Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI CON GÁI QUÊ LÚA (Báo Thái Bình Cuối tuần - nhân 2/9/2016)

Tuần trước, phóng viên trẻ Tất Đạt (Báo Thái Bình) có về thôn Hòa, Hòa Tiến, Hưng Hà, Thái Bình - quê ngoại tôi, xin tư liệu để viết về bà Hưng mẹ tôi. Cháu gặp bác Lợi, ông trưởng bên ngoại và được nối máy với tôi. Tôi đã giúp cháu tìm tư liệu và cùng sửa lại bài viết. 
Nhớ cha mẹ những ngày này. Xin đăng tải nhân Quốc khánh năm nay.

Báo Thái Bình Cuối tuần - nhân 2/9/2016
CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI CON GÁI QUÊ LÚA
Bà tên là Nguyễn Thị Hưng, vợ của Thiếu tướng Trần Tử Bình, một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, người lãnh đạo phong trào “Phú Riềng đỏ” năm 1930 và là một trong những người lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội (19/8/1945)…

Người phụ nữ kiên trung
Chúng tôi về thôn Hòa, xã Hòa Tiến (Hưng Hà), nơi quê hương bà Hưng (tên thật là Nguyễn Thị Ức) giữa những ngày Tháng Tám lịch sử. Dù thoát ly quê hương từ lâu nhưng khi nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Hưng thì lớp cao niên trong làng ai cũng nhớ. Người con gái đẹp quê lúa, có mái tóc dài, nước da trắng, hàm răng đen nhánh, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, đã góp phần làm nên tên tuổi của một vị tướng tài giỏi – Trần Tử Bình. 

Trần Tử Bình - vị Tướng bản lĩnh và khiêm nhường (Báo Biên phòng)

Mời đọc!