Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Tin về quê (Việt Trung)

Chủ nhật rồi, Việt Trung cùng em Đông (con chú Dương, cô Lưu) đã về Tiêu Động. Có 1 số việc đã làm:
1. Chụp 1 bộ ảnh rước hiệu.
2. Vận động làm còn đường từ cổng làng vào nhà thờ.
- Huyện cho 70 T xi măng.
- Tiền làm đường: huy động sức dân và vận động bà con xa xứ đóng góp. Gia đình ta phía Nam sẽ cùng tham gia vận động.
- Cần xây dựng sớm dự toán.
3. Sẽ đặt tên con đường đó là ĐƯỜNG THÁNH TƯỚNG. Đây cũng là sự tri ân những người có công với đất nước, quê hương mà trực tiếp là Thánh Phê-rô Hiếu và Tướng Trần Tử Bình.

Tra cứu danh nhân


PHẦN TRA CỨU



·      Phan Anh (1912-1990). Quê: Hà Tĩnh. Bộ trưởng Thanh niên Chính phủ Trần Trọng Kim 1945. Bộ trưởng Quốc phòng 1946, Bộ trưởng Kinh tế từ 1947, sau là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương. Từng tham gia hội nghị Phông-ten Nơ-blô 1946 và Giơ-ne-vơ 1954.



·      Lê Quảng Ba (1914-1988). Quê: Cao Bằng. Tham gia cách mạng 1935. 1944-1945 phái viên Kì bộ Việt Minh Cao - Bắc - Lạng. 1945-1947 Khu trưởng Khu Hà Nội, Khu trưởng Khu 12. 1948-1949 Chỉ huy trưởng mặt trận Thập Vạn Đại Sơn. 12-1949 Tư lệnh Liên khu Việt Bắc. 1951 Đại đoàn trưởng 316. Uỷ viên TW[1] khóa III.


Biên niên sử Văn phòng Đảng ủy quân sự TW... (Trích)

TỪ VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG QUÂN UỶ
ĐẾN VĂN PHÒNG ĐẢNG UỶ QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG
– VĂN PHÒNG BỘ QUỐC PHÒNG
(1947-2005)[1]

            Năm 1945
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với quân đội trong cả nước được đặt ra ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công.
Tháng 11: Trong khi Đảng rút vào hoạt động bí mật, các đồng chí cán bộ lãnh đạo của Đảng trong quân đội họp bàn cách thành lập hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội.

Năm 1946
Trung ương Quân uỷ được thành lập để giúp Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo quân đội. Để giữ bí mật hoạt động, Đảng gọi là Hội Cứu quốc (gọi tắt là Hội) và Trung ương Quân uỷ gọi là QQQ.
Danh sách các đồng chí Uỷ viên Trung ương Quân uỷ (được ghi trong biên bản hội nghị Trung ương Quân uỷ ngày 1 tháng 7 năm 1946) như sau: “Hiện tình QQQ có bảy uỷ viên: Văn, Bình, Dũng, Liêm, Thái, Tấn, Sơn”. (Cụ thể là các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Nguyễn Sơn).
Bí thư là đồng chí Võ Nguyên Giáp, dự bị Bí thư[2] là đồng chí Trần Tử Bình.

Bác Trần Văn Giàu, bạn tù Côn Đảo


GẶP GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU,

NGƯỜI BẠN TÙ CÔN ĐẢO CỦA CHA TÔI

Kháng Chiến – Kiến Quốc



            Còn vài ngày nữa là tới ngày lễ trọng đại của tháng Tám lịch sử, chúng tôi đến thăm Giáo sư Trần Văn Giàu[1].

           Ông sống gần Trường Đua Phú Thọ. Giáo sư rất vui khi biết có con của bạn tù lại chơi. Ông mời chúng tôi ngồi xuống ghế rồi hỏi: “Các cháu uống gì? Bia nhé!”. Biết ông có thói quen tiếp khách quý bằng bia nên chị giúp việc mang ngay ra lon bia rồi tự tay ông giật nắp, rót ra cốc. Câu chuyện được bắt đầu…

- Năm nay tôi đã 95 tuổi. Tôi sinh năm 1911 cùng tuổi với anh Võ Nguyên Giáp nhưng sinh sau hai chục ngày. Dạo này yếu rồi, đi lại khó khăn và hay quên…

-    Thế bác có nhớ ngày này hơn sáu mươi năm về trước, tháng Tám năm 1945?

-    Nhớ chứ. Sau Hà Nội và Huế thì Sài Gòn - Chợ Lớn giành chính quyền vào ngày 25 tháng 8. Đến ngày 2 tháng 9 khi ngoài Hà Nội tổ chức lễ Tuyên ngôn độc lập thì trong này phải đến cả triệu dân của Sài Gòn, Chợ Lớn và dân Lục tỉnh hồ hởi kéo về tập trung ở quảng trường Nô-rô-đôm, trước Dinh Độc Lập và quảng trường trước tòa nhà Uỷ ban bây giờ. Đây là cuộc mit-tinh lớn chưa từng thấy trong lịch sử. Nhân dân đón chờ tiếp âm của Đài Tiếng nói Việt Nam về bài diễn văn của Hồ Chủ tịch đọc tại Quảng trường Ba Đình.