Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Câu đối


KÍNH TẶNG ANH CHỊ ĐÔI CÂU ĐỐI

Giáo sư Vũ Khiêu
Kính thưa các bậc lão thành cách mạng!
Kính thưa các đồng chí và các bạn!
Tôi xin được phép nói lên tình cảm của tôi với hai đồng Trần Tử Bình và Nguyễn Thị Hưng - hai người mà tôi có may mắn được gần gũi và quý mến đã từ lâu, thông qua đôi câu đối.
Trong thời buổi thực dân Pháp dày xéo đất nước ta, dân ta chịu bao đau khổ, đói rét thì anh Trần Tử Bình và chị Nguyễn Thị Hưng đã sớm giác ngộ cách mạng. Vì vậy mà tôi đã dùng hình tượng hai anh chị dùng hai thanh kiếm “thư kiếm và hùng kiếm” (một thanh dùng cho nữ và một thanh dùng cho nam), đi cứu nước.
Anh Trần Tử Bình hoạt động cách mạng rất kiên cường và anh dũng, trong kháng chiến cũng như trong hoà bình, trên mặt trận chính trị cũng như mặt trận quân sự, giỏi về nội trị cũng như về ngoại giao… Suốt đời anh nêu một tấm gương trung dũng vì dân, vì nước. Anh là người thực hiện rất xuất sắc lời dạy của Bác Hồ “Trung với Nước, Hiếu với Dân”. Câu trên gắn với nghĩa “Trung”, câu dưới liền với nghĩa “Hiếu”. Vậy là,

Tuốt kiếm thư hùng đi cứu nước
Suốt đời trung dũng chỉ vì dân
Xin cám ơn các quý vị!



Tâm sự của chú Hà Ân

KỶ NIỆM KHI VIẾT VỀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN ĐỒN ĐIỀN CAO SU PHÚ RIỀNG

Chú Hà Ãn đọc tham luận.

Nhà sử học Hà Ân
Hòa bình lập lại sau hội nghị Giơ-ne-vơ, miền Bắc bước vào xây dựng sau chiến tranh. Có nhiều công việc mà từ nay mới bắt đầu thực hiện. Bấy giờ những kinh nghiệm đấu tranh của nhiều cán bộ lão thành cần được nghiên cứu thấu đáo để bổ sung cho công tác xây dựng Đảng. Nhưng các đồng chí có quá trình hoạt động thường học không cao, việc tự viết lấy hồi kí cho mình bị hạn chế nên các nhà xuất bản lúc bấy giờ thường có ý kiến “một người kể, một người viết”.


Một kỷ niệm khó quên


MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN

Phan Vĩnh Đôn kể


            Vốn là một học viên Trường Lục quân Việt Nam, hoà bình lập lại, tôi được chuyển ngành về công tác tại Tổng cục Thể dục - Thể thao. Lần đó, tôi được giao nhiệm vụ phụ trách Đội tuyển điền kinh Trung ương sang tập huấn và thi đấu tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

            Các vận động viên của ta còn rất trẻ mới 19-20 tuổi, lần đầu tiên được ra nước ngoài luyện tập và thi đấu nên không khỏi bỡ ngỡ, từ việc ăn ở, đi lại cho đến sân bãi, luyện tập. Trong đoàn có Hoàng Vĩnh Giang là vận động viên nhảy cao đầy triển vọng, sau này là Giám đốc Sở Thể dục – Thể thao Hà Nội. Sang nước bạn đúng những tháng cuối năm, thời tiết đã vào đông nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và điều kiện luyện tập. Đây cũng là lần đầu tiên anh em được tập điền kinh trong sân có mái che. Biết khó khăn của đoàn, Đại sứ Trần Tử Bình rất quan tâm. Ông giao nhiệm vụ cho một tùy viên theo dõi, hễ có khó khăn gì được giải quyết ngay.