Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chú Thắng với gia đình ta

Những năm giữa thập kỉ 80 thế kỉ trước, anh em giáo viên Học viện KTQS với mong muốn được áp dụng tri thức của mình vào thực tế cuộc sống; nên ngoài giờ lên lớp trên Vĩnh Yên ai cũng muốn về HN để có thời gian đi các thư viện, tiếp xúc với các nguồn tư liệu KHKT và tìm các đề tài ở các cơ sở sản xuất trong và ngoài QĐ, hơn nữa gần gia đình nhiều hơn. Các chuyến khảo sát được "thiết kế". Lúc đó việc quản lí cán bộ KHKT cũng "mở" hơn.
Vậy là bộ môn Vô tuyến ba lô túi xách theo "đầu tầu" là anh Đoàn Nam về 23 Phan Bội Châu, rồi 3 ngõ Phan Chu Trinh xây dựng nhóm "dã chiến"  đầu tiên đi "đánh Păc". Trong nhóm có Kiến Quốc, Trần Ngọc Chiểu. Nhà máy Dệt kim Đông Xuân là địa chỉ đầu tiên.



Ở đó đang sản xuất các sản phẩm đồ lót dệt kim bằng máy dệt kim tự động của CHDC Đức. Trung tâm là động cơ 1 chiều công suất lớn 1KW, được điều khiển tự động bằng bảng điều khiển có lắp các chip khuếch đại vi sai. Ngày đó như thế là hiện đại lắm. Chỉnh tốc độ tự động, đặt số lượng mũi dệt trên 1 cm2, tự động ngắt khi quá tải, đứt sợi... Một cỗ máy to bằng cái ô tô con. Cả nhà máy có đến vài trăm máy, chạy rào rào.
Các kĩ sư trẻ (ngày đó Quốc mới ngoài 30) mang theo đồng hồ đo, máy hiển thị ocillator (oxilo) vào nhà máy đi khắp nơi đo đạc, lấy số liệu, tháo tủ máy ra, lắp vào... Công nhân dệt, công nhân điện, cán bộ kĩ thuật phục sát đất. Trong đó có 1 chú kĩ thuật viên trẻ, theo dõi, nhìn ngó với con mắt thèm muốn làm quen. Đó là chú Dương Tiến Thắng.
Hôm đó, chú xin địa chỉ (ngày đó là gì có điện thoại). Chiều, chú đến liền:
- Thấy các anh mang máy móc, đo đạc; em thèm được học. Anh cho em xin làm đệ tử.
- Nhưng mày là công nhân kĩ thuật dệt, chỉ biết về cơ, có biết gì về điện?
- Không biết thì học - Thắng nói vậy.
Và từ hôm đó, Thắng trở thành đệ tử của anh Quốc.
Nhà Thắng ngay khu tập thể 4 tầng của Dệt kim Đông Xuân, sát hồ Hai Bà (đối diện đền thờ Hai Bà Trưng).  Thắng và anh trai sống với mẹ ở tầng trệt. Nhà nghèo. Cô cũng là công nhân nhà máy. Con em Dêt kim đa số lại vào làm trong nhà máy. Khu tập thể này gần chợ Giời. Ngoài giờ làm việc, công nhân Dệt kim có việc làm thêm là may gia công nên nhà nào cũng có í nhất 1 đầu máy may; nào Butterfly (mà Phúc nhớ Thắng cứ đọc là Bu-tec-ly làm cả nhà cứ cười thầm!), nào Singer, nào máy Đức, máy Nga... Vì gần chợ Giời nên cánh trẻ còn có nghề "chạy mánh", chỉ chỏ - mua đi, bán lại máy khâu, ăn chênh lệch.
Có lần Thắng tâm sự: Em thì không có tiền, còn các bác nhà mình thì có tiền. (Hồi đó bác Chiến, bác Vượng  hay đi công tác nước ngoài). Em cứ đi lang thang, tăm tia ở đâu thấy có máy hỏng nhẹ mà còn tốt là "hát" với  chủ là máy hỏng nặng lắm rồi xúi họ bán. Ta mua về, mông má rồi bán đi, kiếm cũng được.
Nghe có lí nên chị Phúc, chị Hà, chị Hòa từng đưa tiền cho Thắng đi mua máy cũ về, tháo ra, thay chao, thay kim, lau dầu, lau chùi sạch sẽ. (Phải nói có nghề may nên Thắng rất thạo). Máy làm xong để ở nhà 99, có thêm mảnh vải hoa đắp lên. Chưa kể ông Thắng ăn nói lưu loát, "thuốc" họ: "Ông anh bà chị em toàn cán bộ nhà nước, đồ đạc toàn hàng xịn. Nay cần tiền nên mới bán...". Ai được Thắng dẫn đến cũng tin, mua liền.
Có lần cùng chị Hòa mua cái máy may cũ về, mông má, sửa chữa rồi nhưng mãi không bán được. Tiền không quay được nên cũng rối mù 1 thời gian.
Hết bán máy may đến cả tủ lạnh, TV... (Xin được kể ở bài sau).

1 nhận xét:

  1. Dương Tiến Thắnglúc 02:13 12 tháng 4, 2013

    Đâu là kỷ niệm tuổi thơ
    Cho tôi nhặt những giấc mơ thiếu thời
    Đâu là ngày tháng đẹp tươi
    Cho tôi ôm trọn một trời sắc thu
    Đâu là một kiếp chân tu
    Tôi xin gửi tấm thân ru cửa thiền
    Đâu là bến lặng bình yên
    Cho tôi neo đậu nhân duyên cuộc đời

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.