Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Chú Nguyễn Quyết, đồng hương Kim Động

Tặng chú cuốn sách về cha.
Mẹ tôi quê Hưng Hà, Thái Bình nhưng sinh hoạt nhiều hội đồng hương: Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang... Riêng với Kim Động chắc gắn bó nhiều vì bà tham gia lãnh đạo phá kho thóc Đống Long rồi cướp chính quyền ở thị trấn Kim Động, rồi kéo về khởi nghĩa ở thị xã Hưng Yên, sau đó còn là Chủ tịch Phụ nữ tỉnh.
Ngày mẹ đi, có nhiều đoàn, nhiều gia đình đến viếng. Khi nghe giới thiệu tới Đoàn cán bộ lão thành Hưng Yên thấy chú Nguyễn Quyết (mặc hẳn đại lễ phục) dẫn đầu đến viếng. Thế mới biết chú quý cha, mẹ đến nhường nào.



Bên cô chú tại nhà riêng.
Với cha, chú là ủy viên Quân sự trong UBKN HN 1945. Khi chú chỉ huy cánh chiếm Trại Bảo an binh (đối diện rạp Tháng Tám bây giờ) thì bị quân Nhật cho xe tăng và lính bao vây. Căng thẳng, có khả năng đổ máu. Điện thoại về Phủ Khâm sai nơi lực lượng cách mạng đã chiếm thì cha tôi cùng chú Nguyễn Khang cử chú Lê Trọng Nghĩa phi xe Limousine, cắm cờ đỏ sao vàng, ra thương thuyết. Bọn Nhật chịu lui và yêu cầu "phe nổi loạn" phải gặp cấp trên của họ. Tối đó cụ Trần Đình Long cùng chú Nghĩa vào thương thuyết thắng lợi.
Ngày 23/9/1945, giặc Pháp gây hấn, chú đi "Nam tiến". Vào nam, dừng ở Quảng Ngãi chiến đấu, chú cưới vợ là 1 cán bộ phụ nữ dân Quảng. Sau 1954, cô tập kết và về công tác ở Hưng Yên. Vì thế cô biết nhiều về mẹ, nhất lại vì cùng công tác phụ nữ. Cô cũng rất thân bác Lân, vợ bác Nguyễn Chánh, cùng dân Quảng Ngãi. Trần Tấn Quảng, con bác Trần Đăng Ninh, lấy con gái cô chú.
Khi cuốn sách "Từ Phú Riềng đỏ đến..." xuất bản, tôi đã đến tặng chô chú. Cô chú rất cảm động.
Cô chú có con trưởng là anh Nguyễn Vũ Định k3 Trỗi, ở quân chủng Hải quân đang độ phát triển thì bị tai nạn giao thông, mất khi còn trẻ. Đó cũng là nỗi đau. Cô mất cách đây mấy năm, tôi có đến viếng.  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.