Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Dịch bài viết của phóng viên TV France 3, đăng ngày 9-4-2013. (Phần 2)

Đối với Eric Panthou thì đây là câu chuyện kể rất nổi tiếng về các điều kiện xã hội trong các đồn điền thời bấy giờ. Qua đó, người ta hiểu được tại sao Trần Tử Bình lại trở thành một nhà quân sự cộng sản, tại sao tổ chức cuộc bạo động tại Phú riềng và bị kết án 5 năm tù ?.

Trong cuốn sách "Đồn điền Michelin ở Việt nam", Eric Panthou vừa giải thích, lại vừa bóc trần những cách thức do các ông chủ nhà máy vùng Clermont áp đặt ra : "Các ông chủ nhà máy muốn áp đặt phương pháp làm việc của họ và chủ nghĩa bảo hộ sản xuất trong nước, thực chất là cách tổ chức khoa học do Taylo sáng lập ra nhằm đạt hiệu suất cao nhất mà không tính đến địa lý và sức người. Mặc dù chi rất nhiều tiền vào lĩnh vực y tế và xây dựng bệnh viện để chống lại căn bệnh sốt rét, nhưng những đồn điền của Michelin vẫn bị nhà cầm quyền và những nhà điều tra xã hội chỉ trích".

Qua các trang sách, đọc giả cũng tìm thấy các số liệu của Alexandre Varenne - người sáng lập ra tờ báo La Montagne. Ông ta là một trong những người cầm quyền ở Đông Dương thời Michelin mở rộng đồn điền của họ.

Michelin ở Đông Dương cho tới khi chế độ Sài Gòn sụp đổ và người Mỹ ra đi, 1975.
Các đồn điền này về sau mãi mãi là tài sản của Nhà nước Việt Nam. "

(Hết bài viết,)

Đã có 2 nhận xét về cuốn sách của Eric Panthou :

DF : Tôi không nghi ngờ lợi ích của cuốn sách. Đó là cuốn sách đã vạch ra sự bóc lột thực dân của
         Michelin ở Đông Dương. Những điều này đã được nói đến từ lâu rồi !

Zadig : Cám ơn Eric Panthou và Carola Kaufmann đã cho chúng ta thấy một thời kỳ không mấy sáng
            sủa của ách bóc lột thực dân tại Đông Dương, một lịch sử trước đây lâu lắm rồi được nói ra
            rất trừu tượng, để mà không nói ra bản chất của nó. Với "chủ nghĩa bảo hộ", các ông chủ của
            chúng ta thời đó coi con người ít hiểu biết chỉ là các nô lệ bị đối xử tàn nhẫn ... Hãy nhớ lấy !

Dịch bài viết của phóng viên TV France 3, đăng ngày 9-4-2013. (Phần 1)

Các bạn có thể đã xem clip của Eric Panthou, thông báo cho gia đình 99 THĐ ngày 9-3-2013 cuốn sách "Đồn điền Michelin ở Việt Nam" đã được ra mắt trên kênh TV France 3. Nhân đây tôi muốn tạm dịch sang tiếng Việt bài viết của phóng viên France 3, Britte Cante, về cuốn sách này. Có thể các bạn sẽ hiểu hơn về tình cảm của đọc giả Pháp về cuốn sách.

 Bài dịch:

"Đồn điền Michelin ở Việt Nam", hay lịch sử thuộc địa của biểu tượng Michelin ở Đông Dương.

Cuốn sách này đề cập tới một lĩnh vực, mà ít người được biết đến, trong quá trình mở rộng kinh tế của các ông chủ lốp xe khổng lồ vùng Clermont. Nếu như các nhà sử học Anh Pháp đã viết rất nhiều về các đại công ty đã giầu lên từ Đông Dương, thì lại có rất ít các tác phẩm tiếng Pháp đề cập tới các điều kiện lao động tại các đồn điền này.


 Tấm bưu thiếp này vào những năm 1920 - 1930 là biểu tượng của nền thống trị của Pháp tại Đông Dương. Tại các đồn điền của Michelin, 6.000 nhân công (cu-li) đã làm phì nhiêu hàng triệu hec-ta rừng, để rồi thu hoạch lại nguyên liệu cao-su chiến lược này.



Cuốn sách, do nhà xuất bản La Galipote phát hành, là kết quả hai năm nghiên cứu, do chuyên gia lịch sử - xã hội vùng Clermont - Eric Panthou - thực hiện.

Edouard và Andre Michelin quyết định đầu tư vào Đông Dương năm 1924, để sản xuất ra cao-su đang rất cần thiết cho các nhà máy ở Pháp.  6.000 nhân công (cu-li) đã đến làm việc tại 15.000 hec-ta đồn điền do Michelin khai thác. Cuộc sống tại các đồn điền, điều kiện lao động cực nhọc, công nhân phản ứng, rồi sau đó là đình công ... : các câu chuyện này đã được ông Trần Tử Bình kể lại. Ông là một công nhân xuất thân từ nhà nông, đi theo một chuyến tầu từ Bắc kỳ xuống phía Nam của Đông Dương, do Pháp cai trị thời bấy giờ. Cuốn sách tư liệu của ông Bình đã được cất giữ trong kho lưu trữ của trường Đại học Populaire et Citoyenne thuộc vùng Puy-de-Dome. Lần đầu tiên cuốn sách này được dịch ra tiếng Pháp. (còn tiếp)

 

Chú Thắng với gia đình ta

Những năm giữa thập kỉ 80 thế kỉ trước, anh em giáo viên Học viện KTQS với mong muốn được áp dụng tri thức của mình vào thực tế cuộc sống; nên ngoài giờ lên lớp trên Vĩnh Yên ai cũng muốn về HN để có thời gian đi các thư viện, tiếp xúc với các nguồn tư liệu KHKT và tìm các đề tài ở các cơ sở sản xuất trong và ngoài QĐ, hơn nữa gần gia đình nhiều hơn. Các chuyến khảo sát được "thiết kế". Lúc đó việc quản lí cán bộ KHKT cũng "mở" hơn.
Vậy là bộ môn Vô tuyến ba lô túi xách theo "đầu tầu" là anh Đoàn Nam về 23 Phan Bội Châu, rồi 3 ngõ Phan Chu Trinh xây dựng nhóm "dã chiến"  đầu tiên đi "đánh Păc". Trong nhóm có Kiến Quốc, Trần Ngọc Chiểu. Nhà máy Dệt kim Đông Xuân là địa chỉ đầu tiên.

Giới thiệu của kênh truyền hình France3 ngày 9/4/2013

Mời đọc và xem phỏng vấn của France3 (đoạn cuối có ảnh cha)!
Các thành viên nhà 99 biết tiếng Pháp dịch nghe!

Thư mới nhận từ Eric


Dear Tran Kien Quoc and Hoàng Bội Hương.
You can see this television reporting of french television about my study and the testimony of Tran Tu Binh, including, at the final, one photo of Tran Tu Binh.
I hope you will be happy with this video



I send today the books for your family. Perhaps, you will have to wait 2 or 3 weeks before they arrive.
Best regard
eric Panthou, from France