Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Con, cháu nhà 99 đón nhận Huân chương Sao Vàng cho ông

Trước Tết 2008, tại Bắc bộ Phủ năm xưa, Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng cho ông Trần Tử Bình. Con cháu, họ hàng trong nam, ngoài bắc cùng học trò Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946, gia đình cách mạng thân thiết của cha mẹ cùng bạn bè của gia đình đã có mặt.
Chủ tịch Sáu Phong, nguyên bí thư Sông Bé (mảnh đất của sự kiện Phú Riềng đỏ lịch sử) thay mặt Nhà nước trao huân chương này cho gia đình.
Sau buổi lễ, cả nhà ra trước sảnh - nơi cách đây 63 năm, ông đã cùng ông Nguyễn Khang, Lê Trọng Nghĩa, Trần Duy Thân chỉ huy lực lượng cách mạng tấn công vào bộ chỉ huy tối cao của chính phủ Trần Trọng Kim, giành chính quyền về tay nhân dân - chụp ảnh kỉ niệm.

Kỷ niệm với Bác Hồ


KỶ NIỆM VỚI BÁC HỒ

TRẦN HẠNH PHÚC

Những năm sống trên chiến khu Việt Bắc, cha mẹ tôi có nhiều  kỷ niệm với Bác. Đặc biệt những năm cha tôi làm Đại sứ ở Trung Quốc, mỗi lần Bác sang thăm Bắc Kinh chính thức và không chính thức, cha tôi được vinh dự đón tiếp. Thật tiếc vì thời gian đó chúng tôi còn quá nhỏ và rất ít có dịp được sống gần cha nên không được nghe kể lại những kỷ niệm quý báu đó. Tuy nhiên có một vài kỷ niệm với Bác làm tôi nhớ mãi.
Cha cùng Bác Hồ tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh, hè 1965.

Phát huy truyền thống Phú Riềng đỏ...

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG PHÚ RIỀNG ĐỎ
CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC – LAO ĐỘNG NGÀNH CAO SU
VƯỢT QUA KHÓ KHĂN,THỬ THÁCH, KHÔNG NGỪNG VƯƠN LÊN
                                                              BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CAO SU VIỆT NAM


                Cây cao su và thân phận người phu đồn điền

Năm 1897, cây cao su đã “đặt chân” tại Việt Nam và được xem là cây côn g nghiêp chiến lược của thực dân Pháp trong quá trình khai thác, bóc lột tài nguyên vâ nguồn nhân lực tại các nước thuộc địa. Sau năm 1906, diện tích vườn cây cao su tại Việt Nam liên tục được phát triển mở rộng, chủ yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Cùng với quá trình đó, đội ngũ công nhân dần dần được hình thành, họ là những nông dân nghèo khổ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vì chịu không nổi cảnh đói rách, đành rời bỏ quê hương vào làm phu đồn điền cao su để tìm đất sống. Trước khi bước chân vào đây họ đâu có ngờ sẽ bước vào “chốn địa ngục trần gian”. Tại đây, họ bị bọn chủ tư bản cấu kết với chính quyền thực dân, phong kiến bóc lột đến tận xương tuỷ, bị đánh đập, cúp phạt hết sức tàn nhẫn và tàn ác, họ phải “Bán thân đổi mấy đồng xu/Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”, họ phải sống một cuộc đời trăm cay nghìn đắng, khổ cực và tủi nhục trăm bề.

                “Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”! Chân lí ấy đã thể hiện rất rõ ở đội ngũ công nhân Ngành Cao su Việt Nam ngay từ khi mới ra đời. Không chịu nổi sự bóc lột và hành hạ tàn nhẫn của bọn tư bản thực dân đã đẩy họ vào cảnh thân tàn ma dại, người công nhân cao su sau một thời gian ngắn bước chân vào đồn điền đã có sự phản kháng khá mạnh mẽ. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu (1910-1920) do chưa có sự giác ngộ đầy đủ về giai cấp, về đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc, nên sự phản kháng của họ thường manh tính đơn lẻ, tự phát và có phần tiêu cực (chẳng hạn như bỏ trốn, chặt phá cây cao su, tự tử, chém chết những tên xu, cai độc ác… ). Các hình thức này phần lớn chỉ mang lại sự thiệt hại cho bản thân mà không hề làm chùn tay bọn áp bức, bòc lột.