Cách đây hơn 80 năm được sống trong không khí cả nước đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và tổ chức đám tang cho cụ Phan Chu Trinh mà anh học sinh Chủng viện Hoàng Nguyên bị đuổi học, cha mẹ bị nhà thờ "rút phép thông công" - vinh dự lớn nhất của những con chiên ngoan Đạo. Hai cụ "một gánh bên nồi, một gánh bên con" bỏ quê hương đi xa xứ.
Cũng từ ngày ấy, cuối 1927, Phạm Văn Phu dấn thân vào Nam bộ làm phu cao su. Tới 1928 gia nhập VNTNCMĐC Hội rồi tháng 10/1929 trở thành đảng viên Đông Dương CS Đảng và 3/2/1930 là bí thư chi bộ làm nên 1 Phú Riềng Đỏ lịch sử; 15 năm sau lại tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh đồng bẳng Bắc bộ. Tháng 1/1948, ông được tấn phong thiếu tướng cùng 10 tướng lĩnh đầu tiên của nước VN mới. Kinh qua các chức vụ Chính ủy trường đào tạo cán bộ đầu tiên, Phó bí thư Quân ủy TW, Phó rồi Tổng thanh tra QĐ, Phó tổng thanh tra Chính phủ, Đại sứ VN tại TQ, Mông cổ; ông đã có những đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013
Về thăm quê
Ngày 6/6/2010, có bác Chiến từ SG ra; 3 anh em Chiến, Quốc, Trung đã về thăm quê nội.
Khi qua Phủ Lý đã dừng thăm đường mang tên cha. Con đường này dài 500m, có 1 đầu nối với đại lộ Trường Chinh. Tới Tiêu Động sau khi thắp hương tại mộ Tổ họ Phạm, anh em đã vào Nhà tưởng niệm rồi sang thăm nhà thờ, gặp ban hành lễ. Trưa đó có bữa thịt chó với bà con Tiêu Thượng. Sau sang thăm nhà chú Chóng, em họ, gia đình nhường 1 phần đất để xã quy hoạch lại Nhà tưởng niệm. Nhờ lộc ông mà vợ con nhà Chóng làm ăn phát đạt tại đất mới.
Ngày 6/9/2010, cha Được (dân Tiêu Thượng) đã đến nhà 99 thăm gia đình và tặng ảnh nhà thờ sắp hoàn thiện. Cha cũng bàn việc tổ chức lễ trả lại "phép thông công" cho giáo dân Phạm Văn Phu. Tuy chúng ta không còn theo Đạo nhưng đây cũng là việc nên làm.
Mời xem phóng sự ảnh!
Khi qua Phủ Lý đã dừng thăm đường mang tên cha. Con đường này dài 500m, có 1 đầu nối với đại lộ Trường Chinh. Tới Tiêu Động sau khi thắp hương tại mộ Tổ họ Phạm, anh em đã vào Nhà tưởng niệm rồi sang thăm nhà thờ, gặp ban hành lễ. Trưa đó có bữa thịt chó với bà con Tiêu Thượng. Sau sang thăm nhà chú Chóng, em họ, gia đình nhường 1 phần đất để xã quy hoạch lại Nhà tưởng niệm. Nhờ lộc ông mà vợ con nhà Chóng làm ăn phát đạt tại đất mới.
Ngày 6/9/2010, cha Được (dân Tiêu Thượng) đã đến nhà 99 thăm gia đình và tặng ảnh nhà thờ sắp hoàn thiện. Cha cũng bàn việc tổ chức lễ trả lại "phép thông công" cho giáo dân Phạm Văn Phu. Tuy chúng ta không còn theo Đạo nhưng đây cũng là việc nên làm.
Mời xem phóng sự ảnh!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)