Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012
Thông tin tham khảo
Vụ này liên quan đến không ít người thân của gia đình. Xin lưu làm tư liệu tham khảo.
Chuyện rõ hơn về cô Hiền (KC)
Cô Hiền là một trong nhửng cơ sở cách mạng của Ban lãnh đạo
hải ngoại cũa Đảng ta tại Tp Côn Minh từ 1939. Ban lãnh đạo hải ngoại gồm các
đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Cao Hồng Lãnh... lãnh đạo hệ thống tổ
chức Đảng trên tuyến đường sắt Hà Nội-Côn Minh, các cơ sở Việt kiều tại Thái
Lan, Lào.
Năm 1940, Bác Hồ từ Quế Lâm đến Côn Minh bắt được liên lạc với Ban lãnh
đạo hải ngoại. Cùng năm, Thường vụ TW cử bác Bùi Đức Minh (bố chị Các, anh
Thắng) đưa hai nhà trí thức của Đảng là Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp bí mật vượt biên giới sang Côn Minh gặp Bác. Vì vậy cô Hiền
có các quan hệ thân tình với gia đình bác Minh, bác Vũ Anh, Trương Thị Mỹ. Sau Cách mạng tháng 8-1945, cô tham gia hoạt động Việt kiều tại Vân Nam.
Cô Hiền trong kí ức của tôi (KQ)
Cô là cơ sở của bác Vũ Anh từ ngày ở Trung Quốc. Vì thế mà nhà bác Trương Thị Mỹ, bác Vũ Anh, bác Minh (Công an) và nhà ta rất quý cô. Cũng như cô Tâm, cô Hiền coi cha mẹ như anh chị, có điều gì cũng chia sẻ. Anh em ta đều quý mến và thương cô vì cô không có con.
Ngày cha mất, cô có mặt sớm ở Việt - Xô, chia sẻ cùng mẹ. Mỗi lần lên nhà 99 chơi, cô đều mang nải chuối, chùm vải biếu mẹ rồi ở lại ăn bữa cơm chiều. Cô và cô Tâm cứ rủ rỉ trò chuyện với nhau.
Hôm cô đi, chú Đức cho người lên nhà báo. Mấy anh em đã đến viếng và đưa cô xuống tận Văn Điển nhưng không phải Khu A. Cầm những nắm đất cuối cùng ném xuống huyệt cho cô, nhìn chiều xuống trên cánh đồng hoang lạnh mà thương cô.
Kiến Quốc cùng anh Lũy, lái xe cho chú Trần Độ, còn xuống dưới Minh Khai dự 49 ngày cô. Không hiểu sau này mộ cô có bị chuyển lên trên nghĩa trang Bất Bạt? Có thời gian phải cố tìm tới thắp hương cho cô.
Ngày cha mất, cô có mặt sớm ở Việt - Xô, chia sẻ cùng mẹ. Mỗi lần lên nhà 99 chơi, cô đều mang nải chuối, chùm vải biếu mẹ rồi ở lại ăn bữa cơm chiều. Cô và cô Tâm cứ rủ rỉ trò chuyện với nhau.
Hôm cô đi, chú Đức cho người lên nhà báo. Mấy anh em đã đến viếng và đưa cô xuống tận Văn Điển nhưng không phải Khu A. Cầm những nắm đất cuối cùng ném xuống huyệt cho cô, nhìn chiều xuống trên cánh đồng hoang lạnh mà thương cô.
Kiến Quốc cùng anh Lũy, lái xe cho chú Trần Độ, còn xuống dưới Minh Khai dự 49 ngày cô. Không hiểu sau này mộ cô có bị chuyển lên trên nghĩa trang Bất Bạt? Có thời gian phải cố tìm tới thắp hương cho cô.
Nhớ cô Hiền (HP)
Cô Hiền chụp khi đi Quế Lâm chữa bệnh. |
Hòa bình lập lại, cô lấy chú Đức đã có 5 con riêng, lúc cô làm việc ở Nhà máy Dệt Nam Định. Hồi đó cha cứ đùa cô, chú Đức lấy cô để "đào mỏ", còn cô mê chú ấy vì chú ấy đẹp trai. Chú Đức này hình như cũng hay bồ bịch, lăng nhăng. Sau này nghe nói, chú Đức bị phát hiện có thời gian làm chỉ điểm cho mật thám Pháp bắt Việt Minh.
Hồi bé thỉnh thoảng mẹ chở Phúc đến nhà cô ở Quảng Bá, khi đó cô làm Trưởng phòng Tổ chức của Nhà máy Dệt 8 tháng 3.
Cô Hiền sống tình cảm, chân thật nên cha mẹ rất thương. Lúc cô mất, Phúc đã đi Tiệp nên không biết tin tức về cô.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng từng đến nhà 99 (KQ)
Ở nhà 99 từ đầu những năm 1990 có quan hệ với gia đình Hương Thám trên Hàng Bông. Biết Hương Thám có quan hệ thân với NNC Bích Hằng mà chúng tôi mời cô đến thăm. Hằng vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, đang công tác tại Binh đoàn 11, đã nhận lời.
Thời gian đó là cuối
năm 1992. Hằng đến vào đầu giờ chiều. Ngày đó bà Hưng còn sống. Biết bà là người
duy vật, không tin vào duy tâm nên anh em không báo cho bà. Trưa ấy, bà nghỉ
trên nhà.
Ngày cha mất
Cha được đưa ra. Cô Hiền, chị Mỹ, chị Hồng đã có mặt. Anh Chiến vừa về kịp. |
(Ở nhà vẫn còn lưu giữ những kế hoạch cha xuống làm việc ở Nam Ninh, Quảng Châu...).
Điều ít biết về chú Văn Trang (KC)
Cô Diệp Tinh ngồi cạnh Bác khi ở Việt Bắc. |
Chú
Văn Trang sau khi học xong cao trung (cấp III) thi vào khoa tiếng Anh của
Trường đại học Tổng hơp Vân Nam. Tại đây khi tham gia phong trào sinh viên yêu nươc do Đảng Cộng sản sản tổ
chức chú quen, thân rồi yêu cô Diệp Tinh - sinh viên khoa Văn. Do tích
cực tham gia hoạt động trong phong trào sinh viên, cả hai được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1945. Cô chú kết hôn vào 1945.
Trong thời gian
công tác tại Việt Bắc, hai vợ chồng chú Văn Trang được vinh dự gặp Bác Hồ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)