Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Sifu Sergio giới thiệu về Vĩnh Xuân Quyền Việt Nam (ST: Việt Trung)

Sifu Sergio, 1 anh bạn ngoại quốc, đam mê Võ thuật Á Đông đã nghiên cứu Vĩnh Xuân Quyền và xây dựng 7 video clip. Trong đó có video clip khi đến với Trần Việt Trung.
Mời vào đây!
(Nếu mạng báo lỗi, hãy copy đường link video clip vào Google là xem được).

Những mẩu chuyện về cha mẹ ngày ở Lục quân

Chú cháu trò chuyện thân tình, cởi mở.
Sáng thứ sáu 28/6/2012 có cuộc gặp mặt với các chú k5, k6 Lục quân ở nhà chú Vũ Diệu. Có lẽ vì cha mẹ sống thân tình với cán bộ cấp dưới mà anh em ta với các chú cũng rất gần gũi. Các chú nhắc lại nhiều chuyện vui.
- Mẩu chuyện thứ nhất:
Chú Nguyễn Đức Thiêm sau khi ra trường được phân công về xây dựng trường dạy lái xe đầu tiên ở thị trấn Đu (Thái Nguyên). Khi đó lão thành cách mạng Dương Thế Thọ là hiệu trưởng. Một hôm thấy Thiếu tướng Trần Tử Bình đến thăm. Hai ông trò chuyện vui vẻ với nhau. Sau này mới biết, ông Thọ là bạn tù đâu như Hỏa Lò hay Côn Đảo với ông Bình.
- Mẩu chuyện thứ 2:
Anh Đặng Xuân Kỳ từng là học viên Lục quân k6, hay k7. Vì sống xa nhà, thỉnh thoảng anh hay lên chơi với cha và được ông cho thêm tiền tiêu vặt. Biết chuyện, ông Trường Chinh đã viết thư sang cho cha: "Anh Bình, anh Hùng đừng cho cháu tiền, làm như thế cháu sinh hư. Cháu phải sống như mọi anh em khác, được phát bao nhiêu tiêu bấy nhiêu thôi".
- Mẩu chuyện thứ 3:
Ngày chú Vũ Diệu được giữ lại trường, thời gian đầu lên Phòng Chính trị. Mẹ lúc bấy giờ cũng đã sang TQ và là cán bộ của phòng. Mẹ kể cho chú: Ngày ông ấy sang Vân Nam trước, tôi ở lại Tỉnh ủy Bắc Giang. Gặp lúc khó khăn, không có tiền dùng vào 1 số việc (theo chú Diệu nói: mẹ cần tiền làm ăn, nhưng chúng tôi nghĩ bà chân chất lắm, làm gì biết làm ăn đâu?), mẹ đã viết thư sang cho cha: Anh gửi cho em ít tiền.
Nhận được thư, cha đã viết cho Tỉnh ủy Bắc Giang đề nghị kiểm điểm mẹ. Cha nói: Tôi đi làm cách mạng chứ có phải đi buôn đâu thì lấy đâu ra tiền?
- Chuyện về mẹ do chú Vũ Diệu kể lại.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

"Nhà báo công dân" Kiến Quốc được Lương Bích Ngọc ngợi khen

Tại đám tang chị Võ Hồng Anh, con bác Giáp, ở Viện 108, gặp nhà báo Hữu Việt đàn em. Việt kéo ra 1 góc giới thiệu với cô bạn đồng nghiệp: "Giới thiệu với ông anh, đầy là nhà báo Lương Bích Ngọc, trước ở Vietnamnet, nay về Bee.net.vn... Còn giới thiệu với Ngọc, anh Quốc bậc đàn anh, có nhiều tư liệu quý và viết được". Thấy cô bạn gật đầu chào và trọ trẹ giọng Quảng Bình: "Anh viết luôn cho em nhé, bài 500 chữ về chị Hồng Anh". "OK, đại loại là Sau cái bóng của cha" nhé".
Ngay khi viếng chị về, tôi viết và gửi bài đúng 500 chữ cho Ngọc. Và, Bee đăng liền.
Hôm nay lên 'Khampha.vn', nhân Ngày Nhà báo VN có bài viết chân thành của Ngọc, trong đó có vài dòng về tôi và rất nhiều thông tin về các anh Dương Trung Quốc, Quang A... hay Đặng Kim Sơn (con chú Đặng Kim Giang, thân tình với cha mẹ).
Mời cả nhà cùng đọc!

