Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Ông Bình dạy con cháu

Ông Bình bà Hưng không hoa hòe hoa sói trong dạy dỗ con cái mà dặn lại giản dị thế này: "Có lao động mới có tự do chân chính...". 
Tại cổng nhà máy TTC, Công đã trương lời dạy như 1 lời nhắn nhủ với công nhân trẻ, hãy làm việc chăm chỉ, sáng tạo mới có tự do, hạnh phúc.
Anh Ba Hưng đến thăm Cty Trần Thành Công.

Yêu cha như núi

(Ghi chép của Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học VN ở Quế Lâm)

Trần Tử Bình là một nhân vật truyền kỳ, rất nhiều học giả nghiên cứu lịch sử cách mạng đều biết tiếng ông.
Giáo sư Nguyễn Trung Nguyên (thứ 3 từ phải)
đến thăm nhà Công ở khu 99 căn Phú Gia, Q7.
Cách đây 25 năm (năm 1988) do yêu cầu công tác, tôi có thấy tên cụ (Trần Tử Bình). Lúc ấy khi biên tập cuốn Lịch sử trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, tôi xem trong các văn kiện liên quan, thấy có Đặc khoa Học hiệu của Quân khu Tây Nam Quân Giải phóng nhân dân TQ, mà Chính uỷ khoa là Trần Tử Bình.
Khi đó, tôi không biết Trần Tử Bình là người VN và càng không biết lạc khoản “TQ Nhân dân Giải phóng quân, Tây Nam Quân khu Đặc khoa Học hiệu” là “VN Lục quân Học hiệu”.