Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Bộ Ngoại giao và kỉ niệm về 2 tấm huân chương cao quý của cha (KC)


Năm 2001, Bộ Ngoại giao làm lễ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cha tại văn phòng. Bộ trưởng Nguyễn Duy Niên thay mặt Nhà nước trao  huân chương cho gia đình. Dịp đó gia đình mời chú Vũ Thơ, chú Bồng  tham dự. Lễ truy tặng diễn ra trang trọng, vui vẻ. Sau đó cả nhà cùng 2 chú ra Mai Dịch báo tin vui cho cha mẹ.
Ông Nguyễn Duy Niên còn kể chuyện vui, rằng  ông Niên vốn là cán bộ thuộc quyền ông Hoàng Mười, Vụ trưởng vụ Châu Á. Ông Hoàng Mười vốn là học sinh Hà Nội, tham gia tổ chức Thanh niên Hoàng Diệu, tham gia  Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp là cán bộ trung đoàn.


Ông Niên kể lại chuyện vui, có lẽ cha và ông Mười có quan hệ rất thân tình. Có lần vào Bộ ngoại giao, cha gặp chú Mười. Lâu ngày gặp lại, cha hỏi: "Ơ thằng này, mày làm gì ở đây?". Ông Hoàng Mười từ tốn đáp:  “Thưa anh, em hiện là cán bộ Bộ Ngoại giao”. Hai người bắt tay nhau rất  thân mật.
Nhà chú ngay sau nhà mình, đứng từ trên gác là thấy. Chính Quốc tận mắt thấy cảnh công an về lục soát nhà chú do có những "hiểu lầm" tai hại quãng 1968. Cô Trang quý mẹ, coi là bà chị, lại sinh hoạt cùng chi bộ; có việc gì của nhà ta đều có mặt - từ đám tang của mẹ đến lúc tiễn cô Tâm đi.
*
Khoảng cuối những năm 90, việc truy tặng huân chương bậc cao hơn cho các cán bộ lão thành được thực hiện và được gọi là "điều chỉnh". Lần đó, cha được điều chỉnh từ Huân chương Độc lập hạng Nhất lên Huân chương Hố Chí Minh.
Khoảng năm  2006, Quốc từ Hà Nôi gọi điện vào cho biết, Hoàng Vĩnh Thành (bạn Công) chánh văn phòng Bộ Ngoại giao thông tin rằng,  có nghị định 05 của Chính phủ do Thủ tướng  ký 2005, về việc xét khen thưởng huân chương bậc cao cho các cán bộ lào thành. Thành cho biết, cụ Trần Tử Bình nằm trong diện được xét  truy tặng Huân chương Sao Vàng - huân chương cao nhất của Nhà nước. Anh lập tức liên hệ với Hoàng Vĩnh Thành. Hai anh em lâu ngày không liên hệ song qua điện thoại  rất cởi mở, thân tình. Thành cho biết, lãnh đạo Bộ (lúc đó ông Phạm Gia Khiêm là Bộ trưởng) chỉ thị làm các thủ tục đề nghị lên Trung ương Đảng, Nhà nước xét điều chỉnh từ Huân Chương  Hồ Chí Minh lên Huân chương Sao Vàng cho cha.
Ngẫm lại sự đời,  trong cuôc sống có nhiều bạn là điều tốt lành. Anh học cùng lớp với Hoàng Vĩnh Giang, anh  ruột Thành, từ hồi lớp 1 tại Trường thiếu nhi Việt nam, đóng tại Quế Lâm. Khi học lớp 10 anh và anh Giang lại học với nhau, quan hệ rất thân vì hai đứa đều  là vận động viên thể thao của  thành phố Hà Nôi. Giang là vân động viên nhảy cao  cấp Quôc gia, còn anh là vân động viên bơi lội của Đội tuyển thành phố.  Công, Thành, Thụ  thân nhau, sau khi học xong lớp 10 cùng nhập ngũ vào năm 1971. Thành  cũng là vân động viên bơi của Hà Nôi nên anh em có mối quan hệ thân tình.
Việc Thành thông báo cho chúng ta  là rất kịp thời, vì các cán bộ của Ban Tổ  chức Trung ương, nơi báo cáo lên Bộ Chính trị đề nghị của Bộ Ngoại giao đều không mấy ai biết về cha. Thành cho anh số điện thoại cán bộ trực tiếp chuẩn bị hồ sơ và nhắn gia đình cố tìm thêm tư liệu khẳng định cha là Thường vụ xứ ủy 1945, tham gia lãnh đạo Tông khởi nghĩa tại Hà Nội. Các tư liệu được chuyển lên ngay cho người cán bộ này. (Tất nhiên hồ sơ của cha tại cơ quan Trung ương Đảng vẫn còn, song Thành đã nói vậy thì ta phải tìm các tư liệu cho Ban Tổ chức Trung ương.  Nguồn tin cậy nhất là bài điếu văn  ông Lê Đức Thọ đọc hôm truy điệu cha vào chiều 12-2-1977  mà báo Nhân Dân có đăng. Việc này khi làm sách về  cha năm 2006 anh đã làm nên  anh bay ra Hà Nội đến Thư viện Quốc gia, vào phòng lưu trữ báo Nhân Dân tìm số  ngày 12 và 13-2-1967. Tại  đây máy Photocopy, anh xin chụp nguyên trang báo Nhân Dân ngày 13-2-1977 có  Cáo phó đăng tin cha từ trần, có danh sách Ban tang lễ,có tường thuật  tang lễ của cha tại Câu lạc bộ Quân Nhân, có bài điếu văn do  ông Lê Đức Thọ đọc tại Nghĩa trang Văn Điển. Bài điếu văn là tư liệu quan trọng nhất, hội đủ các tiêu chuẩn để xét điều chỉnh cho cha từ Huân chương Hồ Chí Minh lên Huân chương Sao Vàng. Và quan trọng hơn là các tư liệu nói trên được đăng trên báo Đảng. Anh mang các tư liệu đó lên Ban Tổ chức Trung ương, trao cho người thụ lí. Công việc như vậy là thuân lợi vì có Thành hướng dẫn.

(Còn tiếp)

1 nhận xét:

  1. Cha và bác Trần Xuân Độ cùng được điều chỉnh huân chương chung trong 1 quyết định của Chủ tịch nước.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.