Hè này với Anh Thy

Tuy đã làm gia sư nhưng vẫn mê games và yêu cô mèo xấu xí này.
Học đàn nhà thầy Hải ra thì thấy con mèo hen nằm vệ đường,
vậy là đón về nuôi đã mấy năm nay. Hai chị em yêu nhau lắm.
Nghỉ hè, cả tháng 6 chơi là chính, tới tháng 7 mới chuẩn bị theo các đội tuyển Toán, Anh của trường.
Cháu vẫn học đàn có thầy tới dạy tại nhà, còn học vẽ thì tuần 2 buổi tại nhà thầy Hạnh.
Đặc biệt hè này cháu nhận nhiệm vụ làm gia sư môn Toán cho em Huy (con cô Hồng, học trường Quốc tế, năm nay lên lớp 8 mà chả biết gì). Sáng sáng đạp xe lên Căn cứ 26 trên Gò Vấp dạy em, trưa đạp về. Dù nắng nôi nhưng không thấy kêu ca. Trước nay toàn ngồi sau xe ba mẹ nên chả biết đường xá là gì, nay cứ đi theo bản đồ nên cũng thuộc 1 góc Gò Vấp.
Từng có kinh nghiệm dạy em Tuấn, con bác Đức ngoài HN, nên lần này chả khó khăn gì. Cô giáo kỉ luật rất ghê, nếu làm không được là bắt chép lại 4 lần bài giải mới cho làm bài mới.

Đến thăm chú Hoàng Nghĩa Khánh

Sáng qua, 2 anh em Chiến - Quốc cùng Trần Tuấn Sơn (con chú Hai Nghiêm - học trò của cha ở Trường Cán bộ VN 1945, cùng lớp chú Bồng, chú Vũ Lăng, Trần Đình Cửu..., nguyên Cục phó Cục Tác chiến và Tư lệnh QK9) đến thăm chú Khánh (cựu học viên k1 Võ bị 1946). Cô chú ở nhà 20 khu Phú Gia, không xa nhà Công - Vượng.
Đã 86 nhưng chú còn khỏe và minh mẫn. Năm 1945 đang là học sinh đi theo cách mạng và chiến đấu ở Khu IV, chú được chú Trần Văn Quang cử ra HN học Võ bị. Chú nhớ lại...



Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Nhớ ngày ở HN đi làm tin cho các cụ (KQ)

Vào lại bantroik5sg, đọc tin này hay hay nên post lại. Đây là kỉ niệm lần cùng nhà báo trẻ Trần Duy Hiển đi làm tin các lão tướng Trần Đăng Ninh, Nguyễn Sơn được truy tặng huân chương cao quý cùng trao tặng huân chương cho các cụ Trần Văn Quang (thân phụ Mẫn k5, Trần Bình k8), Đặng Quân Thụy (thân phụ Đặng Quân Chính k6), Nam Phong, Phạm Văn Vưu (thân phụ Phạm Hoàng Nam k2), Triệu Huy Hùng (chồng cô Lan dạy Trung văn), Nguyễn Hữu Lê (thân phụ Nguyễn Hữu Nghị k6)...
Mời xem lại!

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Nhắc lại tư liệu về Quân ủy TW được thành lập từ 1946 (Kiều Mai Sơn)

1/ Để tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội, tháng 1 năm 1946, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Quân ủy - cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng trong quân đội (gồm 7 đồng chí) có nhiệm vụ: giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp nắm hoạt động của lực lượng vũ trang, xây dựng bản chất cách mạng của quân đội, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và với nhân dân trong mọi thử thách quyết liệt. Để giữ bí mật cho Đảng, Đảng được gọi là Hội Cứu quốc (gọi tắt là Hội), Trung ương Quân ủy được gọi là QQQ, đảng viên là hội viên, đảng vụ là hội vụ. [tr. 140-141]
Bảy đồng chí trong Trung ương Quân ủy gồm: Võ Nguyên Giáp, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Nguyễn Sơn.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bí thư, đồng chí Trần Tử Bình làm Phó Bí thư (Dự bị Bí thư).

2/ Thực hiện Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ ba (từ ngày 12 đến 15 tháng 6 năm 1947), Trung ương Quân ủy được củng cố về tổ chức. Đến ngày 22 tháng 7 năm 1947, Ủy viên Trung ương Quân ủy gồm có các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Nguyễn Sơn,. [tr. 185]

- Nguồn: Lịch sử Đảng bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam, tập 1 (1944-1954), Nxb Quân đội Nhân dân, 2009.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Về chú Văn Trang (KC)

