Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Con đường mang tên Cha (Ảnh: KC)

Năm 2010 khi ra HN, anh Chiến có lên thăm đường mang tên Cha. Biển tên đường TRẦN TỬ BÌNH đặt ngay đầu phố, sát cây xăng. Con phố dài non cây số, yên tĩnh, 1 đầu nối vào Hoàng Quốc Việt, 1 đầu nối vào...
Cây bồ đề, lấy từ nhà 99 mang lên trồng đúng ngày 19/8/2008 khi vừa đặt tên đường, nay đã xum xuê. Cô bán hàng nước cho sinh viên Trường Cao đẳng Mẫu giáo TW ngày nào cũng tưới. Cánh cán bộ, giáo viên Học viện KTQS là bạn bè, đệ tử của Kiến Quốc mỗi lần đi qua đều nhắn tin vào: cây bồ đề vẫn xanh tốt lắm.
Trong số bạn bè thân thiết có người thắc mắc: "Ông có công với HN như thế, lẽ ra đường mang tên ông phải dài, rộng hơn". Song anh em trong nhà 99 chỉ cười và nói: "Chả cần, con đường này cũng giản dị như chính con người ông Bình. Hơn nữa, đường mang tên ông gần với những con đường là bạn chiến đấu thân thiết của ông như Hạ Bá Cang, Hoàng Sâm, Nguyễn Văn Huyên...".

Thử thách

Thứ năm tuần trước, cô Vượng hẹn được thầy Rich (Cty Tư vấn du học AEG) gặp Mý và ba mẹ để tìm hiểu và giới thiệu về vấn đề du học ở Mỹ. Cháu Quang qua thầy Rich năm ngoái đã qua Mỹ học, thực tế rất tốt nên cô Vượng có lời khuyên nên cho Mý đi du học.
Mẹ Vân Anh có vẻ quyết tâm vì tương lai của con, nhất là "tuổi thơ của Mý sẽ đi qua, nếu không làm sớm sợ  sẽ lỡ cơ hội". Tuy vậy với ba có chút băn khoăn, vì Mý còn nhỏ quá (mới 15), lại là con gái (còn Quang là con trai!), chưa bào giờ phải sống xa nhà, chưa hề có kinh nghiệm sống tập thể lại phải tự lập.