Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nhớ Mẹ

Tình cảm thân thiết của các Bác, Cô, Chú - những người bạn chân tình của Cha Mẹ. Xem lại, để chúng ta cùng mãi ghi nhớ công lao của Cha Mẹ.
Gia đình chú Trần Độ

Gia đình Bác Nguyễn Chánh

Gia đình Chú Văn Tiến Dũng (Văn Huấn đứng sau).

Chú Lê Quang Đạo, đàn em được Cha cứu sống 1945.

Nhớ cha mẹ các cháu nhiều!

Chú Nguyễn Cơ Thạch

Cô Lê Thu Trà (gia đình Bác Lê Liêm) đã lưu bút
vào sổ tang "Hưng ơi, Hưng đi thật rồi sao"

Bác Trương Thị Mỹ

Công năm 1979

Sau khi học xong Ngoại thương, Công phải học lớp Sĩ quan dự bị 3 tháng. Tốt nghiệp nhận quân hàm thiếu úy. Nhân sinh nhật Nghị năm đó, Công gửi ảnh mặc quân phục cho Nghị.
Cùng xem lại thời đó.
Tân thiếu úy TTC.

Lưu bút sau ảnh.

Mấy tấm ảnh cũ (KC)

Ở Thiểm Tây 1963.
Cha vốn thích đi săn bắn. Ngày nghỉ thường đi Ninh Bình, Nam Định săn thú, săn vịt giời cùng cánh các chú Phạm Kiệt, Phan Trọng Tuệ, Đinh Đức Thiện... 
Khi đi sứ, cha thường tham gia các hoạt động của Đoàn Ngoại giao và rất thích bắn súng. nh này chụp 1963 tại Thiểm Tây khi đi chơi cùng đại sứ các nước.


Cùng chiếc xe cha gửi về.

Ba bà từng cùng nằm gai nếm mật:
Quế, Mỹ, Hưng.

Còn mẹ thì có bộ ba bạn thân từ thời hoạt động bí mật: Hà Thị
Quế,Trương Thị Mỹ, Nguyễn Thị Hưng. Qua tấm ảnh hiếm hoi này thấy 
mẹ là người cao nhất(!).

Còn bức ảnh thứ 3 được chụp bằng máy Xmena  (do cha đi nghỉ mát Xô-tri, Liên Xô mang về vào 1964). Khi  đó anh vừa học xong lớp 9, mới bước vào  tuổi18, chụp tại quảng trường Ba Đình bên chiếc xe đạp  "Bồ câu bay"  được cha mua tại nhà máy ở Thưng Hải. (Loại xe này không thấy xuất hiện ở Việt Nam thời đó). Xe rất nặng, khoẻ, sơn mầu xanh chả cá. Khi đạp xe trên phố cũng cảm thấy hơi vênh vênh, tự hào, giống như các đại gia ngày nay lái Mercedez.
Mẹ đã biếu bác Tư Thuỷ chiếc xe này trong chiến tranh phá hoại để bác làm công việc tiếp tế cho Nghị, Phúc, Trung  trong thời gian sơ tán về nhà bác ở Vạn Phúc, Hà Đông.

Những tấm ảnh quý giá và vô cùng cảm động (TTC)

Ngày Mẹ mất, bác Giáp, cô Hà và Biên-Nam tới viếng. Bây giờ - đã 20 năm trôi qua rồi - khi giở ra xem lại, chúng ta vẫn không kìm được nỗi xúc động. Rât nhớ Mẹ và các chú các bác đã đi xa...

Ngay hôm vừa phát tang, bác Văn và cô Hà đã đến nhà 99 Trần Hưng Đạo thắp hương cho mẹ và chia buồn cùng gia đình. Bác hỏi thăm về sự ra đi của mẹ và chia sẻ mất mát này. Mấy ngày sau, lễ viếng mẹ được tổ chức ở NTL Bệnh viện Việt Xô, cô Hà cùng Hồng Nam đến cùng vòng hoa.
Bác không thể nào quên được những tướng lĩnh đầu tiên.
Nhớ ngày bác Lê Liêm mất, tổ chức cũng có ý cấm cản (bằng những thông báo nội bộ) nhưng các cựu tù Sơn La chả nao núng, họ vẫn hiên ngang đến với vòng hoa "Bạn tù Sơn La kính viếng". Gia đình ta có mẹ, Quốc và anh Chiến đến viếng. Đến nơi thấy cô Hà và Nam thay mặt bác Văn đến.

Phải nói, gia đình bác Văn luôn có mối quan hệ thân tình, gần gũi với gia đình các tướng lĩnh thuở "khai quốc công thần" nói chung và gia đình ta nói riêng. Đây là tình cảm đáng trân trọng.

Vòng hoa "Vô cùng thương tiếc
chị Nguyễn Thị Hhưng"...
Tại Nhà tang lễ.