Mà cũng xin thưa, cái cột truyền hình tôi định nhắc đến là
cái cột Tam Đảo thời những năm 1976-80, chứ không phải là cái cột truyền hình bây
giờ, người ta gọi là “Tháp truyền hình cao 93m”, đặt trên đỉnh Thiên Nhị của dãy Tam Đảo, có độ
cao phát sóng nổi tiếng thế giới (cao hơn mặt biển cỡ 1300m) mà theo các catalogue
Du lịch Vĩnh Phúc, hướng dẫn viên bắt buộc
phải đưa khách theo con đường trải nhựa
hoặc men theo gần nghìn bậc thang lèn đá mới xây, để lên thăm cảnh thiên nhiên
ngoạn mục trong tua du lịch hai ngày .
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012
Câu chuyện đôi lợn giống và cột tháp truyền hình Tam Đảo (Trần Đình Ngân, Berlin)
Bài này hứa với Kiến Quốc viết lại từ khi blog "Đại gia đình 99" lên mạng. Viết xong rồi đặt
tựa đề cho câu chuyện định kể, tự tôi cũng thấy ngạc nhiên vì cái tên bài hơi kỳ!?
Hai con lợn và cái cột truyển hình thì có quan hệ gì với nhau?
Kỉ niệm với Chu Thành (Trần Đình Ngân, Berlin)
Viết thêm nhân bài viết về mối quan hệ thân tình giữa cụ Chu Văn Tấn và gia đình cụ Trần Tử Bình trong “Bloge Đại gia đình 99" (đăng bởi Trần kiến Quốc).
Tôi và Chu Thành biết nhau từ rất lâu vì cùng có những năm tháng học trường Dục tài Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm (trường thuộc BCHTW Đảng LĐVN quản lý). Khi trưởng thành, vào bộ đội, lại có dịp gặp nhau tai Đại học Kỹ thuật Quân sự.
Biến cố xảy ra trong gia đình Thành từ trước 1980 bọn chúng tôi cùng biết và ngầm chia sẻ với nhau.
Hai thằng nhóc Guilin gặp nhau sau hàng chục năm xa. |
Tôi và Chu Thành biết nhau từ rất lâu vì cùng có những năm tháng học trường Dục tài Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm (trường thuộc BCHTW Đảng LĐVN quản lý). Khi trưởng thành, vào bộ đội, lại có dịp gặp nhau tai Đại học Kỹ thuật Quân sự.
Biến cố xảy ra trong gia đình Thành từ trước 1980 bọn chúng tôi cùng biết và ngầm chia sẻ với nhau.
Bác cấp dưỡng già
BÁC CẤP DƯỠNG GIÀ[1]
Nguyễn Cao Vỹ[2]
Tháng 4 năm 1946, tôi nhận được giấy của Bộ Quốc phòng báo về nhập học Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Ngày ấy nhà trường ở gần thị xã Sơn Tây. Bọn quân Tưởng Giới Thạch trước đó đóng ở đây, khi rút lui đã để lại những đống rác dơ bẩn khổng lồ, có cả một xác chết đã thối rữa trên một căn gác.
Người kết nạp tôi vào Đảng
NGƯỜI KẾT NẠP TÔI VÀO ĐẢNG
Hoàng Xuân Tùy
(nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học)
Anh Trần Tử Bình - người đã giới
thiệu, kết nạp tôi vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tại chi bộ Đảng Trường Cán bộ
Việt Nam, đầu năm 1946.
Năm 1945, đang ở độ tuổi 23, vừa học
xong năm cuối lớp kỹ sư Trường Cao đẳng Công Chính, tôi được giác ngộ và hăng
hái tham gia hoạt động Việt Minh thời kì Tiền khởi nghĩa. Tôi có mặt trong tổ
chức học sinh, sinh viên, trí thức của Hà Nội do anh Lê Trọng Nghĩa phụ trách.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, tôi vinh dự được tham gia trong lực lượng tự vệ, cướp
chính quyền ở Hà Nội.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)