Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tưởng nhớ cô Lê Thị Lịch, chú Lê Dung (KC)

Tôi rất cảm động khi đọc bài của Kiều Mai Sơn viết về cô Lê Thị Lịch, vì  khi chắp nối với ký ức, tôi biết cụ thể hơn về quan hệ bạn bè, đồng chí và anh em của cha  mẹ với vợ chồng chú Lê Dung, cô Lê Thị Lịch.
Năm 1958 tôi được cha mẹ đưa đến nhà số 5 Lê Phụng Hiểu, gần Bảo tàng cách mạng thăm gia đình chú Lê dung, cô Lê Thị Lịch.Trong lần gặp ấy cha xưng là anh, gọi cô Lịch là cô; còn cô Lịch xưng em, gọi cha là anh rất thân tình. Tôi có nhớ cô chú lúc đó có một con trai còn nhỏ, giống bố như lột. Cha  mẹ tôi gọi em là "Ông Lê Dung con". Cả hai gia đình đều thích thú với cái tên ngộ nghĩnh đó.

Tôi đi bộ đội  1965, xa Hà Nôi khá lâu, ít biết thêm  tin tức về sự trưởng thành của các em  trong gia đình cô chú Lê Dung. Gần đây mới biết đại tá Lê Công, huấn luyện viên  đội tuyển Karatedo quôc gia, người có công  đưa môn Karatedo vào Việt Nam  thành môn thi đấu, có công đào tạo rất nhiều vân động viên Karatedo, mang về  nhiều huy chương vàng cho thể thao nước nhà trong các cuộc thi đấu  quốc tế là con trai cô chú. Nhìn ảnh của Lê Công tôi cũng thấy nhiều nét của chú. 
Được biết cha tôi là cấp trên của  cô Lịch thời kỳ hoạt động bí mật .Trong kháng chiến  tại chiến khu Viêt Bắc, hai gia đình có quan hệ rất thân tình.
Tháng 8-2004, tôi đến nhà  riêng mời cô đến dự Hội thảo về cha. Cô nói với tôi rằng: "Cha cháu là anh của cô, là người lãnh đạo của cô thời bí mật. Cô nhất định sẽ đến dự". Hôm hội thảo cô đến rất sớm, vui vẻ gặp lại nhiều bạn bè, đồng chí thời hoạt động bí mật. Cô coi "Hội thảo tưởng nhớ ông Trần Tử Bình là
một lần tập hợp rất quý báu của các vị lão thành, thế hệ những người cướp kho thóc Nhật cứu đói,  những con người giành thắng lợi trong Cách mạng tháng 8-1945,  những con người  đưa Kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi...". Cô cũng vui vì gặp lại tám chị em chúng ta sau bao năm xa.
Khi nhớ về cô Lịch, chú Lê Dung tôi nhớ về mẹ, nhớ về tình cảm thủy chung, trước sau như một của mẹ đối với các bạn của cha mẹ.Trong đó có cô Lich. Có một thới gian chú Lê Dung bị "tổ chức" cho nghỉ công tác, để  chờ xác minh vì "những lý do không đâu". Cô Lịch rất buồn. Trong hòan cảnh như vậy, mẹ thường bảo tôi đèo xe đạp, đưa đến nhà cô chú, để thăm, động viên hai người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Một gia đình cũng nhân được sự thông cảm, chia sẻ lúc khó khăn tương tự là gia đình chú Vũ Tuân, cô Vân  ngay  trên đường Lê Phụng Hiểu, cạnh nhà cô Lịch.
Cách ứng xử đầy tình người, dũng cảm của mẹ trong lúc bạn bè hoạn nạn là lý do cha mẹ luôn được bạn bè,đồng chí,cơ sở yêu quý. Tấm gương  về nhân cách  của cha mẹ  là giá tri tinh thần vô giá của dòng họ chúng ta,





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.