Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Bức ảnh quý

Cha và chú Phan Trọng Tuệ có mối thân tình. Cùng tham gia Xứ ủy Bắc kỳ những năm 1940, đến giữa 1943 cùng dự cuộc họp Xứ ủy do cụ Hạ Bá Cang chủ trì ở 1 thôn ở Bình Lục, Hà Nam.

Lưu bút.
Do có kẻ phản bội chỉ điểm, cuộc họp bị lộ. Đêm ấy mật thám Nam Định đã bí mật bao vây. Thấy động vì nghe chó sủa ran, cha giật võng chú Tuệ và đưa "thượng cấp" Cang vạch liếp, chui rào, trốn ra cánh đồng. Chú Tuệ đang tuổi ăn tuổi ngủ, bị giật mình, ngã võng, tưởng ngủ mê lại trèo lên ngủ tiếp. Không ngờ bị bắt.
Cha và bác Việt thoát; còn chú Tuệ bị đưa về Hà Nam rồi tống vào nhà pha Hỏa Lò, sau lên Sơn La rồi bị đưa ra Côn Đảo. Sau 19/8/1945 mới được đón về Nam bộ.
Tại Đại hội Đảng 2 ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang, cha và chú Tuệ mới gặp nhau và chụp bức ảnh này.
Phía sau còn lưu bút của cha: "Kỷ niệm Đại hội lần thứ II. Trần Tử Bình, Phan Trọng Tuệ".

Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Cha

Toàn cảnh kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 và 40 năm ngày mất của Cha và khánh thành Nhà tưởng niệm tại Tiêu Thượng - nơi chôn nhau cắt rốn của Cha, hôm 5/5/2007, được ghi lại trong slide-show này.

Sau Lễ tưởng niệm

Ngay sau thứ bảy 21/8/2004, cả nhà đã ra Mai Dịch thăp huong và báo tin vui cho ông Bình, bà Hưng. Sau đó đã về Tiêu Động thắp hương mộ Tổ họ Phạm và cảm ơn nhà thờ cùng chính quyền địa phương.
Cũng dịp ấy, chúng ta về Phúc Tá, Ân Thi, Hưng Yên thắp hương cho cụ Quế, cụ Cống; thăm gia đình cô chú Truyền và chú Năm Thi (đàn em của cha mẹ).
Khi trở về HN, chúng ta đã ra thăm Khu di tích lịch sử Nhà pha Hỏa Lò cùng các bạn tù Hỏa Lò (2 chú Nguyễn Huy Hòa, Trần Văn Cử) và đến thăm cô Hà Thị Quế, chú Hoàng Tùng, chú Nguyễn Thọ Chân - những người bạn, người em thân thiết, chí cốt của cha.
Mời xem slide-show về những hoạt động đầy tình nghĩa này!