Cách đây hơn 80 năm được sống trong không khí cả nước đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và tổ chức đám tang cho cụ Phan Chu Trinh mà anh học sinh Chủng viện Hoàng Nguyên bị đuổi học, cha mẹ bị nhà thờ "rút phép thông công" - vinh dự lớn nhất của những con chiên ngoan Đạo. Hai cụ "một gánh bên nồi, một gánh bên con" bỏ quê hương đi xa xứ.
Cũng từ ngày ấy, cuối 1927, Phạm Văn Phu dấn thân vào Nam bộ làm phu cao su. Tới 1928 gia nhập VNTNCMĐC Hội rồi tháng 10/1929 trở thành đảng viên Đông Dương CS Đảng và 3/2/1930 là bí thư chi bộ làm nên 1 Phú Riềng Đỏ lịch sử; 15 năm sau lại tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh đồng bẳng Bắc bộ. Tháng 1/1948, ông được tấn phong thiếu tướng cùng 10 tướng lĩnh đầu tiên của nước VN mới. Kinh qua các chức vụ Chính ủy trường đào tạo cán bộ đầu tiên, Phó bí thư Quân ủy TW, Phó rồi Tổng thanh tra QĐ, Phó tổng thanh tra Chính phủ, Đại sứ VN tại TQ, Mông cổ; ông đã có những đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Tiêu Thượng là thôn Công giáo toàn tòng nhưng có những điều rất đặc biệt. Tại đây Phê-rô Nguyễn Văn Hiếu đã được Vatican phong Thánh tử vì Đạo năm 1900; và sau này có cụ Trần Tử Bình được cụ Hồ phong Tướng đợt đầu tiên. Đó không chỉ là vinh dự của gia đình mà còn là niềm tự hào của Tiêu Thượng. Bà con giáo dân có câu nói cửa miệng "Tiêu Thượng phát cả Thánh lẫn Tướng!".
Với giáo dân thì "phép thông công" là cái gì thiêng liêng vô cùng. Việc trả lại "phép thông công" cho giáo dân Phạm Văn Phu là điều cần phải làm. Và nhà thờ Tiêu Thượng đã trao đổi vấn đề này với gia đình (dù thế hệ con, cháu chả còn ai đi nhà thờ). Gia đình nhất trí và ngày 27/10/2010 được chọn làm lễ trả lại "phép thông công".
Đoàn HN về dự có Quốc, Trung, Minh, Hòa cùng bạn bè thân thiết: anh Trần Đình Ngân và con rể An Hùng, NSUT Dương Minh Đức, đại tá Nguyễn Ngọc Giang và Nguyễn Trung Quốc.
Nhà thờ là nơi chăm lo phần hồn cho các giáo dân. Cửa chính của nhà thờ là nơi con chiên vừa sinh ra được bế qua để Cha đặt tên Thánh và là nơi khi nhắm mắt xuôi tay được khiêng qua để lên Thiên đàng. Và nhà thờ Tiêu Thượng đã trao vinh dự đóng bộ cửa ra vào cho gia đình giáo dân Phạm Văn Phu. Ngày chúng tôi về, bộ cửa đã yên vị.
Sau khi thăm nhà thờ đang trong quá trình hoàn thiện, chúng tôi về thắp hương trong Nhà tưởng niệm cụ Trần Tử Bình rồi ra thắp hương mộ Tổ họ Phạm. Sau đó về nhà thờ làm lễ. Cả nghìn giáo dân ăn vận quần áo đẹp... Thánh ca vang lên... Các nghi lễ long trọng... Cha Được, dân Tiêu Thượng, đang hành giáo ở xứ HN hôm nay về chủ lễ. Trần Việt Trung có lời cảm ơn rồi Trần Kiến Quốc lên tặng Cha bó hoa đẹp cảm ơn.
Cũng tại đây, NSUT Dương Minh Đức cất cao giọng hát bản Thánh ca "Ave Maria". Giọng anh cộng minh cộng hưởng trong vòm nhà thờ cao vời vợi. Khi ăn cơm bữa cơm tối, Cha Được đã tâm sự: "Lần đầu tiên được nghe giọng mộc và chuyên nghiệp của bác Đức hát bản Thánh ca này. Thật là ý nghĩa cho ngày hôm nay". Bà con giáo dân ai cũng cảm phục những người bạn tài ba của gia đình Thiếu tướng Bình.
Mời xem phóng sự ảnh tối hôm ấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.