Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tưởng nhớ cô Lê Thị Lịch, chú Lê Dung (KC)

Tôi rất cảm động khi đọc bài của Kiều Mai Sơn viết về cô Lê Thị Lịch, vì  khi chắp nối với ký ức, tôi biết cụ thể hơn về quan hệ bạn bè, đồng chí và anh em của cha  mẹ với vợ chồng chú Lê Dung, cô Lê Thị Lịch.
Năm 1958 tôi được cha mẹ đưa đến nhà số 5 Lê Phụng Hiểu, gần Bảo tàng cách mạng thăm gia đình chú Lê dung, cô Lê Thị Lịch.Trong lần gặp ấy cha xưng là anh, gọi cô Lịch là cô; còn cô Lịch xưng em, gọi cha là anh rất thân tình. Tôi có nhớ cô chú lúc đó có một con trai còn nhỏ, giống bố như lột. Cha  mẹ tôi gọi em là "Ông Lê Dung con". Cả hai gia đình đều thích thú với cái tên ngộ nghĩnh đó.

Gia đình chị Hồng

Sau Lễ tưởng niệm 8/2004, ra mộ cha mẹ.
Tiễn Sơn đi Nhật và các em Mý, Nông cùng cháu Phương Anh.
Vài hình ảnh của đại gia đình 99.

Bà đuợc tặng Huân chương Độc lập

Năm 1987, Nhà nuớc tặng thuởng Huân chuơng Độc lập hạng 2 cho bà.
Khi làm hồ sơ, chiếu theo tiêu chuẩn thì bà vào Đảng năm 1939, từng là bí thư Ban Cán sự tỉnh Hà Nam (như bí thư Tỉnh ủy khi thay ông Bình vừa bị bắt cuối 1943) nên phải đuợc huân chương hạng nhất. Bà nêu ý kiến này.

Mấy chú "sợ trên" nên động viên bà, thôi bà tạm nhận... Bà chỉ cười: "Quan trọng gì, khối người có công mà tổ chức còn quên nữa là... Với tôi không sao, cứ về bảo cho các anh yên tâm. Mà nhớ phải chăm lo chế độ chính sách cho các gia đình người đã hy sinh, người có công đấy".

Dưới là bức ảnh bà chụp sau ngày nhận huân chương, ngay cạnh cái cửa đi xuống sân và bếp (sau này bít lại làm phòng ngủ cho nhà Trung).
Bà bị cắt bên ngực trái từ 1969 nên người hơi lệch. Cái áo nhung này gắn bó mãi với bà tới lúc chết: "Với mẹ thì áo này là quá sang rồi, ngày xưa làm gì có nhung lụa mà mặc".

CỤ BÀ LÊ THỊ LỊCH: NGƯỜI BA LẦN ĐƯỢC ĐẢNG GIAO LÀM CÔNG TÁC ĐỘI (Kiều Mai Sơn)


 Tôi xin được nói ngay rằng, công tác đội ngày trước không phải đơn giản như ngày nay chúng ta nghĩ là “chẳng có gì”. Đó là âm thầm lặn li, gối đất nằm sương, thay hình đổi dạng, để gây dựng cơ sở, nhóm lên ngọn lửa tranh đấu. Và người làm công tác đội có thể hy sinh bất kỳ lúc nào nếu rơi vào tay kẻ thù. 
Bà Lê Thị Lịch
Vì vậy nên trong một tập mỏng đề “Tự truyện” bà viết cho con cháu có câu: “Cho đến nay (1998) tuổi đã già, sống hơn mức “nhân sinh thất thập cổ lai hy” tròn một giáp, điều khiến tôi tâm đắc nhất trong cuộc đời cách mạng của mình là ba lần được Đảng tin cậy giao làm công tác đội...”.

Bà là Lê Thị Lịch, cán bộ lão thành cách mạng, 94 tuổi đời, 71 năm tuổi Đảng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tôi được ghi chép những mẩu chuyện về cuộc đời hơn 70 năm hoạt động cách mạng của bà vào một chiều thu muộn trong ngôi nhà thân thuộc bà đã ở suốt hơn nửa thế kỷ: số 5 phố Lê Phụng Hiểu – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.

TỪ TRƯỜNG QUÂN CHÍNH VIỆT NAM ĐẾN LỚP “RÈN CÁN CHỈNH QUÂN” (Thiếu tướng Trần Văn Giang[1])



Nhập trường Quân Chính
Tôi biết anh Trần Tử Bình từ tháng 10 năm 1945. Đang làm Tổng phát hành sách báo của Đảng và Việt Minh ở Hải Phòng và vùng duyên hải, tôi được giới thiệu về học Trường Quân Chính Việt Nam khóa 5, tại Việt Nam Học xá Hà Nội.

Cao Cẩm Quỳ và kỉ niệm với gia đình ta

Cao Cẩm Quỳ là cựu học sinh trường Trung học số 1 Quế lâm (anh sinh 1949) có quan hệ thân thiết với Kháng Chiến, Kiến Quốc. Trong blog của anh lưu giữ nhiều kỉ niệm về trường Trỗi và cả gia đình ta.
Tại đây, phần đầu là những hình ảnh của cha từ ngày sang TQ năm 1951 (ở Vân Nam) rồi thời gian đi sứ (1959-67). Có thể thấy nhiều gương mặt các vị lãnh đạo chủ chốt của TQ. 
Riêng bức ảnh có Bác Hồ, Bác Mao và cả cụ Hoan mới được trưng bày năm 2010 tại Nhà kỷ niệm các trường học VN ở Quế Lâm.
Sau đó là lễ đón nhận Huân chương Sao vàng cho cha và dịp gia đình tặng tượng cha cho Bảo tàng QĐ, nhà kỷ niệm ở quê Hà Nam... Anh Cao còn lưu được cả hình ảnh của 4 anh em ta (Chiến, Quốc, Công, Trung) khi tới Bắc Kinh và ngồi trong chính phòng làm việc của cha hơn 40 năm trước.
Rất công phu. Xin cảm ơn anh Cao!
Xin trân trọng giới thiệu!