Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Vụ án Dương Chí Dũng và nhìn lại xét xử Trần Dụ Châu tham nhũng 1950

Mời đọc!

Đến thăm ông Lê Trọng Nghĩa

Ông 92 nhưng rất minh mẫn.
Sáng thứ bảy 14/12, nhà báo trẻ Kiều Mai Sơn đến làm việc với ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Quân báo từ 1950-68. Đã 92 tuổi nhưng ông khỏe mạnh, minh mẫn, trí nhớ tuyệt vời, nhận định chính xác. Sơn cảm nhận, đúng là vị Cục trưởng Quân báo có khác. (Ban đầu, Lan Hương nói ông khó tiếp xúc, vì nói chuyện gì ông cũng bảo không có gì đáng kể).

Cuốn hồi ký của ông.

Hai ông cháu ngồi nói chuyện từ 10h đến 11h30 thì đến giờ ăn cơm của ông. Trước khi ra về ông còn tặng Sơn cuốn Hồi ký. (Chắc ông còn cuốn nữa, mọi người rất mong chờ!).
Khi Sơn nói là nhờ chú Kiến Quốc giới thiệu, ông cười sảng khoái.
Mong ông sống khỏe mạnh thêm nhiều năm nữa, hy vọng để cháu qua khai thác chuyện của ông được nhiều thêm.

(Ông Nghĩa gặp ông Trần Tử Bình trong tù Hỏa Lò năm 1944. Vì cùng là dân Công giáo và cùng hoạt động trong ban lãnh đạo của tù chính trị nên thân nhau. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, ông Nghĩa thay mặt tù chính trị liên lạc với Cầm Văn Dung, thủ lĩnh tù thường phạm, tổ chức cùng vượt tù. Ông Nghĩa bảo vệ tử tù Trần Đăng Ninh trèo tường chót lọt, nhưng sau đó đường này bị lộ. Hai ngày sau, ông Bình tổ chức cho hơn 100 tù chính trị chui cống ra ngoài. Đến tháng 8/1945, 2 anh em gặp lại nhau khi cùng tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN.
Anh chị em nhà ta là chỗ thân tình, qua lại, thăm hỏi, động viên ông. Cuộc đời có những ngang trái nhưng ông sống rất nghị lực, vững vàng và làm đúng theo chữ NHẪN mà ông Văn đã truyền đạt cho cán bộ, chiến sĩ thân cận).