Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

MÓN QUÀ TẶNG NHÂN DÂN HÀ NỘI NHÂN KỈ NIỆM 70 NĂM TỔNG KHỞI NGHĨA (Trần Anh Thy)


Nỗi đau của thế hệ đi trước, nhất là những người đã trực tiếp “sang trang mới” cho đất Việt ngày 19/8/1945, là: làm sao cho thế hệ trẻ hiểu được lịch sử nước nhà và sự kiện “long trời lở đất này”. Nỗi niềm đau đáu đó nung nấu trong con em của những người tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội. Từng tâm sự với anh Trần Kháng Chiến - con trai Thiếu tướng Trần Tử Bình, nhà sử học Dương Trung Quốc có nói: “Các anh không làm nhanh đi thì những nhân vật lịch sử, những nhân chứng lịch sử ngày ấy sắp đi hết cả rồi”.
Ý  tưởng làm một bộ phim tài liệu về cuộc cách mạng ấy được hình thành. Kịch bản văn học được chuyển thể sang kịch bản điện ảnh, nhóm quay phim được chiêu mộ và bắt tay quay những thước phim đầu tiên từ cuối năm 2014. Cái tứ văn học cho bộ phim là các bạn trẻ đi tìm hiểu lịch sử của Tổng khởi nghĩa 19/8 ở Hà Nội.