Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Chuyện nghe chú Lương Phong kể lại (KQ)

Chú Lương Phong năm nay 81 và được coi là nhân chứng sống của mối quan hệ giữa lãnh tụ 2 nước Việt - Trung. Chú từng được phiên dịch cho Bác từ cuối những năm 1950...

Lần đầu phiên dịch cho Bác
Sau Cách mạng Tháng Tám, chú lên Việt Bắc, làm cơ yếu trong tổ điện đài của TW do bác Lý Ban phụ trách, đảm bảo liên lạc giữa TW Đảng ta với TW Đảng CSTQ. Vốn là học sinh Trường Trung học Trung Hoa, nhà quanh khu Hàng Buồm, biết chút tiếng Việt; nay tiếp tục học tiếng Việt do con gái bác Tôn dạy.
Lần đó được giao nhiệm vụ dịch cho Bác làm việc với ông Trần Canh. Dù Bác nghe, nói tiếng Trung tốt nhưng vẫn dùng phiên dịch. Bác bảo, để còn có thời gian mà suy nghĩ và chuẩn bị.
Thấy đ/c phiên dịch trẻ dịch còn có lỗi, Bác không tỏ thái độ giận dữ, coi thường mà ân cần hỏi thăm xem đã học tiếng Việt ở đâu, bao lâu rồi. Chú Phong nhớ mãi lời dặn của Bác: "Đ/c muốn làm việc tốt thì cần phải học nhiều hơn nữa".

Nhân chuyện cha được truy tặng Huân chương Sao Vàng (KC)


Khoảng tháng  11-2007, Công  mời anh Chiến, Quốc, Trung đi du lịch Trung Quốc theo lời mời của khách Nhật làm ăn - Công ty buôn bán máy thêu Tajima. Lộ trình chuyến du lịch này là Thượng Hải, Bắc Kinh. Bốn anh em bàn nhau lần này phải thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nơi cha đã sống, công tác từ 4-1959 đến 2-1967.
Dù sao Đại sứ quán cũng là "cửa quan". Bốn anh em lúc này là những người dân (không đen). Để đến Đại sứ quán phải có liên hệ trước, báo mình là ai, đến Đại sứ quán làm gì… Việc này lại phải nhờ đến ông em Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao Hoàng Vĩnh Thành. Thành cho  e-mail của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cho số điện thoại cầm tay của Đại sứ Trần Văn Luật (không hiểu việc đó có sai nguyên tắc không, song vì tin ông anh nên Thành cũng không phải lo hậu quả). Từ Tp Hồ Chí Minh có thư gửi cho Đại sứ Trần Văn Luật, rằng chúng tôi các con của cố Đại sứ Trần Tử Bình khoảng tháng 10-2007 sẽ đến Bắc Kinh, muốn đến  chào Đại sứ, thăm Sứ quán nơi cụ nhà đã công tác 8 năm…