Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
Cha tôi và bác Bình
CHA TÔI VÀ BÁC BÌNH
Nguyễn Nguyên Hân
Cha tôi là bác sỹ Nguyễn Trinh Cơ. Ông nhận bằng Doctor vào năm 1941, sau 11 năm học tại Đại học Y khoa (Đại học Đông Dương). Sau khi tốt nghiệp, cha tôi được bổ về làm giám đốc Bệnh viện Nam Định. Năm 1945, ông tham gia Việt Minh rồi tham gia Tổng khởi nghĩa và xây dựng chính quyền cách mạng ở Nam Định, được cử làm Chủ tịch Mặt trận Việt Minh tỉnh. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cha tôi tham gia quân đội. Đầu 1947, ông đươc kếp nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Cha tôi thuộc lớp trí thức từ bỏ mọi vinh hoa phú quý, quyết tâm theo cách mạng, theo Cụ Hồ, vì kính phục nhân cách cao đẹp của vị cha già dân tộc, vì trong mỗi trí thức Việt Nam luôn tồn tại lòng yêu nước, thương dân tộc mình. Lớp trí thức phục vụ trong quân đội như cha tôi còn được các chiến sỹ cách mạng, những cán bộ cao cấp của quân đội thời kỳ kháng chiến, cảm hóa bằng tính gương mẫu, sự thông cảm, sự gần gũi, cởi mở, sự quan tâm chân tình. Trong số đó có đồng chí Trần Đăng Ninh và Trần Tử Bình.
Tiễn tôi đi B...
HAI LẦN ANH TIỄN TÔI “ĐI B”
Thiếu tướng Trần Thế Môn[1]
Anh Trần Tử Bình quê ở Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Là công nhân cao su, anh đã tham
gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng năm 1930 và
làm nên một “Phú Riềng đỏ” lịch sử. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,
anh được điều vào quân đội, sau đó được phong hàm Thiếu tướng. Là Phó bí thư
Quân uỷ Trung ương với chức vụ Phó Tổng thanh tra quân đội, anh đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ký ức về người anh lớn
KÝ ỨC VỀ NGƯỜI ANH LỚN
Đại tá Nguyễn Văn Hiếu[1] ke
Trần Kháng Chiến ghi
Từ 1956, nhà tôi được
bố trí về ở trong một biệt thự ba tầng, nằm ngay góc ngã tư đường Hoàng Diệu và
Điện Biên Phủ cùng gia đình tướng Trần Quý Hai. Cạnh nhà tôi là gia đình một số
sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng tham mưu như các chú Lê Liêm, Đỗ Đức Kiên, Lê Minh
Nghĩa, Nguyễn Văn Hiếu... Lũ trẻ con chúng tôi thường chạy qua chạy lại
giữa các nhà và tôi nhận thấy giữa cha tôi và các chú có mối quan hệ khá thân
thiết. Do còn bé nên tôi không hiểu về những mối quan hệ này. Cho đến tháng 8 năm
2004, khi đến mời chú Hiếu dự buổi gặp mặt tưởng niệm cha tôi, do Hội
Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức; chú vui vẻ nhận lời và còn nói thêm: “Đến
dự còn là trách nhiệm của chú!”. Khi hỏi về quan hệ này, chú vui vẻ kể lại…
Từ trường Quân chính VN...
TỪ TRƯỜNG QUÂN CHÍNH VIỆT NAM
ĐẾN LỚP “RÈN CÁN CHỈNH QUÂN”
Thiếu tướng Trần Văn Giang[1]
Nhập
trường Quân Chính
Tôi biết anh Trần Tử Bình từ
tháng 10 năm 1945. Đang làm Tổng phát hành sách báo của Đảng và Việt Minh ở Hải
Phòng và vùng duyên hải, tôi được giới thiệu về học Trường Quân Chính Việt Nam
khóa 5, tại Việt Nam Học xá Hà Nội.
Ở hai phòng làm việc cạnh nhau đã có khá đông anh em đứng đợi, một bên đông hơn,
một bên vắng. Tôi đứng vào bên vắng. Nghe xì xào bàn tán:
- Ông ở buồng bên kia dễ tính hơn,
hỏi nhanh hơn. Ông ở buồng bên này có vẻ “hắc”, khó tính nên hỏi kỹ lắm. Mà tất
cả mọi người đều phải qua trót lọt một trong hai “cửa ải” này mới được nhận vào
học Trường Quân Chính của Quân Giải phóng Việt Nam, chứ tưởng bở à!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)