Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Trio Mý-Nông-Phanh chơi trên 1 piano

Mời thưởng thức!

Chị Píng chơi piano

Mời nghe cháu chơi tác phẩm Polonez từ năm 2004!

Mý học piano

Mời nghe cháu chơi những giai điệu đầu tiên!

Bồ Nông chơi đàn

Mời xem video clip này!

Nhà tù Hỏa Lò, 1 địa chỉ của gia đình

Bên cửa cống Trại J, xuất phát cuộc vượt ngục đêm 10/3/1945.
Mỗi lần ra HN, chúng tôi thường qua đây, xem lại những kỉ niệm gắn với cha 1 thời. Tại bảo tàng có tên tuổi ông Bình.

Maison Centrale - địa chỉ thân thuộc của gia đình.
Phía mặt tiền nay còn giữ lại cái cổng gỗ dày, lạnh ngắt với hàng chữ cong cong "Nhà tù trung ương". Bức tường kiên cố sừng sững kéo dài tới phố Hai Bà Trưng và Bông Nhuộm. Hầu hết đã bị phá làm cao ốc Hanoi Tower. Thật đáng buồn vì chỉ do mục đích kinh tế mà cả 1 di tích lịch sử vĩ đại bị phá. (Ở Pháp, nhà tù xưa biến thành nhà hát và nơi tham quan du lịch, còn ở ta thì họ giỏi quá! Nghe nói có ông là cựu tù chính trị Hỏa Lò cũng thò tay kí việc đồng ý cho phá di tích này).
Các cháu của ông bà cũng đã đến đây. Chúng nó biết được 1 phần thời oanh liệt của ông bà.



Đọc sách: THOÁT NGỤC HỎA LÒ


THOÁT NGỤC HỎA LÒ
 Thiếu tướng Trần Tử Bình kể
Hà Thành Ân ghi

 Cách đây hơn 20 năm, dưới gót sắt của thực dân Pháp, Hỏa Lò Hà Nội là hình ảnh thu nhỏ của một nhà ngục khổng lồ mà kẻ thù xây đè lên đất nước thân yêu của chúng ta, là một địa ngục trần gian, là mối căm thù của những người Việt Nam biết mình phải làm gì đối với Tổ quốc.
 Hoả Lò Hà Nội cùng toàn thể bộ máy thống trị mà kẻ địch dựng nên bằng xi măng cốt thép và máu, đã không thể bền vững được trước sức mạnh vĩ đại và lòng yêu nước nồng nàn của một dân tộc quật cường. Hơn hai chục năm trôi qua[[1] Năm 1964.1], tôi vẫn còn nhớ cái ngày lửa cách mạng cháy rừng rực, một số khá đông cán bộ chúng tôi đã thoát ngục Hỏa Lò trở về với phong trào, để cùng toàn dân tiến tới đập vỡ tan tành toàn bộ chế độ tù ngục của kẻ thù. Đó là cuộc vượt ngục lần thứ ba, cuộc vượt ngục cuối cùng mà cũng là cuộc vượt ngục trong điều kiện mới lạ nhất đối với tôi trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp.

Chú Nguyễn Quyết, đồng hương Kim Động

Tặng chú cuốn sách về cha.
Mẹ tôi quê Hưng Hà, Thái Bình nhưng sinh hoạt nhiều hội đồng hương: Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang... Riêng với Kim Động chắc gắn bó nhiều vì bà tham gia lãnh đạo phá kho thóc Đống Long rồi cướp chính quyền ở thị trấn Kim Động, rồi kéo về khởi nghĩa ở thị xã Hưng Yên, sau đó còn là Chủ tịch Phụ nữ tỉnh.
Ngày mẹ đi, có nhiều đoàn, nhiều gia đình đến viếng. Khi nghe giới thiệu tới Đoàn cán bộ lão thành Hưng Yên thấy chú Nguyễn Quyết (mặc hẳn đại lễ phục) dẫn đầu đến viếng. Thế mới biết chú quý cha, mẹ đến nhường nào.

Kỷ niệm với chú Lê Quang Đạo



LẦN CUỐI GẶP CHÚ LÊ QUANG ĐẠO VÀ NHỮNG KỶ NIỆM
VỀ CHA MÀ CHÚNG TÔI ĐƯỢC BIẾT 
Trần Kiến Quốc ghi theo lời kể của chú Lê Quang Đạo
Lần cuối gặp chú tại nhà khách T78, TpHCM.
Thấm thoắt thế là đã 3 năm, kể từ ngày chú ra đi! Là lứa đàn em so với cha chúng tôi (*), nhưng chú có quan hệ thân tình và gần gũi với gia đình, chú được anh em chúng tôi rất quý trọng. Tháng 3-1998, khi biết tin chú vào nghỉ tại TPHCM, chúng tôi đã lại thăm và đề nghị chú kể lại những chuyện về cha mà chú biết. Tuy tuổi đã cao, nhưng chú vẫn nhớ những kỉ niệm cách đây đến cả nửa thế kỉ.

Cô chú Nghĩa-Thảo và cô Thịnh-chú Tăng Ấm

Bạn cũ lâu lắm mới có dịp gặp lại.
Chú Lê Trọng Nghĩa gặp cha từ ngày cùng tù Hỏa Lò 1944. Sau cùng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở HN. Ngày lên Việt Bắc 1947, gia đình chú Nghĩa, cô Thảo ở gần cha mẹ.
Gia đình chú Tăng Ấm, cô Thịnh cũng sống trên chiến khu. Chú là bác sĩ của Bộ Tổng tư lệnh. Cô Thịnh là y sĩ (cô con gái Tổng đốc Thái Bình Vy Văn Định, dân tộc Tày Lạng Sơn. Sau cụ cũng được Bác Hồ mời tham gia Chính phủ). 






