Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Những kỉ niệm về cha của chú Hoàng Dũng

Hai chú cháu tâm đầu ý hợp.
Sáng 11/6/2012, 2 anh em Chiến, Quốc đến nhà chú Dũng họp Thường trực BLL. Ngoài chuyện chung, chú Dũng kể nhiều kỉ niệm về nhà trường và cha.
... Tháng 8/1945 vừa học xong lớp 11 (ngày xưa học đến lớp 11 đã là ghê) thì chú tham gia cách mạng. Ngay sau 2/9/1945, chú là lính trong trung đội của chú Đỗ Trình, đóng ở trường Sinh Từ (trường Lý Thường Kiệt sau này).
Chú nhớ ngày ngày dùng xe kéo chở thùng cơm, thùng nước rau và rổ rau luộc từ Nhà đấu xảo (Nhà hát Nhân dân rồi Cung VHHN Việt-Xô ngày nay) qua Gambetta về Sinh Từ cho trung đội.


Chú Đỗ Trình đang học năm thứ 2 trường Nông Lâm thì tham gia cách mạng, đã tốt nghiệp Quân chính VN (khi cha là Phó giám đốc). Vốn cùng là dân Scoute (Hướng đạo) nên thân nhau ngay. Đầu năm 1947, chú Dũng được gọi đi học k2 Võ bị khi cụ Nguyễn Sơn là hiệu trưởng. (Chuyện cụ Nguyễn Sơn chỉ cụ Bình giới thiệu "con gà vàng" với cánh học viên mới trong ngày khai giảng k2 đã giới thiệu).
Học xong k2, chú Dũng được sung vào đội quân Nam tiến, đi đến Khu 6 thì dừng lại chiến đấu. Đến năm 1952, chú Dũng lại được cử sang TQ học lớp trung cấp, thuộc Tiểu đoàn Trung-Sơ do ông Đàm Quang Trung là D trưởng, ông Đoàn Quang Thìn là chính trị viên. Vốn thân thiết với chú Đỗ Trình nên hay được gọi lên Hiệu bộ chơi, ăn uống.
Có lần chú Trình rủ: "Theo tao, đi chỗ này hay lắm". Tới nơi thấy có cả cụ Nguyễn Duy Vân (học viên k5 giữ lại làm D trưởng d2 học viên), cụ Đoàn Quang Thìn, Đàm Quang Trung Trung-Sơ... Nhà cụ Bình chả có đàn chó con vừa đẻ, đ/c cần vụ (chắc chú Phú?) cho bọc đất, nướng rồi cho vào nồi cháo. Xong xuôi cụ Bình mời bạn hữu lên ăn "cháo chó bao tử". Lần đó mới là lần diện kiến chính thức với Chính ủy. Biết chú Dũng là học viên k2 Võ bị về học Sơ-Trung, cụ Bình rất vui.
Chú Dũng nhớ mãi chuyện cụ Bình kể: "Chả là Hiệu trưởng Lê Thiết Hùng vừa về nước báo cáo Cụ Hồ tình hình nhà trường sau vụ "phản tỉnh". Khi chia tay Bác dặn, anh em học viên ta có nhân thân tốt, trưởng thành trong chiến đấu nhưng đa số xuất thân từ học sinh, sinh viên nên phải rèn dũa thật kĩ. Cụ Bình vừa nhắc vừa nhại giọng Bác: "Rèn dũa mà không cẩn thận thì sau này về nước lại "léo mẹ lồng pào" thì chết". Anh em ngồi quanh được trận cười nghiêng ngả.
Sau 1954, chú Dũng tập kết ra Bắc và được gọi đi học k10 Lục quân. Lên đến Tổng cục Cán bộ thì gặp cụ Nguyễn Chánh thủ trưởng cũ ở Liên khu 5, hỏi thăm biết là trên cho đi học. Cụ Chánh bảo: "Thằng này học Võ bị k2, rồi học Trung cấp rồi, thì vào học k10 Lục quân làm gì. Về ngay đơn vị, đang thiếu cán bộ".
Cho đến năm 1964, chú Dũng trong đoàn của BTTM ta được Tổng bộ Tham mưu Quân giải phóng nhân dân TQ mời sang làm việc sau sự kiện Vịnh Bắc bộ 5/8/1964. Cũng dịp này, Đại sứ mời các cán bộ, lưu học sinh đang công tác, học tập tại Bắc Kinh về sứ quán nghe thông báo tình hình chiến sự trong nước. Đoàn của BTTM cũng được mời dự. Vậy là 2 thầy, trò nhận ra nhau. Cụ Bình vui vẻ nhắc lại cả chuyện "chén chó bao tử" ở Côn Minh.
Trước văn võ bá quan, cụ Trần Tử Bình giới thiệu đoàn BTTM mới sang và nói:
- Đế quốc Mỹ đã mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, nhưng ngay từ trận đầu, quân dân ta đã hạ nhiều máy bay phản lực Mỹ và bắt sống cả phi công... Trong nước các đ/c chiến đấu, chiến thắng ròn rã như thế thì trên mặt trận ngoại giao chúng tôi mới có tư thế để đàm phán.
Mọi người hướng về đoàn, vỗ tay chúc mừng. Mấy đ/c TQ sung sướng nói: "Nỉ men tả hen hảo, hén hảo!".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.