Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Bà mẹ sắp sinh vẫn tham gia lãnh đạo khởi nghĩa (KQ)

Bài viết đăng trên Báo QĐND ngày 21/8/2015, đúng vào dịp giỗ thứ 22 của Mẹ.
Sáng nay mới tìm lại được trên fb. Thứ ba tới, ngày 8/7 âm là ngày giỗ thứ 22 của Mẹ.
Mời đọc!

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Bài viết về Cha và chú Song Hào trên Báo Biên phòng

Đây là bài viết do cháu Hằng, Báo Biên phòng, đặt viết nhân 100 năm Ngày sinh của Thượng tướng Song Hào.
Mời đọc!

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ HÀ ĐÔNG và TỔNG KHỞI NGHĨA 19/8/1945

Thị xã Hà Đông chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn chục cây số, án ngữ phía tây Hà Nội. 
Từ đầu những năm 40 thế kỷ trước, cách thị xã chừng cây số là Vạn Phúc - làng cổ ven sông Nhuệ không chỉ là làng nghề truyền thống sản xuất ra lụa tơ tằm nổi tiếng trong và ngoài nước mà còn là ATK (An toàn khu) của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng thời kì bí mật đã về đây: Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Quốc Hoàn, Trần Tử Bình, Lê Quang Đạo…
Xứ ủy Nam kỳ cử người ra Vạn Phúc xin chỉ thị của Trung ương… Sau ngày 9-3-1945, Nhật đảo Pháp ở Đông Dương, thấy tình hình trong và ngoài nước có nhiều biến động, Xứ ủy Nam kỳ (Tiền phong) đã cử Lý Chính Thắng ra Bắc gặp Trung ương Đảng xin chỉ thị. Suốt thời gian từ ngày Nam kỳ khởi nghĩa thất bại (23-11-1940), cơ sở tan vỡ, Nam kỳ mất liên lạc với Trung ương. Được sự giới thiệu của ông cậu là Xứ ủy viên Nam kỳ Hà Huy Giáp và từng là học sinh trường Thăng Long, ông đã tìm về trường cũ bắt liên lạc. Tại đây được bác bảo vệ giới thiệu tới gặp vợ chồng bạn học cũ là Nguyễn Xuân Ngọc và Lê Tụy Phương. Hôm sau, anh Ngọc đã bí mật đưa Lý Chính Thắng vào Vạn Phúc gặp Tổng bí thư Trường Chinh.
Sau đó, Lý Chính Thắng được đón về nghỉ ở Nhà thương Con Rồng của gia đình bà Tụy Phương. Đến giữa tháng 4-1945, ông cùng nữ giao liên Cái Thị Tám (Nguyễn Thị Kỳ, sau này là phu nhân Đại tướng Văn Tiến Dũng) mang chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”quay trở về Nam bộ.
Vậy là chỉ thị của Trung ương về Tổng khởi nghĩa đã đến được với Nam bộ.
Tấn công vào Dinh Khâm sai sáng 19/8/1945.

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Trần Kiến Quốc: “Trong gia đình, chưa bao giờ cha tôi là Tướng!”

           Trong các lần trò chuyện với những người con của Thiếu tướng Trần Tử Bình, tôi luôn cảm thấy xúc động trước tình cảm họ dành cho nhau, dành cho gia đình, dành cho quê hương. Hoàn cảnh lịch sử làm cho họ không có nhiều thời gian được sống gần gũi với cha,  nhưng họ luôn tự hào về cha - một con người như Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói “có phẩm chất trong sáng, cao quý... là tấm gương cho các thế hệ hiện nay và mai sau học tập”. Thiếu tá Trần Kiến Quốc lần nào cũng thế, nói về cha với xúc cảm nghẹn ngào. Trong nhiều điều đáng nhớ nhất về người cha đáng kính của mình, ông trân trọng sự giản dị, khiêm nhường và tình cảm gần gũi của Thiếu tướng dành cho vợ con. Nói với tôi, Thiếu tá Trần Kiến Quốc bảo: Trong gia đình, chưa bao giờ cha tôi là Tướng! Xin được ghi lại cuộc trò chuyện thú vị này.
         
 Thưa chú, cháu đã đọc cuốn sách “Trần Tử Bình - Từ Phú Riềng đỏ đến mùa Thu Hà Nội…” rồi, tổng hợp nhiều tư liệu, nhiều thông tin về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của cụ. Một cuốn sách rất công phu, chú ạ! Hồi nhỏ, chú là người thu hút sự chú ý của bạn bè, rất đông bạn bè, sống ân tình, học tập chăm chỉ… Khá tiêu biểu! (Tôi gọi ông là chú như thường tình).
          Thiếu tá Trần Kiến Quốc: À, anh cả của chú là Trần Kháng Chiến đã viết thế phải không? Trong số 8 anh, chị, em của chú, anh Chiến là người được chứng kiến nhiều nhất những khổ ải mà cha mẹ, gia đình đã vượt qua, là người được gần gũi cha nhất. Còn chú ra đời năm 1952, khi đó cha chú nhận nhiệm vụ Đảng giao, đưa học viên của Trường Sỹ quan Lục quân sang Trung Quốc học tập, huấn luyện, chuẩn bị cho các mặt trận trong cả nước và Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Nhiệm vụ này được thực hiện trong 6 năm. Sau đó, cha chú nhận nhiệm vụ là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc… Anh em chú ít khi được gần cha, mọi việc trong gia đình bấy giờ đều do anh chị lớn đứng ra lo liệu, bảo ban các em học tập. Nhưng tình cảm dành cho cha lại rất sâu nặng, gần gũi…