 Mao Chủ tịch, Hồ Chủ tịch gặp nhau tại Hàng Châu 1966.
Đồng chí Văn Trang  sinh 1922 tại Vân Nam, đảng viên Đảng công sản Trung Quốc, là một chiến sỹ quốc tế người Trung Quốc tham gia  cuộc kháng chiến chông Thực dân Pháp của nhân dân Việt nam từ 1946,  được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương 1947.
Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình đồng chí được nhiều lần giao nhiệm vụ phiên dịch cho Bác Hồ trong các buổi làm việc với Chủ tịch Mao Trạch Đông và các vị lãnh đạo cao cấp của cách mạng Trung Quốc. Đồng chí phục vụ Bác trong các chuyến Người sang Trung
Quốc nghỉ, công tác.
Xin giới thiệu 3 bức ảnh ghi lại các chuyến phục vụ Bác của đồng chí Văn Trang.

Lật trang mới của Mèo Rio (KC)

Ngày 12/6 Mèo -Rio tròn 12 tháng  tuổi.
Tối 16/6, ba Dũng, mẹ Dung mời khách bữa cơm, đánh dấu Rio sự kiện này. Các ông Quốc, Nghị, Công, bà Vân Anh, cô Mý, bà Hòa đến dự, mừng cho cháu.
Trước đó Rio chỉ đứng vịn, chủ yếu là bò. Chiều hôm nay 18/6, lúc 4giờ, dì Tư của Rio thông báo sau giấc ngủ trưa, Rio đã chạy vài bước (một sự kiện quan trọng trong đời của cháu). Gửi vào blog của nhà 99 đoạn video Mèo-Rio bước những bước đấu tiên trong đời.


Hai bà, cháu trước giờ vào tiệc.

Bên 3 ông.
Anh Bim cũng 12 tháng biết đi. Cả hai  anh em  đều là lứa trẻ của thời không nuôi bằng sữa mẹ, được như vậy có lẽ cũng được coi là cứng cáp.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Với các em con cô Lành, chú Truyền

Tháng 8/2004, sau ngày tổ chức Lễ tưởng niệm cho cha, cả nhà đã về thăm quê nội ở Bình Lục, Hà Nam, quê ngoại ở Hưng Hà, Thái Bình và Phúc Tá, Ân Thi nơi ông bà nội sống đến cuối đời.
Ngôi nhà ông bà nội được chia sau Cải cách ruộng đất vừa được anh chị em nhà ta góp tiền xây lại khang trang. Cô chú Truyền được sống tại đây những ngày cuối đời.
Nay tại căn nhà này là nơi thờ ông bà và cô chú Truyền. Có 1 bảo tàng ảnh mô phỏng Nhà tưởng niệm ở Tiêu Động được làm tại đây.
Các em con cô chú đều phương trưởng, thế hệ các cháu làm ăn tốt, nhất là 2 con nhà em Mười. Vậy là có phúc!

Trường mầm non Trần Tử Bình - món quà tặng Phúc Tá

Đầu năm 2007, để chuẩn bị kỉ niệm 100 năm ngày sinh và 40 năm ngày mất của cha, đại gia đình ta đã hoàn thành 3 công trình lớn:
Trần Thành Công (người đầu tư chính) tặng ảnh Bác Hồ và cha cho nhà trường.


Anh chị em nhà ta và nhà cô Lành cùng thầy cô, cán bộ địa phương trong ngày bàn giao.
- Xuất bản cuốn sách "Trần Tử Bình từ Phú Riềng đỏ đến mùa Thu Hà Nội...".
- Xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà văn hóa - Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Trần Tử Bình tại thôn Tiêu Thượng, xã Tiêu Động, Bình Lục, Hà Nam.
- Xây dựng và bàn giao Trừơng mầm non Trần Tử Bình thôn Phúc Tá, Ân Thi, Hưng Yên.
Đây là hình ảnh lễ khánh thành Trừơng mầm non Trần Tử Bình.

Nhà Đức "Ché" vào Sài Gòn


Cu Tuấn gặp lại cô giáo Mý.
Ông bạn Dương Minh Đức học k3 Trỗi cùng Lợi nhưng chơi với cả nhà. Gần nhất là tổ chức phần văn nghệ cho đám cưới cháu Hùng (nhà Công Vượng). Hè nay cả nhà kéo vào Nam. Có vài hình ảnh ghi được tại nhà cô em gái ở 307 Nguyễn Văn Trỗi.


Thêm cô út Dương Minh Anh.


Cô Mười Cân buộc tóc cho em.


Minh Anh luôn là tâm điểm.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Bức trang vẽ trên Acrilique đầu tiên

Mý đã học vẽ thầy Hạnh từ bé tới giờ. Đó là passion. Vừa rồi Mý vẽ tranh Mùa thu lá đỏ. Xin giới thiệu!

