Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Chú Nguyễn Thọ Chân, bạn chiến đấu của cha

Đã 93 mà chú vẫn đọc trang mạng Cựu tù Côn Đảo 30-45.
Chú gặp cha năm 1943 khi cụ Hoàng Quốc Việt đưa cha đến bàn việc phối hợp gầy dựng phong trào ở khu giáp ranh 2 tỉnh Hà Đông và Hà Nam. Hôm đó chú bị sốt rét ác tính, vừa nghe "thượng cấp" chỉ thị vừa run cầm cập. Cha đã ôm chú vào lòng, nấu cho chú bát cháo tía tô. Tình bạn chiến đấu, tình anh em đã sửa ấm cho chú. Hai cụ kết thân từ ngày đó...


Anh Nguyễn Khang với khởi nghĩa 19/8 ở Hà Nội (Lê Trọng Nghĩa)

Là ủy viên UBKN HN, ông Lê Trọng Nghĩa  đã viết gì về vị Chủ tịch UBKN Nguyễn Khang?
Mời đọc!
Và thêm bài này của tác giả Quang Huy!

Mẹ có tình yêu lớn với quê hương, họ hàng

Mẹ và cậu Trác, anh lớn.




Cùng bác Tế, chị gái.
Mẹ tên là Nguyễn Thị Ức, sinh 1920, ở thôn Hòa, xã Cấp Tiến, huyện Hưng Nhân, Thái Bình; nay là xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà.
Ông ngoại: Nguyễn Văn Đồng, bà ngoại: Nguyễn Thị The.
Mẹ kém cha 13 tuổi. Với cha, mẹ là người vợ thứ ba.
(Vợ đầu của cha người Kiến An, lấy (chẳng hôn thú!) ở Phú Riềng 1930 khi là phu cao su khổ cực, có 1 con trai (nếu còn sống thì anh đã ngoài 80. Anh em đã đi tìm mà chưa thấy). Cô đã mất từ lâu. Vợ thứ 2 cha lấy khi từ Côn Đảo bị trả về quản thúc ở quê. Cô chết vì bệnh, không có con).




Chuyện ít biết về nhà số 30 Hoàng Diệu (KQ)

Chuyện nghe được sau lần đến thăm Đại tướng tháng 5 năm ngoái cùng con em trong Tổng hành dinh những năm đầu và những lần trò chuyện chú Nguyễn Huyên, anh Huân ở Văn phòng Đại tướng. Qua đây thấy những tư duy rất sáng suốt của cụ tuy nay đã "bách niên".
... Ngày 10/10/1954, ta tiếp quản Thủ đô. Sau 300 ngày, khỏang cuối 1955, đầu 1956, gia đình cụ Văn mới chuyển về 30 Hoàng Diệu. Chọn nhà cho các tướng lĩnh khác có thể đơn giản hơn nhưng với Đại tướng thì có  những yêu cầu rất nghiêm. Ngay từ khi sống trên chiến khu, cụ Văn có nguyên tắc "ở đâu thì ở nhưng phía trước mặt luôn phải thoáng để dễ quan sát khi có động". Tìm khắp HN thì chỉ có số nhà 30 Hoàng Diệu đáp ứng được nguyên tắc này. (Hơn nữa, ngày mới về HN, 2 đầu đường Hoàng Diệu (ngã tư với đường Điện Biên và Phan Đình Phùng) đều có barie chắn để đảm bảo an ninh). 

Những điều chưa biết về Đại tá Lê Trọng Nghĩa

Dịp trước lễ 30/4/2010, tôi cùng Trần Duy Hiển (đàn em là PV báo CAND) có đến thăm cụ Lê Trọng Nghĩa. Cụ hiện sống cùng Lê Trọng Huấn (con trưởng) ở Khu tâp thể 354, đối diện Lăng Bác. Có nhiều chuyện tâm sự với cụ. Năm nay đã 88 nhưng cụ rất minh mẫn và nhớ nhiều sự kiện đã xảy ra trong đời. Chả hiểu sao(!?), cụ luôn được giao nhiệm vụ trọng trách:

- 10/3/1945 được giao trách nhiệm bảo vệ "thượng cấp" Trần Đăng Ninh trèo tường vượt ngục Hỏa Lò. Ngay sau đó được ông Lê Đức Thọ giao nhiệm vụ cùng ông Vũ Quý sang Dân chủ Đảng (và từng là ủy viên TW của Đảng này) nắm lực lượng trí thức, sinh viên.
- 19/8/1945 - Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa HN (mới 23 tuổi).
- 20/8/1945 - Ủy viên Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời TW.
- Kháng chiến bùng nổ, ông là chánh văn phòng Bộ Quốc phòng.
- 1950 là đại tá, Cục trưởng Cục Quân báo (28 tuổi).
- 1954, trong Sở chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ, phụ trách Quân báo (32 tuổi).
...

Cùng gia đình tổ chức Lễ tưởng niệm cho Thượng tướng Chu Văn Tấn

Sáng qua, 22/5/2010, tại Bảo tàng Cách mạng HN, gặp mặt tưởng niệm Thượng tướng Chu Văn Tấn được tổ chức thành công rực rỡ. 
 

Chi Phan, nhà văn có những tác phẩm về ông Bình

Là thầy dạy văn ở Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi, sau này là nhà văn, nhà báo, đạo diễn truyền hình... anh có những bài viết về ông Bình cùng bộ phim "Thiếu tướng Trần Tử Bình, người Công giáo yêu nước" trên Truyền hình QĐ.
Xin đọc 1 chút  về anh!

Anh Thy và hội họa

Khúc đàn mùa xuân.



Bài báo chú Hoàng Tùng viết về cha

Chú Hoàng Tùng là đồng hương Hà Nam và là bạn thân của cha. Ngày tổ chức Lễ tưởng niệm cho cha, năm 2004, chú chống gậy đến và lên diễn đàn phát biểu. Một bài phát biểu thẳng thắn, dũng cảm, đánh giá đúng công lao của ông Bình.
Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của cha, 5/5/2007, chú có bài viết đăng trên báo Nhân dân. Sớm nay sưu tầm được. Xin mời cùng đọc Nhân dân Online!

Giai điệu nhà thờ (ST)

Mời cùng thưởng thức!

Ông bà còn 1 người con nữa

Ông bà nội sinh được:
1. Con trai trưởng: Phạm Văn Pho. Vợ: toàn gọi tên Mỹ (tên con gái trưởng).
- Con gái trưởng: Phạm Thị Mỹ (đã mất). Chồng: anh Huynh, BS; con trai là cháu Bắc Hải.
- Con gái thứ: Phạm Thị Nga. Chồng: anh Vọng (nguyên lái xe cho Tướng Trần Quý Hai, ngày ở 20 Hoàng Diệu). Gia đình sống ở gần bến xe Tp Nam Định. Các cháu đã trưởng thành và lập gia đình.
2. Con trai thứ: Phạm Văn Phu (Trần Tử Bình). Vợ: Nguyễn Thị Hưng. Có 8 người con.
3. Con gái thứ: Phạm Thị Hiền. Chồng: Phạm Văn Truyền. Có 10 người con là các em: Lành, Bá, Năm, Tám, Chín, Mười.
4. Con gái út: Phạm Thị Sinh (hoặc Xinh) mất từ lúc còn bé tại thôn Đào Xá, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. (Thông tin này đã được hỏi dì Lành lúc Phúc, Trung và Quốc về Phúc Tá cách đây mấy năm).