Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Kỷ niệm 110 năm cụ Hoàng Đạo Thúy

Mời xem!

Về cụ Trần Duy Hưng

Mời vào đây!

Võ Đại tướng với đồng đội cũ (KQ)

Mời đọc!

Côn Đảo, nơi cha đã bị đày 6 năm

Mời xem!

Bác Đặng Văn Cáp và cô Bình

Mời đọc!

Chú Nguyễn Thọ Chân với gia đình

Mời đọc!

Chiến thắng Tu Vũ gắn liền với Võ bị 1

Chú Đỗ Hạp, chú Nguyễn Văn Bồng là học trò của cha. Các chú rất tự hào với chiến thắng này!

LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ TƯỞNG NIỆM TƯỚNG QUÂN TRẦN TỬ BÌNH

Bàn thơ ông tại Nhà tưởng niệm.
Sáng thứ Bảy, 5/5/2007, đúng ngày sinh thứ 100 của ông, gia đình đã cùng Đảng uỷ và chính quyền xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (quê hương ông) tổ chức trọng thể Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Trần Tử Bình - Nhà Văn hoá thôn Tiêu Thượng.
Ngay từ chiều hôm trước, cờ phướn, biểu ngữ được giăng dọc đường từ UBND xã về đến thôn Tiêu Thượng và khắp nẻo đường trong xóm. Không xa Trung tâm Văn hoá là Nhà thờ Tiêu Thượng với tháp cao vót, được xây dựng từ 1895. Ngày ông Bình sinh ra đã được làm lễ rửa tội tại đây.

Bác Vỵ, bác Bái

Họ hàng nhà ta ở Tiêu Động lên HN có bác Vỵ và bác Bái.
Bác Vỵ là họ bên ông nội. Là dân Công giáo, làm công nhân đường sắt từ thời Tây, sau theo cách mạng, bác phấn đấu vào Đảng. Nhà bác ở phố Hòa Mã, vào dịp Tết, cha hay cho anh em ta lại chơi với bác. Tính  2 bác hiền lành. Bác mất sau cha. Hôm mẹ mất 1993, anh... con trưởng của bác đến viếng và ghi vào sổ tang "Con trai trưởng của ông Vỵ kính viếng cô!".
Còn bác Bái họ bên bà nội. Nghe kể lại, ông cụ sinh ra bác là thầy dạy học cho cha. Chị Ngọc cùng học Ngoại thương với chị Hồng, sau mất vì bệnh tim. Bác còn có anh Quang là GS BS ở Học viện Quân y, sau lên đến thiếu tướng.
Dân Tiêu Động tự hào là đất "phát Thành và phát Tướng" - Thánh thì có cụ Phê-rô Nguyễn Văn Hiếu tử vì Đạo năm 1840 và được phong Thánh năm 1900; Tướng thì có ông Bình được Cụ Hồ tấn phong năm 1948. Nhờ ông Bình đi tiên phong mà làng ta có đến dăm ông tướng.
Anh Minh con út ở Bộ Giao thông, nay là chuyên viên của Văn phòng Chính phủ.
Nhà bác Bái ở trong làng Nhân Chính. Cha và mẹ cũng cho các con đến chúc Tết hàng năm. Nay anh em vẫn giữ liên hệ và gặp nhau vào những dịp trọng đại của đại gia đình. Tiếc là mất liên lạc với nhà bác Vỵ.

Bài viết chưa được đăng

Nhân 65 năm Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2011), bài này có gửi 1 số báo nhưng được trả lời "chuyện nhạy cảm", tuy "Chuyện Tướng Độ" đã được NXB Quân đội phát hành năm 2007 (5 năm sau ngày chú mất).


NHÂN KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
(19/12/1946 – 19/12/2011)

“60 ngày đêm” và vị Chính uỷ mặt trận Hà Nội
Sinh năm 1923, quê Tiền Hải, Thái Bình.
Năm 1939 - 17 tuổi hoạt động cách mạng. 18 tuổi vào Đảng, 19 tuổi - Tỉnh uỷ viên dự khuyết, 23 tuổi - Chính uỷ mặt trận Hà Nội, 27 tuổi - Chính uỷ đại đoàn 312, 32 tuổi - Chính uỷ quân khu, 35 tuổi - thiếu tướng…
Cuộc đời không chỉ gắn liền với trận mạc mà cả lĩnh vực văn hoá văn nghệ: uỷ viên sáng lập Hội Nhà văn 1957, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Truởng ban Văn hoá văn nghệ TW, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá giáo dục Quốc hội…

Gia đình cụ Lê Quảng Ba cũng là người thân cha mẹ


KỈ NIỆM 70 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MÌNH VỀ NƯỚC (28/1/1941 – 28/1/2011)

THIẾU TƯỚNG LÊ QUẢNG BA – NGƯỜI BẢO VỆ LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ PÁC BÓ

Kiều Mai Sơn