Mý và anh chị em bên ngoại

Chị Quậy luôn là tấm gương trong nhà.

Cùng các mẹ.

Pizza ngon ghê!
Bên nhà ngoại Mý có 3 chị em. Mẹ Vân Anh là chị Hai (gọi theo kiểu Nam bộ), dì Thúy Anh (dì Ba) và câu Quốc Anh (cậu Tư).
Dì Ba sang Sing làm việc để ở gần chị Quậy (tuy vai em nhưng sinh trước và rất lớn, 1m80 nên toàn gọi chị). Quậy học giỏi.
Nhà cô Xuân, cậu Tư vì công việc nên sống ở Đà Nẵng. Vậy là 2 em Xuân Anh và Bon cũng theo ba mẹ và nói giọng lơ lớ xứ Quảng.
Hè, Tết thì 2 gia đình kia đều kéo về thăm ông bà. Tuần trước đại gia đình hội ngộ. Chiều thứ bảy trước ngày đi, tụi trẻ con được mẹ Thúy cho ra nhà hàng Pizza Ytali ở đường Nguyễn Huệ chiêu đãi. Ngon, bổ... không rẻ nhưng vui!

Vai trò của ông anh Bim

Em Rio đầy năm tuổi. Còn anh Bim cũng cả năm nay lên vai trưởng trong nhà, thậm chí là "chắt đít nhôm" của ông Bình, bà Hưng. Hãy ngắm nhìn cháu!
Bim bắt đầu mê trượt skate như chú Long ngày xưa.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Zính còn tròn 2 tháng tuổi


Tin từ HN gửi vào:
Ngày hôm nay, 13/6/2012, Zính con tròn 2 tháng tuổi.
Các ông bà, chú bác, cô dì thấy cháu ngon chưa, nhất là ảnh đeo kính Rayban!???
Bà Phúc sắp về thăm cháu chưa?

Mèo Rio đầy năm


Rio đầy năm.
Thành viên nhỏ nhất của gia đình  Chiến-Hà-Dũng-Dung-Bim là em Rio, ngày 12-6 vừa qua tròn 1 tuổi. Bà nội chuẩn bị cho một mâm cúng 12 bà mụ, cầu cho cháu chóng lớn, khỏe mạnh. Bà ngọai bận vườn cao su vào mùa cạo mủ cũng bỏ việc lên với cháu 2 ngày.
Ba Dũng, mẹ Dung bày một lô đồ dùng  của trẻ em  trước mặt Rio. Rio vớ ngay hai cây bút cho ngay vào miệng. Không hiểu vì đang ngứa lợi, mọc răng hay là biểu hiện ham học từ bé như cô Mý?

Mâm cùng 12 bà mụ.


Mẹ Dung đọc sớ.

Đang xơi bút. Biểu hiện của thích học hành?

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Gặp cụ Lê Trọng Nghĩa

Chú Nghĩa vốn thân tình với cha từ ngày cùng là tù chính trị Hỏa Lò 1944-45 vì cùng là dân Công giáo. Cụ Trần Đăng Ninh là ủy viên Trung ương, Bí thư Xứ ủy; còn cha, cụ Lê Tất Đắc là Xứ ủy viên... bị bắt. Trong tù, các cụ có uy tín. Cha phụ trách chung, còn chú Nghĩa làm đối ngoại. Cha giao cho chú Nghĩa nhiệm vụ bảo vệ cụ Ninh khi trèo tường vượt Hỏa Lò vào đêm 10/3; còn cha tổ chức cho khoảng 100 tù chính trị chui cống ngầm vào đêm 12/3/1945.
Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, cha trực Thường vụ Xứ ủy ở Hà Đông. Hai anh em lại gặp nhau và cùng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở HN. Chưa kể những năm sau này (từ 1947) cùng công tác ở Bộ Tổng (chú làm Chánh văn phòng Bộ Tổng tư lệnh, Văn phòng Quân ủy, rồi là Cục trưởng Cục Quân báo từ 1950). Những năm 1960, cô chú ở 93 Lý Nam Đế, hay qua nhà 38 Trần Phú lấy cơm tập thể (do chú Ba Xó nấu). Cha mẹ quý cô chú.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Những kỉ niệm về cha của chú Hoàng Dũng

