Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Chuyện biết thêm về nhà bác Mẫn chụp ảnh (KQ)

Sáng nay ngồi ở nhà tang lễ Chùa Vĩnh Nghiêm, gặp anh Giang (con bác Mẫn) cũng đến viếng Ninh Choắt (anh Bình Coỏng). Anh em tâm sự nhiều.
... Bác Trinh từ trước 1940 đã là cơ sở của ta ở SG. Bác có hẳn Bảo sanh Viện trên đường Công Lý (nay là Nguyễn Văn Trỗi). Năm 1939, bà Nguyễn Thị Minh Khai (vợ ông Lê Hồng Phong) mang bầu và tổ chức bố trí cho vào sinh ở viện này. Bác Trinh đã chăm sóc và đỡ cho bà Khai. Sau đó bác nuôi cô con gái đó. Năm 1940, bà Khai bị bắt rồi bác Trinh cũng bị bắt vì liên quan tới bà Khai. Nhưng vì không có chứng cứ mà mật thám phải thả bác Trinh và không cho ở SG, bắt đi biệt xứ. Bác Trinh về Cần Thơ và tiếp tục vừa dựng nhà hộ sinh vừa hoạt động.

Lễ bàn giao tượng Thiếu tướng Trần Tử Bình cho Trừơng Sĩ quan Lục quân 1

Trường Lục quân 1 là đơn vị kế thừa truyền thống của Trường Quân chính kháng Nhật 1945 và Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2008, gia đình và Hội Sử học VN đã trân trọng bàn giao bức tượng đồng bán thân của Thiếu tướng Chính ủy Trần Tử Bình cho nhà trường vào sáng 25/11/2008. Các tướng lĩnh là học trò Thiếu tướng, gia đình các bạn chiến đấu của ông,  cùng TTK Dương Trung Quốc đã đến dự.
Nghi lễ giản dị nhưng long trọng. Sau phần khai mạc, giới thiệu tiểu sử Thiếu tướng, Trần Kiến Quốc thừa ủy quyền của Trần Kháng Chiến đã có bài phát biểu (đã đăng trên trang này). Sau đó là phần bàn giao tượng.
Mọi người và gia đình tự hào vì từ hôm nay, Thiếu tướng như hiện diện tại nhà trường để dõi theo sự trưởng thành của các học viên sĩ quan trong rèn luyện, học tập hàng ngày, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc.
Đây là phóng sự ảnh buổi lễ. Mời xem! 

Đầu năm có bài viêt của Việt Trung trên Phụ nữ Thủ đô

Mời đọc bên Bantroi5!