Chú Lương Phong năm nay 81 và được coi là nhân chứng sống của mối quan hệ giữa lãnh tụ 2 nước Việt - Trung. Chú từng được phiên dịch cho Bác từ cuối những năm 1950...
Lần đầu phiên dịch cho Bác
Sau Cách mạng Tháng Tám, chú lên Việt Bắc, làm cơ yếu trong tổ điện đài của TW do bác Lý Ban phụ trách, đảm bảo liên lạc giữa TW Đảng ta với TW Đảng CSTQ. Vốn là học sinh Trường Trung học Trung Hoa, nhà quanh khu Hàng Buồm, biết chút tiếng Việt; nay tiếp tục học tiếng Việt do con gái bác Tôn dạy.
Lần đó được giao nhiệm vụ dịch cho Bác làm việc với ông Trần Canh. Dù Bác nghe, nói tiếng Trung tốt nhưng vẫn dùng phiên dịch. Bác bảo, để còn có thời gian mà suy nghĩ và chuẩn bị.
Thấy đ/c phiên dịch trẻ dịch còn có lỗi, Bác không tỏ thái độ giận dữ, coi thường mà ân cần hỏi thăm xem đã học tiếng Việt ở đâu, bao lâu rồi. Chú Phong nhớ mãi lời dặn của Bác: "Đ/c muốn làm việc tốt thì cần phải học nhiều hơn nữa".
Có đến 20 lần được đi với Bác
Năm 1959, sau mấy năm làm ở Sứ quán TQ tại HN, chú Phong về nước. (Còn chú Văn Trang và cô Diệp Tinh thì về năm 1960). Sau đó mỗi lần Bác Hồ sang TQ, chú Phong đều được đi phiên dịch. Lần Bác Hồ gặp Mao Chủ tịch ở Hàng Châu, bàn về việc VN có nên đánh Mỹ hay không. Chú Phong là phiên dịch; còn chú Văn Trang là người ghi chép (thư kí).
Vợ chồng Thủ tướng Chu Ân Lai rất quý Bác vì đã quen biết nhau từ ngày ở Pháp. Thủ tướng rất quan tâm đến sức khỏe của Bác. Lần Bác phàn nàn bị mất ngủ, Thủ tướng liền cử võ sư giỏi về Thái Cực quyền sang dạy cho Bác.
Tháng 8/1969, thấy Bác yếu nhiều, Thủ tướng cử tập thể bác sĩ giỏi sang chữa cho Bác. Chính chú Lương Phong được giao nhiệm vụ mang thuốc quý, bay sang HN cho Bác. Vậy mà khi đến Nam Ninh thì nghe tin báo Bác mất. Chú phải quay về để hôm sau cùng Thủ tướng bay ngay sang VN. Ông là nguyên thủ đầu tiên có mặt ở HN viếng Bác.
Kỉ niệm với cha
Những năm 1965, 66, Cách mạng Văn hóa vào giai đoạn khốc liệt. Một lần chú Phong vào sứ quán gặp cha. Sau khi trò chuyện, cha thắc mắc:
- Này, tại sao ở TQ bây giờ cán bộ cứ phải đọc Ngữ lục của đ/c Mao Chủ tịch ngày 2 lần, sáng - chiều, hơn cả đọc Kinh Thánh. Đọc ra rả, không biết có hiểu hết?
Lúc đó chú Phong đã gãi đầu, trả lời:
- Anh là người nước ngoài thì nói thế được, chứ chúng tôi mà nói thế là chết. Biết là không bình thường nhưng phải im lặng.
(Thế mới hiều, từng là con chiên, từng là thầy tu nên cha rất hiểu việc đọc Kinh Thánh của giáo dân. - NV).
Chú kể lại, trong Cách mạng Văn hóa cũng phải đi "hạ phóng". Có tiền đấy nhưng phải ăn kham khổ như dân. Sau 1 năm trở về lại thay cô chăm sóc con để cô đi "hạ phóng". Chú rất quý cha ở sự giản dị, gần gũi, thân tình. Sau này chú từng công tác ở Thái, làm đại sứ ở Lào, Senegan.
*
Lần này được mời sang dự 40 năm Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở VN, chú cũng giãi bày với lãnh đạo của ta: phải làm sao vun đắp, duy trì tình hữu nghị giữa 2 quốc gia mà nhân dân Việt, Trung phải tốn bao xương máu, mất bao nhiêu thời gian mới có.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.