Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Trao tượng đồng Thiếu tướng Trần Tử Bình cho Cao su

Anh Chiến và TTK Dương Trung Quốc trao tượng cho Chủ tịch Công đoàn ngành Nguyễn Thanh Bình.
Ngày 27/1/2010, gia đình cùng Hội Sử học VN đã trao bức tượng đồng bán thân của ông cho Công đoàn ngành Cao su VN - nơi ông là bí thư chi bộ đầu tiên làm nên 1 Phú Riềng đỏ lịch sử 1930.
Các vị khách quý cùng gia đình bên tượng ông.
Tổng thư kí Dương Trung Quốc, cũng là bạn của gia đình,  đã có mặt cùng các vị lão thành cách mạng: Thiếu tướng Nguyễn Minh Long, Đại tá Hoàng Minh Phương.Gia đình cụ Nguyễn Văn Phát, bạn tù Côn Đảo 1931-36, có anh Nguyễn Chỉnh Huấn.
Buổi lễ giản dị nhưng nghi thức đầy đủ, long trọng. Kể từ hôm nay, ông sẽ có mặt để chia sẻ những cố gắng phấn đầu của hàng vạn công nhân cao su trong công cuộc xây dựng đất nước.

Đường Trần Tử Bình ở Tp Phủ Lý, Hà Nam

Nhìn ra đường Trường Chinh.
Ngày 6/6/2010, 3 anh em Chiến, Quốc, Trung về thăm quê. Khi qua Tp Phủ Lý đã tạt qua thăm con đường mang tên ông. Con đường này 1 đầu giáp với đường Trường Chinh. Phố xá gọn gàng, sạch sẽ, văn minh.
Phủ Lý vào thời kì đổi mới cũng có nhiều thay đổi. Hy vọng quê nhà ngày càng giàu, đẹp, cuộc sống của người dân ngày một sung túc, hạnh phúc.
Nhìn dọc phố mang tên ông.

Đường Trần Tử Bình tại thủ đô HN (KQ)

Có mặt ngay chiều đó.
Sát ngày 19/8/2008, anh Hà Trọng Tuyên điện báo: Tp đã gắn tên đường ông già tại quận Cầu Giấy. Đang liên hoan với cánh Tuấn Tây, tôi phi lên ngay và ghi lại hình ảnh đầu tiên về con phố mang tên ông ở HN.
Như vậy đầu tiên là thị xã Thủ Dầu Một có đường mang tên ông, rồi tới TpHCM (trên thị trấn Củ Chi), nay là HN.
Phố Trần Tử Bình ở HN, 1 đầu giáp đại lộ Hoàng Quốc Việt, có trường Cao đẳng Mẫu giáo TW. Quanh đó là các phố Hoàng Sâm, Phùng Chí Kiên, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Huyên... bạn chiến đấu của ông.
Có thêm biểu tượng "1000 năm Thăng Long" trên biển tên phố.
Sau đó, đúng ngày 19/8, gia đình đã tổ chức trồng cây bồ đề tại đầu con phố này. (Đã có bài viết trên trang mạng này).