Đường phố mang tên cha

Sẽ sưu tập và đưa dần hình ảnh đường phố mang tên TRẦN TỬ BÌNH trên trang mạng này.
Trên đường thăm Địa đạo Củ Chi, ghé thăm đường TTB.

Mý và Bồ Nông với bà Tâm

Lục album thấy có ảnh hay: Hai cháu từ SG ra chụp với bà Tâm. Bà ngồi ngay trước cửa buồng bà, 2 bên là 2 cháu Mý và Nông. Mấy cái mẹt phơi thuốc của mẹ Minh xếp ngay cửa cùng mấy vỏ thùng carton. Phía sau lưng có cái ấm tích ngày xưa bà hay đun nước sôi để nguội cho mấy anh em ta đi chơi về ngửa cổ lên tu. Bà cứ lụi cụi thu dọn, quét tước sân xướng... Hôm nào mệt là không chịu ăn. "Tao ốm, không làm được gì thì không ăn", bà dỗi thế.
Năm nào đây nhỉ?
Năm đó bà già lắm rồi.



Sắp đến giỗ bà Tâm

Ban thờ bà ở quê.
Bà Tâm mất ngày 18/3/2003 (nhằm 16/2 Quý Mùi). Anh em ta đã đưa bà về Quỳnh Phụ, Thái Bình quê hương bà. Hôm đó mưa gió. Xe đi theo đường qua Hưng Yên, cầu Triều Dương và Hưng Hà. Tới nơi đã thấy họ hàng, Hội Người cao tuổi và bà con đón. Hôm đó quê hương rất cảm động trước tình cảm của gia đình ông Bình bà Hưng với bà Tâm.
Vậy là đến ngày 8/3/2012 là giỗ lần thứ 9 của bà. Ngoài Bắc, Trung Minh sẽ tổ chức vào đúng ngày bà đi. Trong Nam sẽ tổ chức tại nhà Kiến Quốc-Vân Anh nhưng làm vào chiều chủ nhật 4/2/2012 để con cháu về dự đông đủ và để bà còn kịp bay ra HN với nhà Trung-Minh.

Phát biểu tại lễ trao tặng tượng đồng cho Trường Lục quân 1


Kính thưa các đ/c lãnh đạo Trường Sĩ quan Lục quân 1,
Kính thưa đại diện Hội KH Lịch sử VN,
Kính thưa các lão tướng Võ bị Trần Quốc Tuấn,
Thưa các đồng chí và các bạn!

Chú Võ bảo vệ cha

Chú Võ (thứ 2 từ trái) và chú Tạ (áo đen, Công an tỉnh) cùng cha mẹ về thăm cơ sở ở Hưng Yên.
Ngày gia đình Kiến Quốc ra sống ở HN. Dịp trước Tết (26/1/2008) chú Võ có đến chơi nhà nhân dịp ra dự họp mặt kỷ niệm thành lập Cục Cảnh vệ. Chú già đi nhiều. Năm 1967 sau khi cha mất, chú đi tiếp với cụ Ba Duẩn. Nay về hưu ở Nghệ An. Còn chú Vinh thì về quê ở Thanh Hóa.
Xin gửi hình ảnh của chú khi đi cùng cha và ngày đến nhà 99.

Truyện ký TRỌN ĐỜI VÌ NGHĨA CẢ (Hoàng Giang Phú)


Bìa 1 và bìa 4 của cuốn sách.

Về quê đón Noel 2009

Mời xem!

Bài viết về cụ Hoàng Sâm

Mời đọc!

CÓ MỘT NGƯỜI NHƯ THẾ - ÔNG NGUYỄN TẠO


              
   
Lời nói đầu: Thực hiện chương trình công tác chính trị năm 1987 trong đó có việc viết hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành nguyên là lãnh đạo công an. Công an Hà nội đã cử chị Kim Dung, đến gặp và ghi lại lời kể của đ/c Nguyễn Tạo.
Ngày 23.5.1994 ông Nguyễn Tạo mất, thọ 90 tuổi. Hòa trong dòng người đến viếng, chị Kim Dung đã tặng lại gia đình phần ghi chép của mình, như một kỉ vật.
Nhận thấy đây là một tài liệu quý về truyền thống yêu nước của một vùng quê, một gia tộc, về phẩm chất của một nhà cách mạng chân chính, về lịch sử, về một thủa ban sơ… và với một cách kể chuyện dung dị, một cách viết mộc mạc, chúng tôi xin giới thiệu bài viết này với những người quan tâm.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

VTV1: Lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng

Ngày 14/1/2008, tại Bắc Bộ Phủ nơi đây đúng 53 năm đ/c Trần Tử Bình và đ/c Nguyễn Khang đã lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN và vào chiếm cơ quan cao nhất của chính quyền cũ, sau cuộc mit tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn Tp. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến dự vào trao tặng Huân chương cho gia đình.
Mời xem phóng sự!


Có lỗi nên chưa post video clip này đuợc.

