Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Thư đầu Lúm gửi từ trường


Con chào ba,
Con cũng ổn định được phòng từ hôm qua và sắp xếp quần áo đồ đạc xong hết rồi ba ạ. Nói chung roommate của con là Chinese sinh năm 98, khá là nội tâm và trầm tính, đa số là con phải bắt chuyện với nó. Con ăn uống cũng ko được nhiều lắm tại đồ ăn ở đây béo với cả no lâu lắm ạ. Nên con cũng chỉ ăn buổi trưa tối, hoặc nếu sáng ăn thì trưa ko ăn được nữa ạ. 
Hôm nay con làm bài test cũng chỉ được thôi ạ, vì lâu lắm con ko ôn tập với đụng nhiều tới Math và Tiếng Anh. Con được sắp xếp học lớp Văn, lớp Intermediate ESL, lớp Preview History, lớp Chemistry Honor và lớp Math Precalculus ạ. Nói chung là mọi việc khá bình thường, mọi người ở đây rất friendly, các anh chị Việt Nam cũng giúp đỡ con rất nhiều. Nhưng dù gì thì ở Việt Nam vẫn là vui và ổn nhất, đồ ăn cũng ngon mà thời tiết các thứ ko bị thay đổi quá nhiều nữa ạ. Con cũng fine nên mọi người đừng lo lắng gì nhiều nhé.
Happy birthday ba ! Con chúc ba luôn mạnh khỏe, thành công trong mọi việc, luôn happy và lucky ạ.
Okay so có gì con sẽ viết mail cho ba sau nhé. 

Bữa ăn tối ở ngoại ô DC

Chú cháu Conij phục vụ quá tích cực.
Chiều thứ bảy 24/8, sau cả ngày đi thăm Lầu Năm góc (chỉ được vào khu tưởng niệm thảm họa 11/9/2001, bọn khủng bố al Keada giết chết 184 hành khách khi cho máy bay lao vào Lầu Năm góc), Nghĩa trang quốc gia Arlington (nơi chôn cất 400.000 chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc cùng vợ con (thế mới biết nước Mỹ kính trọng họ đến mức nào!), nơi yên nghỉ của Tổng thống Kenedy và hàng ngàn tướng lĩnh, nơi có khu tưởng niệm đặc biệt dành cho các liệt sĩ vô danh), thăm Bảo tàng Hàng không - Vũ trụ (tái sử dụng từ Hangar bảo dưỡng máy bay Boeing, nằm gần sân bay quốc tế DC); cả đoàn được Cognij lái xe đưa đến nhà hàng hải sản ở ngoại ô, gần khu  Pentagon.

Vui chưa? Thầy Rich từ ngày về Mỹ có tên "Thon thả"
vì to như thầy chưa là cái đinh gỉ.

Khẩu phần ăn tối nay.
Cognij giới thiệu, đây là nhà hàng có đầu bếp từng phục vụ ở Nhà trắng. Sau món súp Nhà trắng rất ngon là món tôm hùm và bò Beef teack. Cánh đàn ông dùng bia. Bia lần này ngon hơn local beer ở Kingston uống chiều 22/8.
Xong xuôi, Cognij lái xe chở cả đoàn về KS. Trêu cô: "May mà em què chân trái đấy, có chân phải điều khiển được xe và may là xe tự động không có chân côn".
Hẹn nhau 10g sáng chủ nhật sẽ đi thăm Nhà trắng, các đài tưởng niệm (Jefeson, Lincol, bức tường ghi tên các chiến binh Mỹ chết ở VN...) và kết thúc là Bảo tàng Lịch sử Mỹ.

Bữa cơm chiều vui vẻ ở Washington DC

Bàn tiệc tối nay.
Trên đường đi Washington DC, Rích thông báo sẽ có cô cháu làm Tour-guide những ngày ở đây. Đúng 6g chiều Conij lái xe đến. Cô cũng nhiệt tình, lởi xởi như chú Rich, tiếc là chân què nên phải chống nạng (lúc đi xe thì dùng xe đạp chuyên dụng).
Cả đoàn đi bộ dọc đường K, rẽ sang đường 13 qua Franklin Square đến nhà đặc sản biển. Vừa đi vừa ngắm phố xá. Mọi người sau 1 tuần làm việc (hôm nay là thứ sáu) đang hối hả về nhà.
Món tôm khai vị.
Nhà hàng đông đúc, ồn ào. Phải nhờ Rich order. Mẹ ơi, họ chuẩn bị theo kiểu phục vụ cho người Mỹ nên mang ra đĩa có cua King Crap to tổ bố. Cognij nói đó là cua ở biển Bắc Alaska. Gọi chai vang trắng Nga, còn Rich thì uống bia. Vui quá, chơi hết 2 chai.
Có tay bồi bàn giống nguời Á đông, hỏi ra thì là người Thái, từng làm việc ở đây 25 năm. Anh vui vẻ trò chuyện. Bữa cơm tối đầu tiên ở DC thật ngon và vui.