Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Lại không hợp lòng dân rồi !

Trang tin BBC tiếng Việt nhận xét bài phát biểu của BTQP Việt nam tại diễn đàn Đối thoại Shangri  La:

"Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.... . "

Theo tôi nhận định này, lại rơi vào "khái niệm" mới xuất hiện trên diễn đàn chính trị:
"tình hữu nghị viển vông", rồi !!!

Theo tôi, nhận định này không hợp lòng dân !

Người đàn ông lặng lẽ ngồi viết về Quyền Sư bên cạnh mộc nhân

Hà Nội hội nhập quốc tế sâu rộng, ồn ã, náo nhiệt, nườm nượp dòng người xe. Những phố cũ, nhà xưa, những con đường xuyên thế kỷ, vắt qua vài cơ chế đang vật vã gồng mình để kịp với đà tăng đột ngột của mật độ dân số, của phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho cuộc mưu sinh mới, tại thời điểm mà xã hội đang vừa phát triển vừa phân vân theo khái niệm “thế giới phẳng”.

Dấu ấn hội nhập khó cưỡng đè lên đô thị trước, nông thôn sau, văn hóa - giáo dục trước, giao thông - kiến trúc sau. Nhiều cái mới không mời cũng đã len lỏi vào chuyện bếp núc, củi lửa của tùng gia đinh, vốn trước đó đã tạo được cái nếp.
Những tinh hoa, những vốn quý văn hóa nếu không được cân nhắc, tính toán giữ gìn đúng mức sẽ mất dần theo thời gian.

Kỷ niệm tuổi thơ - Con ve sầu





Trong lúc đang lang thang trong khu vườn sau nhà, tình cờ tôi thấy trên thân cây lim (cây xà cừ) hai cái xác con ve sầu.

Chợ nhớ lại thời tuổi thơ ... !

Đêm qua đã có hai con ve lột xác !
Vậy mà không thấy tiếng ve kêu "râm ran" ! Thế là hai con ve này là ve đực rồi !!!

Ngày còn bé (6-7 tuổi), khi cả gia đình còn ở nhà phố 38 phố Trần Phú - Hà Nội, vào mùa hè (mùa ve kêu), là mấy anh em và lũ trẻ của khu lại rủ nhau đi tìm ve, sau bữa cơm tối. Có khi đi tuốt ra vườn hoa Canh Nông (tên cũ của vườn hoa Lê Nin, Hà nội), rồi sang đường Hoàng Diệu, nơi có nhiều cây lim (cây xà cừ). Mỗi tối về cũng đầy một áo may-ô ve sầu chưa lột xác.

Khi đó làm gì có túi mà đựng ve đâu. Thế là áo may-ô (bây giờ gọi là áo "ba lỗ", hay áo "sát nách"), bỏ vào trong quần đùi (là loại quần sọoc, nhưng chỉ có sợi thun, chứ không có cạp quần / bây giờ thì người ta chỉ mặc bên trong ), tạo thành một cái "bọc" đựng nhưng con ve sầu, rất vững chắc và kín đáo. Mỗi đứa, sau khi thu hoạch đầy bọc ve sầu về, lấy kéo cắt phần đuôi con ve, nhét một hạt lạc vào bụng con ve và nướng lên. Ngon hết xẩy !!!

Có những ngày tháng "đi bắt ve" như vậy, nên tôi mới biết rằng "chỉ có ve cái mới kêu" - chúng tôi khi còn trẻ con vẫn nói với nhau như vậy. Nhưng bây giờ thì người ta vẫn còn tranh luận mệnh đề "ve sầu cái kêu hay ve sầu đực kêu" này !

Sau khi lột xác, con ve sầu đã làm nên một âm thanh duy nhất, đẹp nhất, hay nhất trong năm - đi kèm với mầu sắc đỏ rực của hoa phượng - tạo thành một bức tranh "không bao giờ quên" được trong ký ức tuổi học trò của chúng tôi. Là ngày, học sinh từ giã mái trường, tạm biệt bạn bè, thầy cô. Mang cuốn sổ "Liên lạc giữa nhà trường và gia đình", với kết quả học tập tốt có, kém có ... về cho Cha mẹ xem, để được thưởng mấy cái kẹo hoặc vài "roi" vào mông ... . Rồi 3 tháng sau mới lại "hội ngộ" năm học mới.





Thăm chị Bình, con cụ Lương Khánh Thiện (KC)

Hôm nay anh đến  thăm  chị Lương Thúy Bình, con gái nguyên Bí thư xứ ủy Bắc kỳ, bạn tù Côn Đảo của cha - Liệt sỹ Lương Khánh Thiện.
Liệt sỹ Lương Khánh Thiện sinh 1903 tại Hà Nam. Năm 1927 tham gia Việt Nam thanh niện cách mạng đồng chí hội. Năm 1929 tham gia Đông Dương công sản Đảng. 1930 bị Thực dân Pháp bắt, kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo. Năm 1936 bị đưa về quản thúc tại Hà Nam. Từ 1937-1941 là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Liên B (Hải Phòng, Hải Dương, Hồng Quảng) rồi Bí thư xứ ủy. Năm 1941 bị Thực dân Pháp bắt, kết án tử hình, hy sinh tại Kiến An.
Với chị Bình.

Anh An, chị Bình.
Sinh thời cha cho anh xem một bức ảnh nhỏ của liệt sỹ Lương Khánh Thiện. Nhớ lời cha nói về người đồng chí như sau: "Đồng chí Lương Khánh Thiện là Bí thư xứ ủy, bị Thực dân Pháp xử tử  hình, đã anh dũng  hy sinh tại Kiến An vào 1941".
Chị Bình sinh 1939. Năm 1953 được gửi sang Trung Quốc học tại trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm. Năm 1955 được cử đi học tiếng Nga cùng anh Đỗ Long tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Khi cha sang nhận nhiệm vụ Đại sứ  có cho gọi chị Bình và anh Long lên sứ quán chơi, dặn dò khi hai người tốt nghiệp về nước vào cuối 1959.
Chị Bình được phân công công tác ở Bộ Công An. Năm 1999 chị về hưu với cấp hàm đại tá, cục trưởng. Anh An chồng chị sinh 1934, năm 1953 tham gia Thanh niên xung phong, được điều động vào ngành Công an, về hưu với cấp hàm đại tá, Cục phó Cục Cảnh vệ.