Những chuyến thăm Phú Riềng

Bia kỉ niệm Phú Riềng đỏ.
Đồn điền Cao su Phú Riềng nay là Cty Cao su Đồng Phú, không xa thị xã Đồng Xoài, Bình Phước.
Từ khi vào đây, gia đình đã nhiều lần lên thăm, tặng Nhà truyền thống Cty nhiều tư liệu quý. Cty Cao su Đồng Phú trở thành địa chỉ thân thiết của gia đình.
Sau đây là hình ảnh của chuyến viếng thăm ngày 27/7/2006, trước kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Trần Tử Bình. Cùng đi với gia đình còn có thầy Phạm Đình Trọng, Lê Tất Thắng (Ban Khoa giáo TW, con chú Lê Toàn Thư), Phan Nam... Trước đó đã có cuộc làm việc với Ban Khoa giáo tỉnh về chuẩn bị kỷ niệm cho ông. Các đ/c rất ủng hộ và coi đó là niềm tự hào của Bình Phước.
Sau đó đoàn xuống Đồng Phú, thăm nhà Chủ nhất (nay là văn phòng Cty), bia tưởng niệm cuộc đấu tranh 3/2/1930, suối Đá làng Ba, đài nước...







Đọc sách: Hồi ký PHÚ RIỀNG ĐỎ


PHÚ RIỀNG ĐỎ [1]


Thiếu tướng Trần Tử Bình kể
Nhà sử học Hà Ân ghi

NGÃ BA ĐƯỜNG

Cuối năm 1926, tôi bị đuổi khỏi Trường dòng La-tinh Hoàng Nguyên. Cha mẹ tôi nghe tin rất buồn. Quê nội tôi ở Tiêu Động (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), vốn là làng công giáo toàn tòng. Do đó cũng dễ hiểu tại sao cha mẹ tôi tức giận khi nghe tin con trai bị đuổi ra khỏi Chủng viện vì "làm loạn". Mà tội làm loạn là tội gì vậy? Chẳng nhẽ cùng anh em trong Chủng viện tham gia đấu tranh để bảo vệ danh dự của con người mà là làm loạn sao? Sự thật là thế này:
Mùa hè năm trước được nghỉ, tôi đi Nam Định và Hà Nội chơi. Nhân chuyến đi này, tôi được bà con đưa tân thư[2] cho mà đọc. Đọc rồi vỡ nhẽ rất nhiều. Sau đó tôi lại được cùng đồng bào rầm rộ đấu tranh đòi đế quốc phải thả cụ Phan Bội Châu. Hết hè trở lại Chủng viện, tôi thấy Chủng viện cũng chuyển mình. Tiếng dội của phong trào yêu nước đang tràn vào Trường dòng Hoàng Nguyên. Mầm mống cách mạng ấy gặp được một miếng đất tốt. Đó là cuộc sống ngột ngạt, đoạ đầy, bị khinh rẻ của chúng tôi trong Chủng viện.

Chuyện về các cụ Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm (Kiều Mai Sơn)



Từ trái: Các cụ Lê Thiết Hùng, Dương Đại Lâm, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Bằng Giang - đại biểu QĐ tại Đại hội 3 (1960) .
 
Trước đó, từ cuối mùa đông năm 1939, đầu năm 1940, Lê Quảng Ba và Trần Sơn Hùng (tức Thiếu tướng Hoàng Sâm) được giao nhiệm vụ bảo vệ căn cứ địa cách mạng. Những câu chuyện này và nhiều “huyền thoại” khác về họ vẫn được kể bên bếp lửa đỏ của người Tày, người Nùng, người Dao ở Việt Bắc…

Chốt kế hoạch xây dựng Nhà tưởng niệm

Trình bày thiết kế chi tiết.
Cũng ngày 2/11/2006, sau khi bàn giao chiếc đàn piano cho nhà thờ, gia đình cùng UBND xã Tiêu Động bàn lần cuối về kế hoạch xây dựng Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Trần Tử Bình.
Cụ Cống và cụ Quế để lại miếng đất hương hỏa chừng 20m2, trên đó còn cây bưởi không biết trồng từ khi nào. Nay, Xã quyết định di dời nhà chú Chóng (em họ) ngay sát đó về chỗ mới ngay bìa làng, nhìn ra cánh đồng với diện tích hơn 300m2, để lấy đất xây Nhà văn hóa thôn và Nhà tưởng niệm. Gia đình Chóng đã thực hiện xong việc di dời.
Thiết kế chi tiết, kế hoạch xây dựng đã được "chốt". Sau Tết ta khởi công và phải hoàn thành trước 30/4/2007, để ngày 5/5/2007 làm lễ khánh thành.

Sau đó gia đình còn ra báo cáo với Huyện ủy. Đồng chi Phó bí thư thường trực tiếp.

Tặng nhà thờ Tiêu Động cái đàn hành lễ

Đàn của anh Trung từ HN đã về!
Các cháu nhà 99 phần lớn đều học piano. Với nhà Trung-Minh thì cả 3 cháu Minh, Lan, Thu Phương đều là học sinh piano nhiều năm. Cũng chừng ấy năm, các cháu gắn bó với chiếc đàn này. Nghe tin nhà thờ Tiêu Thượng sắp xây lại, gia đình đã hiến tặng chiếc đàn đầy kỷ niệm này.
Ngoài sự có mặt của gia đình còn có ông Bùi Đức, anh Trần Đình Ngân và nhà văn Hà Nam Hoàng Giang Phú - người chấp bút truyện ký "Trọn đời vì nghĩa cả" về ông Bình. Đại diện chính quyền và  ban hành lễ của nhà thờ có mặt cùng bà con giáo dân Tiêu Thượng.
Dưới đây là phóng sự ảnh bàn giao chiếc đàn piano, ngày 2/11/2006.

