... Ngày 10/10/1954, ta tiếp quản Thủ
đô. Sau 300 ngày, khỏang cuối 1955, đầu 1956, gia đình cụ Văn mới chuyển về 30
Hoàng Diệu. Chọn nhà cho các tướng lĩnh khác
có thể đơn giản hơn nhưng với Đại tướng thì có những yêu cầu rất nghiêm. Ngay
từ khi sống trên chiến khu, cụ Văn có nguyên tắc "ở đâu thì ở nhưng phía trước
mặt luôn phải thoáng để dễ quan sát khi có động". Tìm khắp HN thì chỉ có số nhà
30 Hoàng Diệu đáp ứng được nguyên tắc này. (Hơn nữa, ngày mới về HN, 2 đầu
đường Hoàng Diệu (ngã tư với đường Điện Biên và Phan Đình Phùng) đều có barie
chắn để đảm bảo an ninh).
Nhà số 30 là nhà của 1 chủ Tây.
Khi xây dựng villa này, ông ta yêu cầu giữ nguyên vườn hoa phía trước, xây nhà
lùi lại. Chắc có đọc sử ta mà biết, đó là vườn Kính Thiên, vua quan thời xưa đi
từ trong Tử Cấm Thành qua cổng Đoan Môn, theo con đường phía vườn hoa Bắc Sơn
ngày nay ra vườn Kính Thiên làm lễ tế. Cũng vì thế mà vườn hoa còn giữ cho tới
ngày hôm nay.
Năm 2005, tôi cùng anh chị em k4
vào thăm cụ Văn sau ngày Hội trường 15/10. Mừng vì thấy cụ còn khỏe và minh mẫn
nhưng buồn vì thấy vườn hoa trước nhà xơ xác quá. Thầm nghĩ, cả nước chỉ có 1
Đại tướng Tổng tư lệnh, ngày nào cụ cũng tiếp khách nội, khách ngoại; vậy mà
vườn hoa trước cổng - nơi đập vào mắt khách đầu tiên - lại xơ xác, chẳng có ai chăm
bón. (Nghe các cháu vệ binh kể, hàng tháng C59 cử lính ra quét dọn lá cây, cắt
cỏ 1 lần. Nhưng "không có nghiệp vụ").
Bức xúc qua tôi đã viết thư ngay cho cái tay chủ
tịch HN bấy giờ (BS Nguyễn Quốc Triệu) với lời lẽ "Anh từng là CCB, nay giữ
chức vụ cao nhất ở HN, thậm chí không ít lần vào thăm Đại tướng. Vậy sao thành
phố ta không có thể chi phí 1 khoản không lớn, thậm chí là lao động công ích (không
lương) của đoàn viên, thanh niên Cty Công viên cây xanh (chẳng hạn), làm đẹp
vườn hoa này? Như vậy quy hoạch tổng thể của khu công viên Bắc Sơn càng đẹp
khi vườn hoa này được làm đẹp). Chả hiểu thư có đến tay không mà nhiều năm sau vẫn
vậy(!). Mãi năm nay, 2010, đến mới thấy có bàn tay "nghiệp vụ" sửa sang, chăm
bón. Vườn đã có màu xanh và sắc của hoa.
Cũng chục năm trước, Nhà nước
có chủ trương thu hồi các nhà công vụ. Một loạt gia đình ở
Phan Đình Phùng chuyển về Trung Tự... Cũng có cán bộ đến "đặt
vấn đề": Nhà nước sẽ lấy lại vì có quy hoạch mới; cơ quan sẽ tìm nhà
khác cho gia đình cụ Văn. Cụ vui vẻ nói: "Tốt thôi, tôi sẵn sàng chấp
hành nghị quyết.
Tuy vậy, xin có ý kiến thế này, HN chúng ta cần được quy hoạch kiến trúc
thật nghiêm
chỉnh để xứng đáng là 1 thủ đô văn minh, hiện đại. HN nay có 3 dạng
kiến trúc
phổ biến:
1 là khu phố cổ 36 phố phường,
2 là khu phố theo lối kiến trúc của Pháp,
3 là kiến trúc mới.
Khu phố cổ và khu phố Tây nếu phá đi sẽ không bao giờ có
lại được. Vì vậy mong các đồng chí lưu ý. Riêng gia đình tôi đã sống tại
nhà số 30 này gần nửa thế kỷ. Theo tôi, đây là "ngôi biệt thự chuẩn xây theo lối
kiến trúc của Pháp", từ nội thất, ngoại thấy đến vườn tược quanh nhà. Quy hoạch thế
nào là do các đồng chí nhưng không nên phá đi.
Hơn nữa, tại thủ đô có 3 nơi còn
giữ lại "hầm chiến lược lịch sử" (D67 trong Thành Hoàng Diệu, cạnh nhà Bác
trong Phủ Chủ tịch và tại ngôi nhà 30 này). Tại nơi đây đã diễn ra những cuộc
họp tối quan trọng của Bộ Chính trị và Bộ chỉ huy tối cao, đã ra các quyết định tối
quan trọng trong các năm 1968, 1972, 1975. Nếu phá đi e rằng...
Riêng gia đình tôi, các đồng chí
xếp cho sống ở đâu cũng được. Nhưng cũng xin đề nghị được xếp nhà trong nội
thành, để tiện đi lại. Thứ nữa đừng cho đất vì tôi già rồi, không thể có sức mà
xây dựng. Thứ 3 là vợ chồng tôi đã già, thay đổi nếp sinh hoạt cũ là việc làm
không dễ nên nhà mới đừng quá lớn, bất tiện cho sinh hoạt".
Sau đó 1 tuần, cán bộ nọ quay lại và
thông báo, gia
đình cụ Văn vẫn cứ sống ở đây. Hay hơn, dù có cảnh vệ nhưng cổng
nhà 30 lúc nào cũng rộng mở để đón khách đến thăm. Chú Huyên
kể lại:
- Trước kia chưa cấm
pháo, nhiều xe ca vừa dừng là anh em xuống xe, treo cả bánh
pháo lên cành trúc rồi đốt và rồng rắn kéo vào. Xưa kia
cổng Câu lạc bộ Quân nhân luôn mở, anh em cứ sang gửi xe máy, xe
đạp miễn phí. Ngày nào cũng tấp nập khách... Có lần, đã 11g
trưa, ngoài cổng gọi điện vào báo có anh thương binh cụt chân
đi xe lăn từ Hải Phòng lên, muốn gặp Đại tướng. Tôi sang báo anh
Văn. Anh bảo cho mời anh thương binh vào. Vừa gặp ông, anh thương
binh ôm lấy rồi khóc nức nở. Anh Văn vỗ vai: "Gặp nhau phải
mừng chứ sao lại khóc?". Anh ta trả lời: "Đại tướng ơi, hôm nay
gặp được Đại tướng rồi thì về nhà, tôi chết cũng được rồi!
Tôi ... tôi hạnh phúc hơn nhiều đồng đội mãi mãi không trở về
...".
... Tôi có anh bạn làm nghề
chụp ảnh. Anh ta bảo từng có vinh dự chụp ảnh cho hầu hết các
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chỉ trừ Cụ Hồ. Nhưng... hiếm có ai
mà khi về nghỉ rồi vẫn đông khách đến thăm như anh Văn!
Đúng là 1 câu kết hay và có hậu!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.