Hai chú cháu tâm đầu ý hợp.
Sáng 11/6/2012, 2 anh em Chiến, Quốc đến nhà chú Dũng họp Thường trực BLL. Ngoài chuyện chung, chú Dũng kể nhiều kỉ niệm về nhà trường và cha.
... Tháng 8/1945 vừa học xong lớp 11 (ngày xưa học đến lớp 11 đã là ghê) thì chú tham gia cách mạng. Ngay sau 2/9/1945, chú là lính trong trung đội của chú Đỗ Trình, đóng ở trường Sinh Từ (trường Lý Thường Kiệt sau này).
Chú nhớ ngày ngày dùng xe kéo chở thùng cơm, thùng nước rau và rổ rau luộc từ Nhà đấu xảo (Nhà hát Nhân dân rồi Cung VHHN Việt-Xô ngày nay) qua Gambetta về Sinh Từ cho trung đội.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Hồi ức của bà Hằng có kể về ông Bình

Trang "Cô bé quay tơ" của nhà 97 ghi lại nhiều kỉ niệm của bà Hằng có viết về thời gian là giao liên cho Xứ ủy Bắc kỳ, liên lạc giữa ông Hoàng Văn Thụ và ông Bình... Xin trân trọng giới thiệu!

Vài hình ảnh về chuyến đi Thượng Hải, Bắc Kinh cuối 2007

Ngày mưa ở Thượng Hải.
Đang định làm hẳn clip thì bác Chiến gửi về mấy tấm ảnh. Vội post lên trước.


Chiều đến Thiên An Môn. Bốn anh em.

Bữa cơm do vợ chồng chú Lương Phong chiêu đãi.
Có chú Văn Trang và vợ chồng chị Cao Đức Khả.

Về thăm nhà chú Lương Phong. Cùng 2 chú nói lại nhiều chuyện xưa.
Nhắc đến cha mẹ và tình bạn cũ. Một buổi tối ấm áp tình người.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Bố con nhà Zính

Cháu Hồ Nghĩa Dũng (không phải cậu Bộ trưởng Giao thông "thối" ngày nào!) gần 2 tháng tuổi. Blog sưu tập toàn ảnh đội mũ của cháu Dũng.
Mũ 1.

Mũ 2

Mũ 3.

Mũ 4... nhưng đây là bố Zính lúc 2 tuổi.
Ngày Mẹ.

Đòi măm.

Ăn xong là... khò!

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Đến thăm chú Tô Hải

Sáng nay 6/6/2012, anh anh em Chiến-Quốc đã đến thăm chú Tô Hải, lính Lục quân k5 của cha.
Mời vào đây!

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Chú Nguyễn Đức Thiêm, cựu học viên k5, lại chơi

Chú Lưu Quang Xe k9 và chú Thiêm k5 trước giờ vào hội trường.
Chiều qua chú điện thoại hẹn lại chơi. Quãng 10g sáng nay, chú đến. Phải ra tận ngã tư đón. Mê làm phim tư liệu về Lục quân và khóa 5 (chú là cựu học viên k5), năm nay đã 85 nhưng vẫn lọ mọ phi xe máy đi khắp SG.
Học k5 ở Vân Nam xong, về chiến đấu rồi lại đi học tiếp chuyên ngành vận tải ở Liễu Châu, đến cuối 1953 về phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Bị sức ép của bom nên 1959 chú ra quân (cùng đợt giải ngũ 8 vạn quân), về Cục Vật tư. Vì Cục trưởng là cụ Trịnh Tam Tỉnh, thân cụ Bình nên chú được nhận ngay. Năm 1975 chú vào SG ở cho tới giờ.
Dàn dựng làm phim video chú cũng tự học. Copy tư liệu về trường Lục quân cho chú xong, chú mừng lắm, cảm ơn mãi. Thực ra có gì đâu, trách nhiệm của thế hệ con cháu ấy mà.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Về thăm Tiêu Động

Nhân có việc về quê bàn với thôn làm con đường Thánh Tướng từ cổng đến nhà thờ, Việt Trung rủ Trần Đông (con chú Dương, cô Lưu), anh Hoàng Sơn (Phó ban Thời sự VTV) và Thành (Mẹc) cùng đi.
Ở thôn Tiêu Động có Phê-rô Nguyễn Văn Hiếu được Vatican phong Thánh tử vì Đạo năm 1900, còn ông Trần Tử Bình được Cụ Hồ phong thiếu tướng vào đợt đầu tiên đầu năm 1948. Bà con tự hào vì đây là mảnh đất phát Thánh và phát Tướng. (Thế hệ con cháu sau này có đến vài tướng, như anh Quang con bác Bái...).
Khách HN được đón tiếp thân tình. Lần đầu về thăm Nhà tưởng niệm của Tướng Bình ở quê đã gây ấn tượng mạnh cho Trần Đông. Cũng từ đầu năm nay, Đông được sinh hoạt trong đại gia đình 99.