Góp sức xây chùa

Tại ngôi chùa làng.
Ở Phúc Tá có ngôi chùa cổ ngoài đồng. Theo vận động của nhà chùa mà gia đình Minh-Trung góp tiền cùng bà con quê hương sửa sang, tu bổ để làm nơi qua lại, sinh hoạt tâm linh. Quà của gia đình tặng chùa là lát lại hiên bậc lên xuống chùa chính.
Chủ nhật 29/10/2006, chúng tôi cùng gia đình Trung-Minh cùng Nam Hòa, Giang Mù, Quân về bàn giao thành quả. Nhà chùa cảm ơn gia đình cụ Bình không chỉ xây trường học, dựng là đình làng mà làm cả việc công đức cho nhà chùa.

Bữa cơm quê.
Sau đó cùng anh em nhà Bá ăn bữa cơm quê. Tất nhiên không thể thiếu thịt chó.
Cô chú Truyền có đến 11 người con. Số em trai bám trụ quê hương, các em gái theo chồng về quê nội sinh sống nhưng những ngày giỗ chạp đều về thắp hương cho các cụ. Có phúc của ông bà, cha mẹ mà các em đều phương trưởng. Con nhà chú Mười có 2 cháu vào đại học.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Chuyện tướng lĩnh đi học (KC)


Ñaïi töôùng Vaên Tieán Duõng moät ngöôøi baïn thaân thieát cuûa cha toâi töø thôøi kyø bí maät.   Caû hai cuøng tham gia Xöù uûy Baéc Kyø.  Gia ñình oâng laø nôi chuùng toâi thöôøng qua laïi moãi khi coù dòp ra Haø Noäi. Moät laàn ñeán thaêm, chuùng toâi coù hoûi: “Khi ñi laøm caùch maïng coù bao giôø chuù nghó mình seõ laøm ñeán caáp töôùng, maø laø Ñaïi töôùng?”. OÂng cöôøi heát söùc hoàn nhieân: 

NỬA GIỜ VỚI ĐẠI TƯỚNG




Cuối tháng 10 khi gia đình vừa cho in xong cuốn sách Trần Tử Bình – Từ Phú Riềng Đỏ đến mùa Thu Hà Nội…, tôi kết hợp công chuyện mang sách ra tặng các chú, các bác và những đơn vị cha đã công tác mấy chục năm về trước. Trong lịch có kế hoạch đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Vừa đặt chân đến Hà Nội, tôi phone ngay cho Võ Hạnh Phúc, con gái bác, để xếp lịch lại thăm, nhưng vì bác đang nghỉ ở Hồ Tây nên phải chờ. Chiều thứ ba, 31/10/06, quãng 3g, Hạnh Phúc cho xe đến đón. 

Cảm nhận khi sách đến tay

ĐỌC  SÁCH
“TRẦN TỬ BÌNH TỪ PHÚ RIỀNG ĐỎ ĐẾN MÙA THU HÀ NỘI…”

    Ngày 10-10-2006 nhận cuốn số 1 chưa có bìa.
    Chiều tối ngày 12-10-2006, Nguyễn Nam Điện báo đến lấy tạm một trong ba cuốn đã hoàn tất. Tuyệt vời! Có vài lỗi nhỏ nhắn Khương sửa ngay.
    Sáng thứ bảy, 14-10-2006, 1000 cuốn đã hoàn thành. Chiều đó lấy trước 100 cuốn về thắp hương tại nhà bác Chiến.
    Chiều thứ hai, 16-10-2006, Phan Nam cho xe tải lấy 900 cuốn còn lại về nhà.

Trang thơ: Anh linh thầy Trần Tử Bình



Sau khi đọc xong cuốn “Trần Tử Bình từ Phú Riềng Đỏ tới mùa Thu Hà Nội…”, tôi đã sáng tác để tặng gia đình trong ngày giỗ lần thứ 40 của cụ.
 

Anh linh thầy, Trần Tử Bình!  *
Nhân ngày giỗ lần thứ 40 kính dâng cụ Trần Tử Bình (1907-1967), Khai quốc công thần của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một trong chín Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm năm 1948.

KHI LÒNG TIN BỊ MẤT (KQ)


(Bài viết năm 2006)
Đã 16 năm kể từ ngày tự nguyện ra khỏi Đảng, cho đến hôm nay tôi thấy mình đã có một quyết định đúng đắn!
… Như nhiều bạn bè cùng lứa, tôi rất tự hào với truyền thống gia đình. Cha tôi, ông Trần Tử Bình, bí thư chi bộ Đông Dương Cộng sản đảng đã cùng 6 đảng viên lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của 5000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Nam bộ), đầu  tháng 2-1930. Tên ông gắn liền với cái tên “Phú Riềng đỏ”! Tháng 8-1945, ông tham gia lãnh đạo Tổng  khởi nghĩa ở Hà Nội; tháng 1-1948 được phong Thiếu tướng trong đợt phong quân hàm đầu tiên cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo gương cha mẹ, 4 anh em trai tôi phục vụ trong quân đội. Tôi được kết nạp vào Đảng ngày 3-2-1975. Ngày ấy, lí tưởng thật rõ ràng - vào Đảng để cống hiến nhiều hơn cho nhân dân, cho đất nước.

