat (HP)


Phúc và Minh đón năm mới ở datra của chú Lộc, cô Hương. Còn Đức đến nhà bạn nên không đi cùng mẹ và Minh.  





Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Tam ca già ngày đầu năm

Tối 1/1/2013, cháu Tùng (con chị Ý nhà Vượng) cưới vợ. Ba lão già Nhân, Quốc, Thịnh được mời lên hát "HN niềm tin và hy vọng" cùng 2 ca sĩ trẻ Tú, Boong cũng con em trong nhà. Mời cùng ngắm.

Sinh nhật Ngọc Minh


Chúc mừng Năm Mới 2013, chúc đại gia đình nhà ta mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt và may mắn!



Ngày 26/12/2012 - sinh nhật Minh  20 tuổi. Ba mẹ con ra restaurant ăn tối. Phúc cầm  máy ảnh theo nhưng lại quên kg lắp card  nên kg chụp được, phải chụp bằng iPhone. Các bác và cậu xem tạm.