Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Trio Mý-Nông-Phanh chơi trên 1 piano

Mời thưởng thức!

Chị Píng chơi piano

Mời nghe cháu chơi tác phẩm Polonez từ năm 2004!

Mý học piano

Mời nghe cháu chơi những giai điệu đầu tiên!

Bồ Nông chơi đàn

Mời xem video clip này!

Nhà tù Hỏa Lò, 1 địa chỉ của gia đình

Bên cửa cống Trại J, xuất phát cuộc vượt ngục đêm 10/3/1945.
Mỗi lần ra HN, chúng tôi thường qua đây, xem lại những kỉ niệm gắn với cha 1 thời. Tại bảo tàng có tên tuổi ông Bình.

Maison Centrale - địa chỉ thân thuộc của gia đình.
Phía mặt tiền nay còn giữ lại cái cổng gỗ dày, lạnh ngắt với hàng chữ cong cong "Nhà tù trung ương". Bức tường kiên cố sừng sững kéo dài tới phố Hai Bà Trưng và Bông Nhuộm. Hầu hết đã bị phá làm cao ốc Hanoi Tower. Thật đáng buồn vì chỉ do mục đích kinh tế mà cả 1 di tích lịch sử vĩ đại bị phá. (Ở Pháp, nhà tù xưa biến thành nhà hát và nơi tham quan du lịch, còn ở ta thì họ giỏi quá! Nghe nói có ông là cựu tù chính trị Hỏa Lò cũng thò tay kí việc đồng ý cho phá di tích này).
Các cháu của ông bà cũng đã đến đây. Chúng nó biết được 1 phần thời oanh liệt của ông bà.



Đọc sách: THOÁT NGỤC HỎA LÒ


THOÁT NGỤC HỎA LÒ
 Thiếu tướng Trần Tử Bình kể
Hà Thành Ân ghi

 Cách đây hơn 20 năm, dưới gót sắt của thực dân Pháp, Hỏa Lò Hà Nội là hình ảnh thu nhỏ của một nhà ngục khổng lồ mà kẻ thù xây đè lên đất nước thân yêu của chúng ta, là một địa ngục trần gian, là mối căm thù của những người Việt Nam biết mình phải làm gì đối với Tổ quốc.
 Hoả Lò Hà Nội cùng toàn thể bộ máy thống trị mà kẻ địch dựng nên bằng xi măng cốt thép và máu, đã không thể bền vững được trước sức mạnh vĩ đại và lòng yêu nước nồng nàn của một dân tộc quật cường. Hơn hai chục năm trôi qua[[1] Năm 1964.1], tôi vẫn còn nhớ cái ngày lửa cách mạng cháy rừng rực, một số khá đông cán bộ chúng tôi đã thoát ngục Hỏa Lò trở về với phong trào, để cùng toàn dân tiến tới đập vỡ tan tành toàn bộ chế độ tù ngục của kẻ thù. Đó là cuộc vượt ngục lần thứ ba, cuộc vượt ngục cuối cùng mà cũng là cuộc vượt ngục trong điều kiện mới lạ nhất đối với tôi trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp.

Chú Nguyễn Quyết, đồng hương Kim Động

Tặng chú cuốn sách về cha.
Mẹ tôi quê Hưng Hà, Thái Bình nhưng sinh hoạt nhiều hội đồng hương: Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang... Riêng với Kim Động chắc gắn bó nhiều vì bà tham gia lãnh đạo phá kho thóc Đống Long rồi cướp chính quyền ở thị trấn Kim Động, rồi kéo về khởi nghĩa ở thị xã Hưng Yên, sau đó còn là Chủ tịch Phụ nữ tỉnh.
Ngày mẹ đi, có nhiều đoàn, nhiều gia đình đến viếng. Khi nghe giới thiệu tới Đoàn cán bộ lão thành Hưng Yên thấy chú Nguyễn Quyết (mặc hẳn đại lễ phục) dẫn đầu đến viếng. Thế mới biết chú quý cha, mẹ đến nhường nào.

Kỷ niệm với chú Lê Quang Đạo



LẦN CUỐI GẶP CHÚ LÊ QUANG ĐẠO VÀ NHỮNG KỶ NIỆM
VỀ CHA MÀ CHÚNG TÔI ĐƯỢC BIẾT 
Trần Kiến Quốc ghi theo lời kể của chú Lê Quang Đạo
Lần cuối gặp chú tại nhà khách T78, TpHCM.
Thấm thoắt thế là đã 3 năm, kể từ ngày chú ra đi! Là lứa đàn em so với cha chúng tôi (*), nhưng chú có quan hệ thân tình và gần gũi với gia đình, chú được anh em chúng tôi rất quý trọng. Tháng 3-1998, khi biết tin chú vào nghỉ tại TPHCM, chúng tôi đã lại thăm và đề nghị chú kể lại những chuyện về cha mà chú biết. Tuy tuổi đã cao, nhưng chú vẫn nhớ những kỉ niệm cách đây đến cả nửa thế kỉ.