Tưởng nhớ Anh


TÖÔÛNG NHÔÙ ANH TRAÀN TÖÛ BÌNH
Ñaïi töôùng Voõ Nguyeân Giaùp

Sau cuoäc Caùch maïng Thaùng Taùm naêm 1945, toâi môùi gaëp roài cuøng laøm vieäc vôùi anh Traàn Töû Bình trong Quaân uyû vaø Boä Toång chæ huy, nhöng töø ñaàu nhöõng naêm 30 cuûa theá kyû 20, toâi ñaõ ñöôïc nghe noùi veà cuoäc ñaáu tranh oanh lieät cuûa 5.000 coâng nhaân ñoàn ñieàn cao su Phuù Rieàng ôû Nam Boä maø anh laø ngöôøi laõnh ñaïo, treân cöông vò bí thö chi boä Ñaûng, goùp phaàn laøm neân moät “Phuù Rieàng Ñoû” trong lòch söû ñaáu tranh cuûa giai caáp coâng nhaân Vieät Nam thôøi Phaùp thuoäc.

Sơ lược tiểu sử

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
Trần Tử Bình tên thật là Phạm Văn Phu, sinh năm 1907, trong một gia đình nông dân nghèo theo Đạo Thiên chúa, tại xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
1. Sự kiện “Phú Riềng Đỏ” 1930
Vì tham gia phong trào yêu nước, vận động giáo sinh ở Chủng viện Hoàng Nguyên (giáo phận Hà Đông) để tang cụ Phan Chu Trinh nên cuối năm 1926 ông bị đuổi học. Năm 1927, được Tống Văn Trân giác ngộ, ông kí hợp đồng vào Nam Bộ làm phu đồn điền cao su Phú Riềng.
Tại Phú Riềng, ông được nhà cách mạng Ngô Gia Tự giác ngộ, kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Tháng 10 năm 1929, là đảng viên Đông Dương cộng sản đảng tại chi bộ Phú Riềng.
Cuối năm 1929, ông thay đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm bí thư chi bộ. Đầu năm 1930, chi bộ lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi quyền sống của 5.000 công nhân Phú Riềng, làm nên “Phú Riềng Đỏ” lịch sử. Sau đó, ông bị bắt, bị kết án 10 năm tù và đày ra Côn Đảo.

Giới thiệu cho cuốn sách


Lôøi giôùi thieäu
Döông Trung Quoác
Toång thö kyù Hoäi Söû hoïc Vieät Nam

                                       
Thöïc tieãn cuûa coâng cuoäc caùch maïng giaûi phoùng daân toäc ôû nöôùc ta ñaõ xuaát hieän raát nhieàu teân tuoåi caùc nhaø caùch maïng. Nhöng haún khoâng nhieàu tröôøng hôïp nhö Traàn Töû Bình, moät con ngöôøi xuaát thaân töø moät noâng daân ngheøo khoå laïi theo Ñaïo Thieân Chuùa, laïi tröôûng thaønh trong moät phong traøo ñaáu tranh cuûa moät taàng lôùp xaõ hoäi tieâu bieåu nhaát cho lôùp ngöôøi cuøng khoå döôùi cheá ñoä thuoäc ñòa laø nhöõng nguôøi phu ñoàn ñieàn cao su ôû Nam boä; ñeå roài trôû thaønh ngöôøi coäng saûn thuoäc lôùp ñaûng vieân ñaàu tieân, thaønh laäp coâng ñoaøn, laõnh ñaïo baõi coâng vaø bò thöïc daân baét ñaày ñi tuø ngoaøi Coân Ñaûo...; ñeå roài trôû thaønh moät nhaø laõnh ñaïo phong traøo tieàn khôûi nghóa moät vuøng roäng lôùn ôû ñoàng baèng vaø trung du Baéc boä; roài vôùi cöông vò Xöù uyû Baéc kyø tham gia ban laõnh ñaïo cuoäc Toång khôûi nghóa ôû thuû ñoâ Haø Noäi, roài laïi trôû thaønh moät vò töôùng gaùnh vaùc nhieàu troïng traùch trong quaân ñoäi vaø coâng vieäc cuoái cuøng laïi treân cöông vò moät Ñaïi söù ñaëc meänh toaøn quyeàn hoaït ñoäng treân maët traän ngoaïi giao. OÂng qua ñôøi khi vöøa troøn tuoåi 60 (1907-1967). 

Cuốn sách "TRẦN TỬ BÌNH - TỪ PHÚ RIỀNG ĐỎ ĐẾN MÙA THU HÀ NỘI..."

Từ hôm nay, trên trang mạng này bắt đầu đăng tải cho đến hết các bài trong cuốn sách do NXB Lao động phát hành năm 2006, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh (5/5/1907-5/5/2007) và 40 năm ngày mất (1967-2007) của ông.
Toàn bộ nội dung sẽ được lưu tại nhãn "Từ Phú Riềng đỏ...".

Gia đình chú Nguyễn Văn Sỹ

Thăm Vũng Tàu, cùng anh Tam (thứ 2 từ trái) đến thăm nhà Phúc Chiến.
Chú Sỹ dân Bắc Ninh nhưng ngụ cư trên Tam Đảo và tham gia cướp chính quyền ở thị trấn Tam Đảo 1945. Sau đó về cùng công tác với cha ở Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, phụ trách Quản trị. Ngày đó trăm bề khó khăn, chú phải chạy vạy xin cụ Phạm Văn Đồng từng hào bạc về cho nhà trường.

Cha mẹ rất quý cô chú, coi như em út trong nhà. Đầu thập kỷ 1960, chú là Cục trưởng Cục Tài chính. Không may chú lâm bệnh, phải sang Bắc Kinh điều trị. Cha ra thăm chú luôn. Thấy bệnh tình nặng khó qua khỏi, cha khuyên chú về nước, sống những ngày cuối cùng vợ con. Chỉ ít ngày sau chú đi.

