về blog "Đại gia đình 99...", hỏi bố : "Tại sao bố lại
gọi ông nội là Cha, con thấy hiếm ?".
Kể ra thì Ông Nội chưa có một lời giải thích nào về cách xưng hô này. Nhưng trong suy nghĩ của mấy người con của Ông Nội, thì lý giải "có vẻ" hợp lý nhất là: Cụ bà, Cụ ông Nội là người công giáo, tên Cụ ông là Phê rô Phạm Văn Cống, tên Cụ Bà là Maria Nguyễn Thị Quế. Mà Cha cố (father) trong nhà thờ là con người cao quý nhất. Cho nên trong gia đình công giáo bấy giờ, con cái gọi người sinh ra mình cái tên cao quý này.
Vậy là từ thế hệ Ông nội các con đã có cái tên gọi "Cha" này rồi. Khi bố và các bác, cô, chú sinh ra, thì theo "cái nếp" này. Thấy Ông gọi Cụ là Cha, thì bố và các bác, các cô chú cũng gọi Ông là Cha. Các con có thể thấy cách xưng hô của Ông nội với Cụ nội trong bức thư "vĩnh biệt" của Ông gửi, khi Cụ Nội mất 1966 - Cụ mất, ông không về đưa tang được, phải làm việc ở Trung Quốc.
"Cha ơi, Cha ơi !
Một đời cần cù lao động,
Tay xách, nách mang
Một gánh bên nồi, bên con,
Nay Đông mai Bắc.
Một đời lầm than vất vả.
Nay đến khi tắc thở,
Cha con cũng chả gặp nhau,
Con ân hận vô cùng !
Nhưng công tác cách mạng là trên hết.
Cha, Con xa cách nhưng lòng con Hiếu thảo,
Cha biết cho lòng con.
Xin vĩnh biệt Cha từ đây,
An giấc ngàn thu.
Con của Cha Trần Tử Bình - 11/4/1966 "