Cô chú Nghĩa-Thảo và cô Thịnh-chú Tăng Ấm

Bạn cũ lâu lắm mới có dịp gặp lại.
Chú Lê Trọng Nghĩa gặp cha từ ngày cùng tù Hỏa Lò 1944. Sau cùng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở HN. Ngày lên Việt Bắc 1947, gia đình chú Nghĩa, cô Thảo ở gần cha mẹ.
Gia đình chú Tăng Ấm, cô Thịnh cũng sống trên chiến khu. Chú là bác sĩ của Bộ Tổng tư lệnh. Cô Thịnh là y sĩ (cô con gái Tổng đốc Thái Bình Vy Văn Định, dân tộc Tày Lạng Sơn. Sau cụ cũng được Bác Hồ mời tham gia Chính phủ). 






Đường phố mang tên cha

Sẽ sưu tập và đưa dần hình ảnh đường phố mang tên TRẦN TỬ BÌNH trên trang mạng này.
Trên đường thăm Địa đạo Củ Chi, ghé thăm đường TTB.

Mý và Bồ Nông với bà Tâm

Lục album thấy có ảnh hay: Hai cháu từ SG ra chụp với bà Tâm. Bà ngồi ngay trước cửa buồng bà, 2 bên là 2 cháu Mý và Nông. Mấy cái mẹt phơi thuốc của mẹ Minh xếp ngay cửa cùng mấy vỏ thùng carton. Phía sau lưng có cái ấm tích ngày xưa bà hay đun nước sôi để nguội cho mấy anh em ta đi chơi về ngửa cổ lên tu. Bà cứ lụi cụi thu dọn, quét tước sân xướng... Hôm nào mệt là không chịu ăn. "Tao ốm, không làm được gì thì không ăn", bà dỗi thế.
Năm nào đây nhỉ?
Năm đó bà già lắm rồi.



Sắp đến giỗ bà Tâm

Ban thờ bà ở quê.
Bà Tâm mất ngày 18/3/2003 (nhằm 16/2 Quý Mùi). Anh em ta đã đưa bà về Quỳnh Phụ, Thái Bình quê hương bà. Hôm đó mưa gió. Xe đi theo đường qua Hưng Yên, cầu Triều Dương và Hưng Hà. Tới nơi đã thấy họ hàng, Hội Người cao tuổi và bà con đón. Hôm đó quê hương rất cảm động trước tình cảm của gia đình ông Bình bà Hưng với bà Tâm.
Vậy là đến ngày 8/3/2012 là giỗ lần thứ 9 của bà. Ngoài Bắc, Trung Minh sẽ tổ chức vào đúng ngày bà đi. Trong Nam sẽ tổ chức tại nhà Kiến Quốc-Vân Anh nhưng làm vào chiều chủ nhật 4/2/2012 để con cháu về dự đông đủ và để bà còn kịp bay ra HN với nhà Trung-Minh.

Phát biểu tại lễ trao tặng tượng đồng cho Trường Lục quân 1


Kính thưa các đ/c lãnh đạo Trường Sĩ quan Lục quân 1,
Kính thưa đại diện Hội KH Lịch sử VN,
Kính thưa các lão tướng Võ bị Trần Quốc Tuấn,
Thưa các đồng chí và các bạn!

Chú Võ bảo vệ cha

Chú Võ (thứ 2 từ trái) và chú Tạ (áo đen, Công an tỉnh) cùng cha mẹ về thăm cơ sở ở Hưng Yên.
Ngày gia đình Kiến Quốc ra sống ở HN. Dịp trước Tết (26/1/2008) chú Võ có đến chơi nhà nhân dịp ra dự họp mặt kỷ niệm thành lập Cục Cảnh vệ. Chú già đi nhiều. Năm 1967 sau khi cha mất, chú đi tiếp với cụ Ba Duẩn. Nay về hưu ở Nghệ An. Còn chú Vinh thì về quê ở Thanh Hóa.
Xin gửi hình ảnh của chú khi đi cùng cha và ngày đến nhà 99.

Truyện ký TRỌN ĐỜI VÌ NGHĨA CẢ (Hoàng Giang Phú)


Bìa 1 và bìa 4 của cuốn sách.

Về quê đón Noel 2009

Mời xem!

Bài viết về cụ Hoàng Sâm

Mời đọc!

CÓ MỘT NGƯỜI NHƯ THẾ - ÔNG NGUYỄN TẠO


              
   
Lời nói đầu: Thực hiện chương trình công tác chính trị năm 1987 trong đó có việc viết hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành nguyên là lãnh đạo công an. Công an Hà nội đã cử chị Kim Dung, đến gặp và ghi lại lời kể của đ/c Nguyễn Tạo.
Ngày 23.5.1994 ông Nguyễn Tạo mất, thọ 90 tuổi. Hòa trong dòng người đến viếng, chị Kim Dung đã tặng lại gia đình phần ghi chép của mình, như một kỉ vật.
Nhận thấy đây là một tài liệu quý về truyền thống yêu nước của một vùng quê, một gia tộc, về phẩm chất của một nhà cách mạng chân chính, về lịch sử, về một thủa ban sơ… và với một cách kể chuyện dung dị, một cách viết mộc mạc, chúng tôi xin giới thiệu bài viết này với những người quan tâm.