Bài học dở dang (Hứa Tuấn Cường)

”Coâng cha nhö nuùi Thaùi Sôn
Nghóa meï nhö nuôùc trong nguoàn chaûy ra
Moät loøng thôø meï kính cha
Cho trọn chữ Hiếu mới la đạo con
 
Baøi ca xöa con hoïc
Ngôõ nhö ñaõ thuoäc loøng
Giôø xa queâ môùi thaáy
Baøi hoïc coøn chöa xong
Coâng cha ngang nuùi cao
Nghóa meï nhö bieån roäng
Meï cho con öôùc voïng
Cha khieán con töï haøo
Roài khi con lôùn khoân
Caùnh chim trôøi dang roäng
Nhöng toùc cha baïc hôn
Maù meï cuõng thoâi hoàng
Caùch muoân truøng soùng bieån
Con nguyeän vaãn luoân mang
Mai veà queâ hoïc tieáp
Baøi laøm ngöôøi dôû dang
                                    UK, 30-03-2003

                                                

Khóc mẹ! (Đại tá, nhà văn Khương Thế Hưng)

Mẹ ơi năm nắng, mười sương
Chân trời góc biển, bốn phương đã từng
Một con tim lớn đã dừng
Muôn ngàn giọt lệ dưới vừng mi trôi
Năm mươi tuổi Đảng qua rồi
Bảy ba năm ấy cuộc đời sáng trong
 

Những vần thơ về mẹ

Bà Nguyễn Thị Hưng (1920-93).
 KÍNH VIẾNG CHỊ NGUYỄN THỊ HƯNG
NGUYÊN TỈNH UỶ VIÊN HƯNG YÊN
Trần Tuấn Doanh
Nguyên Uỷ viên thường vụ
Tỉnh uỷ Hưng Yên

Chị Hưng ơi! Đời vắng chị rồi!
Nhưng hình dáng chị giữa đời còn nguyên
Em vừa đọc “Nắng Hưng Yên”
Bao nhiêu kí ức dồn lên trên đầu
Em vừa định đến tuần sau
Sẽ ra thăm chị… tin đâu bất ngờ!
Tim đau buốt, dạ ngẩn gơ
Tiếc không được gặp trước giờ chị đi
Đau thương này biết nói chi

GHI CHÉP TỪ CÁC CHÚ TỪNG LÀM VIỆC VỚI CHA

Thăm nhà chú Bồng ở Hương Canh, 2006.

Chú luôn tự hào là lính Võ Đại tướng và em ông Bình.
 
1.       Chú Nguyn Văn Bồng: 
“Cha chaú là ngươì kết nạp chú vào Đảng khi ở trường Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946 và là người cứu chú trong cải cách. 
Ông cụ sinh ra chú tham gia lãnh đạo cướp chính quyền ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Nhưng trong cải cách gia đình bị quy là Quốc dân đảng, thế là chú bị Quân pháp tạm giam. 
Nghe Thanh tra báo cáo vụ việc này, cha cháu đã thẳng thắn nói: “Đây là lần thứ 3 tôi nói với các anh. Nếu Nguyễn Văn Bồng là đảng viên Quốc dân đảng thì Trần Tử Bình này là Quốc dân đảng từ lâu rồi!”. 
Sau đó, chú mới được thả tự do và theo con đường cha cháu đi tới tận bây giờ”.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Chuyện thêm về vụ Trần Dụ Châu


VỤ ÁN TRẦN DỤ CHÂU – CHUYỆN CÒN ÍT BIẾT

Kiều Mai Sơn

Năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu bị tử hình. Chúng ta đều đã được biết qua các bài báo của nhà báo Hồng Hà (nguyên phóng viên báo Cứu Quốc), nhà báo Lưu Vinh… Qua đó, tác giả đã cho thấy sự trừng phạt nghiêm khắc của Hồ Chủ tịch đối với tội tham nhũng.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là tình tiết về sau của vụ án. Còn diễn biến điều tra bước đầu của vụ tham nhũng này được thực hiện ra sao, thì chưa có tài liệu nào nói tới.

Vị đại tá Cục truởng Cục Quân pháp
Cụ Phạm Trịnh Cán (1912-2003)
Trước đây, trong một lần đến thăm bà Nguyễn Kim Nữ Hạnh[1], trưởng nữ của cố Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (1905-1975), bà có cung cấp một tư liệu rất thú vị. Đó là lời kể của cụ Phạm Trinh Cán (Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục từ tháng 4-1953) kể về cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, tháng 3-1990.
Nhưng trước khi về Bộ Giáo dục, cụ Phạm Trinh Cán[2] nguyên là Đại tá, Cục trưởng Cục Quân pháp nên cụ nắm rõ quá trình tham gia điều tra ban đầu vụ Trần Dụ Châu. Bà Nữ Hạnh căn dặn: “Tôi tặng em để em sử dụng trên báo chí, có thể đưa vào mục những tư liệu mới được phát hiện”.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Gia đình chú Nguyễn Khai với cha mẹ

Chú Khai, bác Mỹ xuống mộ cha ở Văn Điển, 1970.

