CHA - Người lãnh đạo khởi
nghĩa giành chính quyền
đạn đã lên nòng nhưng súng không
cần
nổ
cả máu cũng một
giọt không giỏ,
CHA - Người lính trận, Tổng Thanh tra
Người quyết giữ
mọi sự công
bằng
CHA – Một vị tướng lĩnh, một nhà ngoại giao
Người vun đắp cho
cây Hữu nghị, Hoà bình
Tháng Tám, bên bàn thờ Mẹ Cha,
con cháu quây
quần
dâng nước trắng
và hoa…
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012
Chú Đỗ Trình với kỉ niệm về cha
TRƯỜNG LỤC QUÂN VIỆT NAM VỚI CHÍNH UỶ TRẦN TỬ BÌNH
Trung tướng Đỗ Trình[1]
Chú Đỗ Trình đọc tham luận. |
Tôi
cùng sống và công tác với anh Trần Tử Bình trong khoảng 5 năm, từ năm 1950 đến
1955, ở Trường Lục quân Việt Nam, từ khóa 5 đến khóa 9. Lúc đó, anh Trần Tử
Bình là Chính uỷ, bí thư Đảng uỷ, còn tôi là đảng uỷ viên, Chủ nhiệm Huấn luyện
nhà trường.
Trong
công tác và sinh hoạt, anh Trần Tử Bình có nhiều phẩm chất nổi bật. Trước hết,
đó là tinh thần đoàn kết, hợp tác: đoàn kết trong nội bộ Đảng uỷ, đoàn kết giữa
lãnh đạo và cán bộ cấp dưới, đặc biệt là đoàn kết giữa các đồng chí Việt Nam
với các cố vấn Trung Quốc. Thời gian đó, Trường Lục quân Việt Nam đóng quân ở
Trung Quốc, lúc đầu ở Côn Minh (Vân Nam), sau về Quế Lâm (Quảng Tây). Trong
trường, ở cơ quan Hiệu bộ và các tiểu đoàn học viên đều có cố vấn Trung Quốc.
Chính sự chăm lo, tăng cường đoàn kết của đồng chí chính uỷ và của Đảng uỷ với
các đồng chí cố vấn đã động viên họ tích cực, hết lòng truyền đạt kinh nghiệm
và kiến thức cho các đồng chí Việt Nam.
Tấm ảnh chụp tại Đại hội 2
CHUYỆN VỀ TẤM ẢNH KỶ NIỆM CHỤP TẠI
ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ II[1]
ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ II[1]
Kháng Chiến
– Kiến Quốc
Trong
một dịp trở ra Hà Nội, chúng tôi được Bùi Việt Sơn (con trai lão đồng chí Bùi
Lâm) tặng một tấm ảnh quý với chú thích phía sau: “Tặng anh tấm ảnh của các cụ
nhà mình gặp lại nhau trong Đại hội II, tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đầu năm
1951”. Chúng tôi bồi hồi tưởng nhớ tới từng người trong bức ảnh...
Từ
bên trái qua, người mặc áo trắng, đầu đội mũ nồi, đứng đầu là cha chúng tôi –
ông Trần Tử Bình. Trong Đại hội này, ông là đại biểu quân đội. Đứng cạnh ông là
đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, quê ở Nam Lợi, huyện Nam Trực, Nam Định. Những năm
kháng chiến chống Pháp, đồng chí từng là Chính uỷ Khu 8. Trong Đại hội, đồng
chí là đại biểu Nam Bộ, sau này là trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Chủ
nhiệm Uỷ ban Thống nhất Trung ương.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)