Thời kì Cải cách ruộng đất, theo cố vấn TQ thì "ở VN cũng giống TQ, có tới 5% là con em địa chủ, tư sản, trí thức TTS". Do đó phải phát hiện và lập được danh sách những phần tử này, để xử lí.
Toàn trường sống trong tâm lý hoang mang cực độ. Có tới 5 học viên vì o ép quá, đã tự vẫn. Khóa 7 phải thành lập hẳn 1 tiểu đoàn (gọi là Tiểu đoàn 7) tập trung toàn con em thành phần này.
Chế độ cố vấn TQ ghê lắm, họ điều khiển toàn bộ hoạt động của nhà trường. Chính ủy Trần Tử Bình lo lắng. Sau khi được chỉ thị của Tổng Quân ủy, mà trực tiếp là Đại tướng gửi sang: Phải hủy toàn bộ danh sách này, không được gửi tới tay cố vấn; Chính ủy Trần Tử Bình đã cho đốt 2 thùng tài liệu tướng ở ngay sân trường, trước sự chứng kiến của nhiều học viên.
Cũng năm 1953, ở nhà, theo lệnh cố vấn phải xử bà Nguyễn Thị Năm - địa chủ kháng chiến, có 2 con là cán bộ cấp trung đoàn. Ông Hanh, con bà, đang là học viên nhà trường cũng có lệnh gọi về. Vậy mà Chính ủy cho tập trung toàn trường để tiễn Hanh.
Theo các cụ là học viên k5, 6, 7 thì cụ Bình đã có những xử lí rất tình người. Chuyện này còn được nhớ mãi.
Chế độ cố vấn TQ ghê lắm, họ điều khiển toàn bộ hoạt động của nhà trường. Chính ủy Trần Tử Bình lo lắng. Sau khi được chỉ thị của Tổng Quân ủy, mà trực tiếp là Đại tướng gửi sang: Phải hủy toàn bộ danh sách này, không được gửi tới tay cố vấn; Chính ủy Trần Tử Bình đã cho đốt 2 thùng tài liệu tướng ở ngay sân trường, trước sự chứng kiến của nhiều học viên.
Cũng năm 1953, ở nhà, theo lệnh cố vấn phải xử bà Nguyễn Thị Năm - địa chủ kháng chiến, có 2 con là cán bộ cấp trung đoàn. Ông Hanh, con bà, đang là học viên nhà trường cũng có lệnh gọi về. Vậy mà Chính ủy cho tập trung toàn trường để tiễn Hanh.
Theo các cụ là học viên k5, 6, 7 thì cụ Bình đã có những xử lí rất tình người. Chuyện này còn được nhớ mãi.