Chú Khai là dân Hưng Yên. Không chỉ cô chú mà cả chú Địch (em trai, công tác ở TCHC) rất quý mến cha, coi cha như ông anh lớn.
Ngày cha mất, chú hay đến thăm mẹ. Đám giỗ nào của cha mà mẹ vắng nhà, chú cũng cùng chúng tôi xuống Văn Điển thắp hương cho ông anh.  
Chú là Phó ban Tổ chức TW nhưng rất giản dị. Anh Nguyễn Chiến con chú giống bố nhất, cả trong tính cách lẫn quan hệ. Anh sống chân thành, dám bảo vệ lẽ phải. Tháng 10/2009, anh em rủ nhau lên quê bác Chu Văn Tấn. Việc chung của trường Trỗi, anh rất ủng hộ tôi.
Nguyễn Thắng học cùng anh Lợi nhưng khá thân với tôi. Anh cùng tôi đi thực tập sinh ở Dreden, cùng đi quét tầu rồi cùng lắp ráp bảng điện tử điều khiển kiếm tiền.
Chú Khai mất tháng 10/1986, trước khi chúng tôi đi Đức. Nghe tin, tôi chở mẹ đến ngay nhà ở Phan Đình Phùng chia buồn với cô và gia đình.

Biệt thự 99 thân yêu

Gia đình ta đã về đây sống gần tròn 50 năm.
Chừng ấy năm, cha mẹ, cô Tâm, chú Phú, cô Hiền... bao người đã về cõi Vĩnh hằng; anh chị em ta đã trên dưới 60; các cháu đã trưởng thành, có đứa đã sinh con đẻ cái. Ông Bình, bà Hưng đã có chắt. Vậy mà mỗi lần nhìn lại hình ảnh cái ngôi nhà ấy lại cồn cào một nỗi nhớ.
Bức ảnh này chụp vào một buổi sáng chủ nhật. Đường vắng hoe. Nhà cụ Trần Độ chưa xây thành cao ốc, phía ngoài Trần Điền "can" ra làm văn phòng. Vợ chồng tay bán báo hoàn cảnh khó khăn đã xin bà cho treo dây căng báo bán. Bà bảo, ừ, nhưng nhớ giữ cổng bà sạch sẽ. Cái nhà ngoài cổng - anh Chiến mỗi lần đi công tác bên Tây, tích cóp được đã xây nên, sau để lại cho nhà Nghị - cho thuê bán quần áo trẻ con.
Phố xá vắng vẻ, ít xe cộ. Còn nay thì chật cả hè, chật cả đường... Lộn xộn quá.

Chị Lư Mỹ Niệm với gia đình

Anh Cao, chị Niệm, thầy Tuyên cùng cô Hà (vợ bác Giáp). Trung tâm báo chí Hà Nội 15/10/2005.
Năm 2001, anh Chiến cùng cánh "Quế Lâm lớn" về lại Quế Lâm. Qua anh Chiến có được email của Gs Đỗ Kiếm Tuyên. Vì quan tâm đến trường Y Trung và khu trường mới mà Gs giới thiệu với chị Niệm. Vừa email cho chị thì được trả lời. Ngay từ thư đầu, chị em như đã quen biết từ lâu. Chị kể về nơi trường Trỗi từng đóng quân và cả về 3 bạn Trỗi mất tại Quế Lâm, điều mà tôi quan tâm.
Năm 2003, Trường Dục Tài Học hiệu tổ chức kỉ niệm 50 năm thành lập. Biết tin trong đoàn khách từ Quế Lâm sang có chị, tôi cũng bay ra HN.

Buổi sáng trên sông Sài Gòn

Sáng nay trời trong xanh. Từ bên này sông Sài Gòn nhìn về trung tâm thấy lừng lững 3 tháp cao được xây dựng bởi TCty Cotecon, đơn vị của Trần Hữu Nghị đang công tác.
Bộ mặt Tp đang dần đổi thay.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Kỷ niệm 110 năm cụ Hoàng Đạo Thúy

Mời xem!

Về cụ Trần Duy Hưng

Mời vào đây!

Võ Đại tướng với đồng đội cũ (KQ)

Mời đọc!

Côn Đảo, nơi cha đã bị đày 6 năm

Mời xem!

Bác Đặng Văn Cáp và cô Bình

Mời đọc!

Chú Nguyễn Thọ Chân với gia đình

Mời đọc!

Chiến thắng Tu Vũ gắn liền với Võ bị 1

Chú Đỗ Hạp, chú Nguyễn Văn Bồng là học trò của cha. Các chú rất tự hào với chiến thắng này!

LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ TƯỞNG NIỆM TƯỚNG QUÂN TRẦN TỬ BÌNH

Bàn thơ ông tại Nhà tưởng niệm.
Sáng thứ Bảy, 5/5/2007, đúng ngày sinh thứ 100 của ông, gia đình đã cùng Đảng uỷ và chính quyền xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (quê hương ông) tổ chức trọng thể Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Trần Tử Bình - Nhà Văn hoá thôn Tiêu Thượng.
Ngay từ chiều hôm trước, cờ phướn, biểu ngữ được giăng dọc đường từ UBND xã về đến thôn Tiêu Thượng và khắp nẻo đường trong xóm. Không xa Trung tâm Văn hoá là Nhà thờ Tiêu Thượng với tháp cao vót, được xây dựng từ 1895. Ngày ông Bình sinh ra đã được làm lễ rửa tội tại đây.

Bác Vỵ, bác Bái

Họ hàng nhà ta ở Tiêu Động lên HN có bác Vỵ và bác Bái.
Bác Vỵ là họ bên ông nội. Là dân Công giáo, làm công nhân đường sắt từ thời Tây, sau theo cách mạng, bác phấn đấu vào Đảng. Nhà bác ở phố Hòa Mã, vào dịp Tết, cha hay cho anh em ta lại chơi với bác. Tính  2 bác hiền lành. Bác mất sau cha. Hôm mẹ mất 1993, anh... con trưởng của bác đến viếng và ghi vào sổ tang "Con trai trưởng của ông Vỵ kính viếng cô!".
Còn bác Bái họ bên bà nội. Nghe kể lại, ông cụ sinh ra bác là thầy dạy học cho cha. Chị Ngọc cùng học Ngoại thương với chị Hồng, sau mất vì bệnh tim. Bác còn có anh Quang là GS BS ở Học viện Quân y, sau lên đến thiếu tướng.
Dân Tiêu Động tự hào là đất "phát Thành và phát Tướng" - Thánh thì có cụ Phê-rô Nguyễn Văn Hiếu tử vì Đạo năm 1840 và được phong Thánh năm 1900; Tướng thì có ông Bình được Cụ Hồ tấn phong năm 1948. Nhờ ông Bình đi tiên phong mà làng ta có đến dăm ông tướng.
Anh Minh con út ở Bộ Giao thông, nay là chuyên viên của Văn phòng Chính phủ.
Nhà bác Bái ở trong làng Nhân Chính. Cha và mẹ cũng cho các con đến chúc Tết hàng năm. Nay anh em vẫn giữ liên hệ và gặp nhau vào những dịp trọng đại của đại gia đình. Tiếc là mất liên lạc với nhà bác Vỵ.

Bài viết chưa được đăng

Nhân 65 năm Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2011), bài này có gửi 1 số báo nhưng được trả lời "chuyện nhạy cảm", tuy "Chuyện Tướng Độ" đã được NXB Quân đội phát hành năm 2007 (5 năm sau ngày chú mất).


NHÂN KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
(19/12/1946 – 19/12/2011)

“60 ngày đêm” và vị Chính uỷ mặt trận Hà Nội
Sinh năm 1923, quê Tiền Hải, Thái Bình.
Năm 1939 - 17 tuổi hoạt động cách mạng. 18 tuổi vào Đảng, 19 tuổi - Tỉnh uỷ viên dự khuyết, 23 tuổi - Chính uỷ mặt trận Hà Nội, 27 tuổi - Chính uỷ đại đoàn 312, 32 tuổi - Chính uỷ quân khu, 35 tuổi - thiếu tướng…
Cuộc đời không chỉ gắn liền với trận mạc mà cả lĩnh vực văn hoá văn nghệ: uỷ viên sáng lập Hội Nhà văn 1957, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Truởng ban Văn hoá văn nghệ TW, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá giáo dục Quốc hội…

Gia đình cụ Lê Quảng Ba cũng là người thân cha mẹ


KỈ NIỆM 70 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MÌNH VỀ NƯỚC (28/1/1941 – 28/1/2011)

THIẾU TƯỚNG LÊ QUẢNG BA – NGƯỜI BẢO VỆ LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ PÁC BÓ

Kiều Mai Sơn

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Thông tin tham khảo

Vụ này liên quan đến không ít người thân của gia đình. Xin lưu làm tư liệu tham khảo.

Chuyện rõ hơn về cô Hiền (KC)

Cô Hiền là một trong nhửng cơ sở cách mạng của Ban lãnh đạo hải ngoại cũa  Đảng ta tại Tp Côn Minh từ 1939. Ban lãnh đạo hải ngoại gồm các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Cao Hồng Lãnh...  lãnh đạo hệ thống tổ chức Đảng trên tuyến đường sắt Hà Nội-Côn Minh, các cơ sở Việt kiều tại Thái Lan, Lào. 
Năm 1940, Bác Hồ từ Quế Lâm đến Côn Minh bắt được liên lạc với Ban lãnh đạo hải ngoại. Cùng năm, Thường vụ TW cử bác Bùi Đức Minh (bố chị Các, anh Thắng) đưa hai nhà trí thức của Đảng là Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp  bí mật vượt biên giới sang Côn Minh gặp Bác. Vì vậy cô Hiền có các quan hệ thân tình với gia đình bác Minh, bác Vũ Anh, Trương Thị Mỹ.  Sau Cách mạng tháng 8-1945, cô tham gia hoạt động Việt kiều tại Vân Nam. 

Cô Hiền trong kí ức của tôi (KQ)

Cô là cơ sở của bác Vũ Anh từ ngày ở Trung Quốc. Vì thế mà nhà bác Trương Thị Mỹ, bác Vũ Anh, bác Minh (Công an) và nhà ta rất quý cô. Cũng như cô Tâm, cô Hiền coi cha mẹ như anh chị, có điều gì cũng chia sẻ. Anh em ta đều quý mến và thương cô vì cô không có con.
Ngày cha mất, cô có mặt sớm ở Việt - Xô, chia sẻ cùng mẹ. Mỗi lần lên nhà 99 chơi, cô đều mang nải chuối, chùm vải biếu mẹ rồi ở lại ăn bữa cơm chiều. Cô và cô Tâm cứ rủ rỉ trò chuyện với nhau.
Hôm cô đi, chú Đức cho người lên nhà báo. Mấy anh em đã đến viếng và đưa cô xuống tận Văn Điển nhưng không phải Khu A. Cầm những nắm đất cuối cùng ném xuống huyệt cho cô, nhìn chiều xuống trên cánh đồng hoang lạnh mà thương cô.
Kiến Quốc cùng anh Lũy, lái xe cho chú Trần Độ, còn xuống dưới Minh Khai dự 49 ngày cô. Không hiểu sau này mộ cô có bị chuyển lên trên nghĩa trang Bất Bạt? Có thời gian phải cố tìm tới thắp hương cho cô.